Sau bài lạm dụng kháng sinh trong TĂCN: Thủ tướng giao Bộ NNPTNT xử lý
Sau khi báo Dân Việt có bài Chống lạm dụng kháng sinh trong TĂCN, phải… “bịt nhiều cửa” (đăng ngày 16/8), phản ánh việc quản lý, giám sát các loại chất bổ sung trên thị trường thức ăn chăn nuôi còn lỏng lẻo, khó kiểm soát, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có văn bản giao Bộ NN&PTNT vào cuộc, chủ động xử lý thông tin trên.
Cụ thể, ngày 24/8/2018, Văn phòng Chính phủ có văn bản số 8032/VPCP-NN truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc về nội dung bài báo Chống lạm dụng kháng sinh trong TĂCN, phải… “bịt nhiều cửa” đăng trên Báo điện tử Dân Việt.
Công văn của Văn phòng Chính phủ truyền đạt ý kiến của Thủ tướng Chính phủ sau bài báo đăng trên Dân Việt.
Theo đó, công văn nêu rõ: Về thông tin “Chống lạm dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi” trên báo Dân Việt ngày 16/8/2018 có nêu: “Hiện nay việc quản lý, giám sát các loại chất bổ sung trên thị trường rất lỏng lẻo, bị bỏ ngỏ, các loại thuốc thú y, chất bổ sung đưa vào TĂCN vẫn khó kiểm soát”, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Bộ NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu thông tin nêu trên và chủ động xử lý trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trước đó, theo một khảo sát của đơn vị nghiên cứu lâm sàng Đại học Oxford Việt Nam thực hiện tại tỉnh Đồng Tháp về phòng chống kháng thuốc cho thấy, tình trạng người chăn nuôi quá lạm dụng kháng sinh đã đến mức báo động.
Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã khảo sát trên 200 trại chăn nuôi gà thịt tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, kết quả cho thấy, trung bình một con gà thịt dùng tới 470mg kháng sinh, cao gấp 5 – 7 lần so với gà thịt nuôi tại châu Âu. Trong đó, hơn 85% kháng sinh được sử dụng với mục đích phòng bệnh và 95% sử dụng qua đường uống. Điều đáng nói là, có đến 25% trong tổng số kháng sinh dùng trong chăn nuôi gia cầm được trộn sẵn vào thức ăn.
Video đang HOT
Cũng theo một nghiên cứu của Tổ chức Nông Lương Liên Hợp quốc (FAO), việc sử dụng kháng sinh ở gia cầm và trang trại heo sẽ tăng lên hơn 120% ở châu Á vào năm 2030. “Điều đáng ngại là kháng sinh còn được sử dụng trong việc thúc tăng cân nhanh hơn. Hơn nữa, các trang trại chăn nuôi thay vì sử dụng kháng sinh để điều trị bệnh cho vật nuôi nhưng lại thường được sử dụng phòng bệnh” – đại diện FAO cho hay.Ảnh minh họa: I.T
Theo ông Nguyễn Văn Chữ – Giám đốc Công ty TNHH Nam Thành ( Thường Tín, Hà Nội), một doanh nghiệp có trên 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chế biến TĂCN, hiện nay, thức ăn chỉ là một con đường để người ta đưa kháng sinh vào vật nuôi. Ngoài cám, còn có thuốc thú y, chất bổ sung, thực phẩm chức năng…
Cũng theo ông Chữ, hiện nay, việc quản lý, giám sát các loại chất bổ sung trên thị trường rất lỏng lẻo, nếu không muốn nói là bị bỏ ngỏ. “Hiện, nhiều doanh nghiệp đã nói không với việc đưa kháng sinh vào TĂCN hoặc hạn chế đến mức thấp nhất việc sử dụng kháng sinh. Nhưng, vẫn còn các loại thuốc thú y, chất bổ sung thì vẫn khó kiểm soát” – ông Chữ nói.
“Muốn hạn chế tiến tới đẩy lùi việc lạm dụng kháng sinh trong chăn nuôi, cần phải bịt nhiều cửa” – ông Chữ nói.
Trước đó, Bộ NN&PTNT đã khởi động kế hoạch hành động quốc gia về quản lý, sử dụng kháng sinh và phòng chống kháng thuốc kháng sinh trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản 2017 -2020. Theo lộ trình, Việt Nam sẽ chỉ cho phép sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi hết năm 2017 và từ năm 2018, cấm sử dụng TĂCN có pha trộn kháng sinh cho mục đích sinh trưởng mà chỉ cho phép sử dụng trong phòng và chữa bệnh.
Theo Danviet
Đình chỉ hoạt động 6 doanh nghiệp gây ô nhiễm tại làng nghề Thái Phương
UBND tỉnh Thái Bình vừa ra quyết định đình chỉ hoạt của 6 doanh nghiệp hoạt động nấu, giặt, tẩy, nhuộm tại Cụm công nghiệp Thái Phương, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, Thái Bình, vì gây ô nhiễm môi trường.
Sáu doanh nghiệp vi phạm là: Công ty TNHH Tuấn Lộc, Công ty TNHH CBA, Công ty TNHH Phương Tiến, Công ty TNHH Nam Thành, Công ty TNHH Minh Tâm và Công ty TNHH Thành Bắc.
Công ty TNHH Phương Tiến
Theo kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng: hoạt động nấu, giặt tẩy, nhuộm phát sinh nước thải của 6 doanh nghiệp trên có hàm lượng chất rắn lửng, ôxy hóa, sulfua vượt quá tiêu chuẩn Việt Nam cho phép từ 3 đến 10 lần, nồng độ ô nhiễm quá cao, gây bức xúc cho người dân.
Trước đó, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thái Bình chủ trì, phối hợp với Sở Công thương, Sở Tư pháp, Công an tỉnh, UBND huyện Hưng Hà... đã tổ chức niêm phong, xử lý vi phạm với các doanh nghiệp này. Tuy nhiên, ngày 5/7/2018, qua kiểm tra, cơ quan chức năng phát hiện 4 cơ sở này tự ý tháo gỡ niêm phong, hoạt động nấu, giặt tẩy, nhuộm khi không được các cơ quan có thẩm quyền cho phép .
Cơ quan chức năng kiểm tra tại các doanh nghiệp gây ô nhiễm ở Cụm công nghiệp Thái Phương
Với những vi phạm trên, 4 doanh nghiệp bị xử phạt vi phạm hành chính số tiền hơn 300 triệu đồng do lỗi tự ý tháo dỡ niêm phong để tiếp tục hoạt động sản xuất khi chưa được sự cho phép của tỉnh Thái Bình; 2 doanh nghiệp bị xử phạt tổng số tiền hơn 700 triệu đồng do lỗi triển khai sản xuất nhưng chưa có báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND tỉnh phê duyệt.
Ông Nguyễn Thanh Tuyền, Chủ tịch UBND huyện Hưng Hà, cho biết, các doanh nghiệp nêu trên tự ý nấu, giặt, tẩy, nhuộm trái phép từ nhiều năm nay khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Hoạt động này là vi phạm pháp luật, gây ra hệ lụy lớn đối với môi trường trong khu vực, nhân dân bất bình và liên tục yêu cầu các cấp chính quyền phải xử lý nghiêm.
Niêm phong cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường
Do đó, ngày 20/7/2018, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 6 doanh nghiệp và đình chỉ hoạt động nấu, giặt tẩy, nhuộm phát sinh nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Từ năm 2013, tỉnh Thái Bình đã có quyết định buộc di dời, thậm chí ngừng cung cấp điện, nước, xử phạt vi phạm hành chính nhưng đến nay các tổ chức, cá nhân nhất quyết không chấp hành, vẫn tiến hành hoạt động sản xuất bình thường.
Đức Văn
Theo Dantri
Gia đình 35 năm khắc khuôn bánh Trung thu ở Hà Nội Theo nghiệp gia truyền, ông Bản 35 năm nay vẫn làm khuôn bánh Trung thu dù thị trường đang thu hẹp dần. Gia đình ông Trần Văn Bản (53 tuổi) ở xã Tiền Phong (Thường Tín, Hà Nội) 35 năm nay theo nghề làm khuôn bánh trung thu bằng gỗ. Công việc bắt đầu từ tháng 3 đến hết tháng 8 (âm lịch)...