Sau 5 năm, số hộ nông dân thu tiền tỷ tăng gấp 5 lần
Năm năm qua (2012-2016), Hội ND các cấp tỉnh Đăk Lăk đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững.
Từ phong trào đã có nhiều tấm gương nông dân sản xuất hiệu quả, trở thành những hộ SXKD giỏi. Phong trào cũng góp phần tạo nên các vùng sản xuất chuyên canh với quy mô lớn, thúc đẩy việc hình thành các loại hình hợp tác sản xuất, trang trại, gia trại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình trồng tiêu hiệu quả của nông dân xã Ea Tóh, huyện Krông Năng. Ảnh: Duy Tiến
Gia đình ông Y Biêng Niê ở buôn Kniêr, xã Tân Tiến (Krông Păk) là một trong những điển hình về SXKD giỏi. Năm 2011, nhận thấy người dân gặp khó khăn khi tìm nhân công, chi phí lại cao… trong việc thu hoạch lúa, ông Niê đã mạnh dạn đầu tư mua 2 máy gặt đập liên hợp về làm dịch vụ thu hoạch lúa cho bà con trong xã. Theo thời gian, thấy đây là mô hình mang lại hiệu quả cao, nhu cầu của người dân còn lớn nên gia đình ông cải tạo 2 máy gặt trước đó thành máy chuyên chở lúa và tiếp tục đầu tư mua thêm 6 chiếc máy gặt đập liên hợp về làm dịch vụ thu hoạch lúa cho nông dân. Đến nay, với 2ha lúa nước, 1ha cà phê xen tiêu, cộng với dịch vụ thu hoạch lúa, mỗi năm gia đình ông Niê thu nhập khoảng 1,5 tỷ đồng. Ngoài ra, ông còn tạo việc làm cho khoảng 50 lao động thời vụ; giúp đỡ 3 hội viên, nông dân trong buôn với số tiền 30 triệu đồng không tính lãi để nuôi bò sinh sản…
Các cấp Hội ND tỉnh Đăk Lăk đã tích cực phối hợp Ngân hàng CSXH, Ngân hàng NNPTNT ủy thác, tín chấp cho nông dân vay vốn phát triển sản xuất; tăng cường các hoạt động dịch vụ, hỗ trợ, tư vấn và tập huấn kỹ thuật, dạy nghề cho nông dân.
Video đang HOT
Thông qua phong trào nông dân SXKD giỏi, các cấp Hội trong tỉnh đã trực tiếp và phối hợp tuyên truyền, hướng dẫn xây dựng được 160 mô hình kinh tế tập thể ở nông thôn, trong đó có 18 hợp tác xã, 142 tổ hợp tác về nông nghiệp. Báo cáo của Hội ND tỉnh cho biết, trong 5 năm qua, bình quân mỗi năm toàn tỉnh có hơn 78.000 hộ đạt danh hiệu nông dân SXKD giỏi các cấp. Nhiều hộ có quy mô sản xuất lớn, số hộ có mức thu nhập đạt từ 200-900 triệu đồng/năm tăng gấp 2,9 lần; số hộ có mức thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm tăng gần 5 lần so với giai đoạn 2007-2012.
Theo Danviet
Nông dân làm ăn hiệu quả, nợ quá hạn giảm được hơn 410 tỷ đồng
Đó là 1 trong những kết quả nổi bật trong 5 năm Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ.
Người dân xã Hỏa Lựu (TP.Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) vay tiền từ Ngân hàng CSXH tại điểm giao dịch xã.
Con số nêu trên được lãnh đạo Ngân hàng CSXH báo cáo sáng nay, 28.6 tại TP.Cần Thơ trong khuôn khổ hội nghị tổng kết 5 năm (2012-2016) thực hiện Đề án củng cố, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng chính sách tại khu vực Tây Nam bộ.
Hội nghị do Ngân hàng CSXH phối hợp với Ban chỉ đạo Tây Nam bộ tổ chức. Đến dự và chỉ đạo hội nghị có Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ Vương Đình Huệ. Đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành T.Ư, đại diện lãnh đạo UBND 13 tỉnh, thành phố vùng Tây Nam bộ dự hội nghị.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ-Trưởng Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Báo cáo của Ngân hàng CSXH do ông Dương Quyết Thắng, Tổng Giám đốc ngân hàng này nêu rõ, nguồn vốn tín dụng chính sách đã giúp cho trên 2,3 triệu lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách trong khu vực Tây Nam bộ có điều kiện phát triển sản xuất, kinh doanh; góp phần giúp gần 386.000 hộ vay vượt qua ngưỡng nghèo. Đề án đã giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo (theo chuẩn giai đoạn 2012 - 2016) tại khu vực Tây Nam bộ từ 10% năm 2012 xuống còn 8,46% năm 2016 (theo tiêu chí nghèo đa chiều).
Cũng theo Dương Quyết Thắng, công tác thu hồi nợ đến hạn, nợ quá hạn để tạo lập nguồn vốn cho vay quay vòng luôn được chú trọng thực hiện. Giai đoạn 2012 - 2016 doanh số cho vay đạt 33.393 tỷ đồng, doanh số thu nợ đạt 22.225 tỷ đồng. "Điểm nổi bật trong giai đoạn 2012 - 2016 là hiệu quả việc tham mưu tổ chức thực hiện Chỉ thị 40-CT/TW của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội góp phần thay đổi sâu sắc nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong khu vực về tín dụng chính sách, về hoạt động của Ngân hang CSXH...
Phát biểu tại hội nghị, Ủy viên T.Ư Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn đánh giá cao những đóng góp của Đề án trong công tác giảm nghèo của vùng. "Thời gian qua, cả hệ thống chính trị đã tham gia thực hiện tín dụng chính sách hết sức quyết liệt, tạo ra hiệu ứng tốt, từ đó không chỉ giúp giảm nghèo mà quan trọng là làm thay đổi tư duy, ý thức của đối tượng được thụ hưởng. Bây giờ phần lớn hộ nghèo, trong đó có nông dân nghèo đã sử dụng hiệu quả đồng vốn và chí thú làm ăn....".
Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lại Xuân Môn phát biểu tại hội nghị.
Chủ tịch Lại Xuân Môn đề nghị Chính phủ quan tâm, tạo điều kiện hơn nữa chính sách tín dụng ưu đãi cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn; có biện pháp khoanh nợ, xử lý rủi ro trong sản xuất cho người dân để họ tiếp tục được vay; điều chỉnh mức cho vay chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường từ 6 triệu đồng lên khoảng 15 triệu đồng...
Ghi nhận những thành tựu từ việc triển khai Đề án tại khu vực Tây Nam Bộ, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhìn nhận kết quả thực hiện Đề án đã "đảo chiều ngoạn mục" chất lượng tín dụng chính sách so với năm 2011.
Tuy nhiên, Phó Thủ tướng lưu ý tới vùng Tây Nam bộ cần phải nỗ lực thực hiện tín dụng chính sách cho người nghèo hơn nữa khi mà tổng dư nợ của Ngân hàng CSXH là 157.000 tỷ đồng, nhưng riêng Tây Nam Bộ chỉ đạt 28.000 tỷ đồng; cả nước đã có 30 triệu lượt hộ tiếp cận tín dụng chính sách nhưng vùng Tây Nam Bộ chỉ có được 2,4 triệu lượt hộ tiếp cận-những con số rất khiêm tốn.
Ông Vương Đình Huệ cũng chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng CSXH phối hợp với các Hội đoàn thể tăng cường tuyên truyền về ý nghĩa tín dụng chính sách; nâng cao chất lượng hoạt động ủy thác; UBND các tỉnh, thành phố trong khu vực Tây Nam bộ cần tăng cường bố trí ngân sách ủy thác sang Ngân hàng CSXH để cho vay hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách khác...
Theo Danviet
Nông dân giỏi với bí quyết "bắt" vải thiều "đẻ" trên thân Ông Trần Văn Hành, xã Giáp Sơn, huyện Lục Ngạn (Bắc Giang) đã nghiên cứu ra giải pháp cho vải thiều ra hoa, đậu quả trên thân... Những năm qua, Hội ND các cấp trong tỉnh Bắc Giang đã triển khai hiệu quả phong trào "Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo...