Sau 5 năm làm kế toán, cô gái ở Hà Nội phát hiện ra những “chi phí ẩn” trong cuộc sống thật đáng sợ!
“Từ kinh nghiệm thực tế của chính mình, tôi muốn nói với các bạn rằng, những khoản chi phí ẩn này tuy nhỏ nhưng có khả năng hao mòn số tiền trong ví của bạn cực nhanh”, Diệp Chi (32 tuổi, ở Hà Nội) chia sẻ.
Suy cho cùng, bạn có đủ tự tin để có tiền, nhưng tiết kiệm ít tiền không phải là một việc dễ dàng. Bạn đã bao giờ phát hiện ra rằng dù kiếm được bao nhiêu tiền cũng không thể tiết kiệm được và có bao nhiêu lần tự hỏi bản thân, tại sao thu nhập hàng tháng không ít nhưng số dư còn lại trong tài khoản chẳng đáng là bao? Và có bao nhiêu lần tự hỏi không biết ông bà, bố mẹ đã làm cách nào để có thể tiết kiệm?
Đó là vì môi trường sống của chúng ta đã thay đổi, tiêu chuẩn vật chất được cải thiện và có rất nhiều “chi phí tiềm ẩn” xung quanh chúng ta mà bạn không thể chạm tới hay nhìn thấy.
Nếu bạn muốn tiết kiệm ít tiền, Diệp Chi (Kế toán trưởng cho một công ty xuất nhập khẩu ở Hà Nội) khuyên bạn nên học cách ghi sổ tài khoản. Đây chính là bước đầu tiên cho hành trình tiết kiệm của bạn.
Tôi đã thực hiện được 5 năm và tôi có thể nói với bạn từ kinh nghiệm của mình rằng những khoản chi tiêu tiềm ẩn trong cuộc sống có thể để lại “tàn dư” rất khủng khiếp và tiếp tục tiêu hao ví của bạn. Điều đáng sợ hơn nữa là nhiều người vẫn còn mù mờ, chưa hiểu biết”, Diệp Chi nói.
01. “Bẫy” trà sữa
Chẳng cần dạo một vòng quanh phố, chỉ cần lướt điện thoại và nhìn vào những quán trà sữa phủ đầy trên mọi nền tảng, bạn sẽ biết ngày nay người ta yêu thích uống trà sữa đến mức nào. Quả thực, thức uống này có thể mang lại cho chúng ta những giá trị tinh thần.
02. Tính năng tự động gia hạn trên điện thoại
Hãy nhớ kiểm tra xem bạn đã bật chức năng gia hạn tự động hay chưa. Đôi khi, bạn vô tình mua tư cách thành viên ứng dụng chỉ với vài chục nghìn đồng và không chú ý nhiều đến nó. Nhưng đến một lúc nào đó, bạn rất có thể sẽ ngạc nhiên vì sao hóa đơn điện thoại của mình lại cao như vậy.
03. Cước phí sử dụng điện thoại
Bây giờ đã có cuộc gọi video, rất ít người sử dụng thẻ điện thoại di động để gọi điện. Các gói trước đây cũng rất đắt và không cần thiết chút nào. Chưa kể, khi sử dụng vượt quá giới hạn dữ liệu khi đi ra ngoài, bạn sẽ tiếp tục phải đăng kí và đương nhiên, những lần đăng kí sau luôn hết nhanh hơn so với lần đầu tiên.
“Sau một năm, tôi đã chi gần 4 triệu đồng để chi trả cho gói cước sử dụng điện thoại. Tôi không biết điều đó nhưng sau đó tôi đã bị sốc. Sau đó, tôi liền ngưng sử dụng để tiết kiệm thêm 1 khoản cho bản thân”, Diệp Chi bày tỏ.
04. Chi phí sinh hoạt tăng cao
Bạn có nhận thấy cuộc sống của chúng ta đang thay đổi không? Bạn cho rằng đây là sự cải thiện về chất lượng nhưng thực chất đó là chi phí sinh hoạt đang âm thầm tăng lên. Ví dụ, trước đây chúng ta chỉ dùng bột giặt để giặt quần áo. Nhưng hiện nay trên thị trường có đủ các loại bột giặt, hạt gel giặt, hạt thơm, nước giặt đồ lót, nước giặt cổ áo, nước xả vải chỉ để giặt quần áo…
Muốn giặt sạch một bộ quần áo, bạn phải liên tục đầu tư vào rất nhiều sản phẩm. Đây chẳng phải là chi phí sinh hoạt ngày càng tăng sao?
Video đang HOT
“Trước đây mình dùng xà phòng để tắm nhưng bây giờ mình dùng sữa tắm. Không những tốn kém mà còn phải dùng cọ tắm. Nhìn có vẻ tinh tế hơn nhưng thực chất chỉ là một loại chi phí sinh hoạt“, Diệp Chi nói thêm.
“Dưới sự tác động của môi trường chung, tôi nhận thấy nhiều bạn trẻ đã bắt đầu tích cực tiết kiệm ít tiền. Họ từng tiêu tiền một cách lãng phí nhưng giờ đây họ đã biết tiết kiệm.
Điều này không có nghĩa là những khoản chi tôi kể bên trên không nên chi tiêu, nhưng nếu muốn tiết kiệm thì bạn cần chi làm sao cho hợp lý. Hãy nhớ không tiêu dùng quá mức, duy trì nhu cầu sinh hoạt ở trạng thái cơ bản là đã để bạn có thể sống vui, sống khoẻ, sống có ích rồi”, Chi nhấn mạnh.
Chi phí của mẹ 2 con ở Hà Nội khiến chị em bàn luận rôm rả: Tiêu 90 triệu/tháng mà vẫn phải ở nhà thuê?
Nhiều người đặt ra thắc mắc sau khi xem bảng chi tiêu của bà mẹ 2 con này.
Cách đây chưa lâu, một bà mẹ 2 con ở Hà Nội đã chia sẻ trên trang TikTok cá nhân của mình các khoản chi của gia đình 4 người (2 vợ chồng, 2 con) trong một tháng. Sau khi liệt kê các khoản chi, bà mẹ này đặt ra câu hỏi: "Bạn nào coi giúp mình với, coi thử xem mình cắt giảm được khoản nào không?".
Ảnh chụp màn hình
Theo chia sẻ của bà mẹ này, tổng chi một tháng của gia đình cô lên tới 90 triệu. Cụ thể các khoản chi như sau:
1. Chi phí cố định: 48 triệu
- Thuê nhà (chung cư 3 phòng ngủ): 15 triệu.
- Phí quản lý, điện nước, gửi xe, wifi: 5 triệu.
- Tiền ăn: 20 triệu.
- Tiền xăng, bảo dưỡng xe: 8 triệu.
2. Tiền học cho 2 con: 29 triệu
- Tiền học ở trường: 95 triệu/9 tháng/bé, tương đương 11 triệu/tháng/bé.
- Tiền học thêm (tiếng Anh, đàn piano): 3,5 triệu/bé/tháng.
3. Chi phí phát sinh: 13 triệu
- Mua quần áo, đi chơi cuối tuần: 8 triệu.
- Quà cáp, hiếu hỷ: 5 triệu.
Ảnh chụp màn hình
Cộng đồng mạng rôm rả tranh cãi: Người bình thường hóa việc đi thuê nhà khi thu nhập cao, người phản đối?
Có thể thấy trong phần chia sẻ của bà mẹ này, tổng thu nhập của gia đình là thứ không được nhắc tới. Tuy nhiên với mức chi tiêu 90 triệu/tháng, nhiều người cho rằng nguồn tiền của gia đình cũng phải ở mức vài trăm triệu/tháng.
Bố mẹ có khả năng kiếm ít tiền, lại có 2 con đang tuổi ăn tuổi học, tổng chi lên tới 90 triệu/tháng có lẽ cũng không phải điều gì khó hiểu hay cần tranh cãi. Vấn đề duy nhất khiến CĐM rôm rả tranh luận chính là: Có khả năng chi tiêu chừng đó, tại sao không mua nhà mà lại phải dành 15 triệu đi thuê nhà? Tiền thuê này chẳng phải cũng tương đương tiền trả ngân hàng nếu đi vay để mua nhà rồi hay sao?
Thắc mắc chung của phần lớn mọi người sau khi xem bảng chi tiêu hàng tháng của bà mẹ 2 con này
Cũng có người cho rằng họ ở nhà thuê không phải vì không có tiền mua nhà hay không có nhà
Khi trả lời 1 bình luận, bà mẹ 2 con này cho biết gia đình cô cũng đang có ý định mua nhà
Muôn vàn phỏng đoán quanh việc "chi tiêu 90 triệu/tháng vẫn phải đi thuê nhà"
Khoản tiền ăn cũng gây tranh cãi, 20 triệu/tháng/4 người là hợp lý hay hơi nhiều?
8 triệu tiền xăng và bảo dưỡng xe cũng là khoản chi khiến không ít người thắc mắc
Gia đình đông người sống ở thành phố lớn, muốn cắt giảm chi tiêu phải làm thế nào?
Quá tập trung vào tranh luận câu chuyện chi phí thuê nhà và tiền mua nhà, dường như mọi người đã bỏ qua thắc mắc mà bà mẹ 2 con này đặt ra ban đầu: Có khoản nào có thể cắt giảm được hay không?
Với những gia đình đang sống ở thành phố lớn, có con đang tuổi ăn tuổi học, việc cân đối chi tiêu với thu nhập vẫn luôn là bài toán gây nhức đầu. Để cắt giảm chi tiêu hiệu quả, đương nhiên mỗi gia đình sẽ phải tự tìm cách để áp dụng cho mình, không có một công thức chung nào đúng với tất cả.
Dẫu vậy, bạn vẫn có thể cân nhắc những gợi ý dưới đây.
1 - Nhờ bố mẹ, người thân mua thực phẩm ở quê và gửi lên thành phố
Thịt, trứng, hải sản nếu mua ở quê đều sẽ rẻ hơn mua ở thành phố. Đây là điều chắc chắn. Nếu bạn không tin, hãy nhìn vào bảng liệt kê chi tiêu dưới đây của vợ chồng Hồng Thanh (sinh năm 1997). Đang sinh sống ở TP.HCM nhưng tiền ăn cả tháng của 3 người chỉ gói gọn trong 1,5 triệu đồng.
Các khoản chi tiêu của vợ chồng Hồng Thanh trong 1 tháng, tiền ăn chỉ hết 1,5 triệu đồng
Đương nhiên tiền ăn còn phụ thuộc vào sức ăn của mỗi người. Bản thân Hồng Thanh cũng thừa nhận vợ chồng cô ăn không nhiều, nhưng bên cạnh đó, tiền ăn cả tháng chỉ hết 1,5 triệu đồng vì cô nhờ bố mẹ chồng mua đồ ở quê và gửi lên thành phố.
"Mẹ chồng mình có quen nhiều mối bán thịt ở quê nên mua được với giá rẻ lắm, mà thịt đều tươi ngon. Thịt heo khoảng 85k/kg; thịt bò 150-200k/kg, mẹ hay mua của hàng xóm tự thịt; gà 70k/kg mà là gà thả vườn luôn nha; còn cá thì khoảng 30-60k/kg tùy loại.
Một tháng mẹ sẽ gửi thịt cá cho vợ chồng mình 2 lần, đủ để vợ chồng mình ăn cả tháng. Còn rau củ quả thì mình hay mua ở siêu thị, hay được giảm giá 30-50% nên tổng tiền ăn của hai đứa chỉ khoảng 1,5 triệu/tháng thôi" - Hồng Thanh từng chia sẻ.
2 - Tính định lượng cụ thể cho từng bữa ăn
Việc này có thể hơi tốn thời gian và công sức trong 1-2 tuần đầu, nhưng đổi lại, nó giúp bạn không mua quá nhiều thực phẩm, từ đó không bỏ phí đồ ăn.
Ví dụ: Mỗi bữa, mình cần ăn 200gr thịt, 300gr rau. Một ngày 2 bữa (bữa trưa và bữa tối) như vậy, số lượng thịt và rau cần mua cho cả tuần lần lượt là 2,8kg và 4,2kg.
Sau khi mua đúng mức định lượng đã tính toán, bạn chỉ cần sơ chế và chia nhỏ thịt thà, rau củ theo nhu cầu ăn của từng bữa rồi cấp đông. Đến khi cần nấu thì lấy đúng khẩu phần của 1 bữa ra rã đông và chế biến. Bữa ăn vừa đủ chất, vừa đủ lượng. Không thừa, không gây lãng phí và cũng không tốn kém.
3 - Mùa nào, thức nấy
Nếu bạn chưa biết: "Mùa nào, thức nấy" là một trong những bí quyết tiết kiệm của người Nhật Bản. Việc này hàm ý khuyên bạn không nên ăn rau củ, trái cây trái mùa hay nói rộng hơn là thực phẩm nhập ngoại. Một phần vì chúng đắt hơn hẳn sản phẩm nội địa, một phần vì để rau củ, trái cây trái mùa có thể không an toàn vì quá trình nuôi trồng có thể phải sử dụng hóa chất.
Việt Nam vốn là "thiên đường nhiệt đới". Hè có vải, nhãn, bơ, mít, sầu riêng,... Đông có hồng, lựu, cam Cao Phong,... Chuối, bưởi, ổi, lê, dưa hấu,... thì quanh năm đều có. Nếu kinh tế chưa dư dả, cứ mùa nào thức nấy cũng có khối lựa chọn để đa dạng hóa trải nghiệm ăn uống, đâu cứ phải kiwi, nho Mỹ,... mới được, đúng không?
5 cách tiết kiệm tiền tỷ của phụ nữ 40 tuổi: Toàn những phương pháp rất quen thuộc nhưng không phải ai cũng làm được Bạn có thấy việc quản lý tiền khó khăn không? Đặc biệt khi bước sang tuổi 40, áp lực cuộc sống và chi tiêu gia tăng thường khiến con người cảm thấy căng thẳng về tài chính. *Bài viết được chia sẻ bởi XiaoYun, 40 tuổi Trước hết, đối với một phụ nữ 40 tuổi, tầm quan trọng của việc tiết kiệm ít...