Sau 4 năm ly hôn gặp lại, mẹ chồng cũ đề nghị: “Hôm nào đưa con tới chơi, tôi cho phép đấy”
Câu nói kia, chị chỉ nói ra hiện thực chứ chẳng có ý mỉa mai, mát mẻ gì bà. Nhưng nó lại thành công khiến bà tái nhợt mặt mũi.
Chị Ngọc Ngà (42 tuổi) đã ly hôn 4 năm. Thời điểm chồng chị đưa cho vợ lá đơn ly hôn, con gái của 2 người mới tròn 1 tuổi. Thật ra chồng chị và nhà chồng chỉ chờ đến lúc đó để họ được chủ động ly hôn.
“ Mẹ chồng không ưa mình ngay từ những ngày đầu. Nhưng vì chồng cũ kiên quyết muốn lấy mình nên bà đành chịu. Cuộc sống chung không đơn giản như mình nghĩ, đó là chỉ cần cố gắng đối xử tốt với người ta thì người ta cũng thương lại mình. Chồng mới đầu còn thông cảm cho vợ, dần dà anh ta vào hùa với mẹ trách móc, lên án mình. Anh ta cho rằng mình kém cỏi không khiến mẹ chồng hài lòng, mình làm chưa tốt, chưa đủ cố gắng…”, chị Ngà kể về cuộc hôn nhân cũ.
Ảnh minh họa
Rồi chồng chị có người khác đúng thời điểm chị mang bầu sắp sinh, khi ấy cuộc hôn nhân của chị mới đi được 1 năm rưỡi. Chị bụng to vượt mặt, sau đó lại ở cữ rồi chăm con mọn, trong khi chồng mặc sức vui vẻ bên bồ, mẹ chồng còn ủng hộ con trai “thay vợ” nhiệt liệt.
Chị lúc ấy chỉ biết cắn răng nhẫn nhịn tất cả để đợi con cứng cáp hơn. Khi con gái chị tròn 1 tuổi, chồng chị vứt vào mặt vợ tờ đơn ly hôn lạnh lẽo. Chị Ngà bảo, lúc ấy chị cũng chán ngấy anh ta rồi, 2 người đường ai nấy đi một cách nhanh chóng, gọn nhẹ. Con gái chị nhận nuôi, anh ta nói chu cấp nhưng nào thấy đồng xu lẻ nào từ anh ta gửi cho chị đâu!
Chị Ngọc Ngà tâm sự, chị một mình nuôi con, chồng cũ thế nào chị chẳng muốn quan tâm. Nhưng mới đây chị bất chợt gặp lại mẹ chồng cũ, chị mới sực nhớ ra thế mà bản thân đã ly hôn được 4 năm. Chị đang phân vân không biết có nên chào bà một câu hay không thì bà đã gọi chị lại.
Sau khi hỏi han vu vơ vài câu, bà thở dài nói với chị thế này: “Hôm nào đưa con về chơi, giờ tôi cho phép đấy!”. Chị Ngà nghe giọng điệu đầy vẻ bố thí đó của mẹ chồng cũ vẫn chẳng lấy làm khó chịu. Thực ra chị đã quên sạch những con người đó nên sẽ chẳng bận tâm họ nghĩ hay làm gì.
Chị mỉm cười trả lời: “Cháu nó có biết bác là ai đâu, con gái cháu lại sợ người lạ”. Nói xong chị cũng học mẹ chồng cũ thở dài một cái. Con gái chị nào biết bố nó là ai, chưa nói đến bà nội. Khi chị bế con ra khỏi căn nhà đó, con bé mới được 1 tuổi. 4 năm qua nhà chồng và chồng cũ có bao giờ ngó ngàng đến bé, nó chẳng biết ai với ai là điều bình thường.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
Cảm thấy chẳng còn chuyện gì để nói nên chị Ngà tạm biệt mẹ chồng cũ ra về. Câu nói kia, chị chỉ nói ra hiện thực chứ chẳng có ý mỉa mai, mát mẻ gì bà. Nhưng nó lại thành công khiến bà tái nhợt mặt mũi. Dẫu bà có ghét bỏ mẹ con chị đi chăng nữa thì việc máu mủ của bà lại chẳng biết bà là ai, càng không thèm về nhận họ nội vẫn khiến bà phẫn nộ xen lẫn hoảng loạn và mất mát.
Chị Ngọc Ngà kể, sau hôm gặp lại mẹ chồng cũ, chị có hỏi thăm tình hình thì được biết họ sống chẳng hạnh phúc gì. Cô vợ mới kia ghê gớm hơn chị, thì rõ ràng, không ghê gớm sao dám ngang nhiên làm kẻ thứ ba. Mẹ chồng cũ của chị mới đầu khá ưng ý cô ta nhưng về sống chung mới nảy sinh lắm chuyện. Cảnh tượng mẹ chồng – nàng dâu mâu thuẫn lặp lại, có điều cô ta làm sao nhẫn nhịn được như chị.
Chồng cũ chị vẫn thế, lại quay ra trách móc vợ, thế là vợ chồng cãi nhau, không khí trong nhà căng như dây đàn. Anh ta chán chường, nghe nói vừa “tậu” một ả bồ nhí bên ngoài. Chị Ngà biết đến đó thì cười nhạt, đúng là bản tính khó dời, dù sống với ai cũng sẽ như vậy thôi. Âu cũng là may mắn cho chị khi sớm thoát khỏi những con người đó!
Thược Dược
Theo toquoc.vn
Chân dung nàng dâu "mười phân vẹn mười" được cả nhà chồng yêu thương, ủng hộ
Dưới đây là 10 kiểu nàng dâu được lòng nhà chồng nhất.
1. Hiếu thảo
Hiếu thảo, lễ phép, thực hiện đúng nghĩa vụ làm con, chính là điều mà nhà chồng mong đợi nhất từ con dâu của mình. Khi về nhà chồng, nếu không thể tỏ ra hiếu thảo, không thể coi gia đình nhà chồng như nhà mình ít nhất bạn phải biết cách tôn trọng nhà chồng. Hãy tôn trọng gia đình chồng, nếp sống, không gian và sự lựa chọn của họ.
2. Dù ít dù nhiều, vẫn phải làm việc nhà
Ngày nay, phụ nữ ra ngoài làm việc nhiều hơn và ít làm việc nhà hơn. Khi về nhà chồng, ít nhất bạn phải biết nấu nướng cho cả gia đình, biết giặt giũ, lau dọn nhà cửa hoặc giúp đỡ bố mẹ chồng làm những việc nhà khác. Trên thực tế, nếu không có con dâu, việc nhà vẫn được người mẹ chồng quán xuyến. Tuy nhiên, khi bạn về đến nhà chồng, nếu bạn không làm việc nhà, đó sẽ là vấn đề lớn. Bố mẹ chồng chắc chắn sẽ lo rằng, khi họ mất đi, liệu người con dâu có thể chăm lo cho gia đình?
Ảnh minh họa
3. Có công việc riêng, không "ăn bám" chồng
Nếu người đàn ông cần chèo chống, làm trụ cột cho gia đình thì người phụ nữ cũng cần có công việc riêng và độc lập về kinh tế. Chồng cưới bạn về nhà không phải để bạn ngồi một chỗ và chỉ tay năm ngón. Nếu chỉ một mình chồng bạn ra ngoài kiếm sống, chắc chắn nhà chồng sẽ cảm thấy thiệt thòi cho anh ấy. Bạn và chồng nên cùng chia sẻ những khó khăn với nhau. Dù công việc tốt hay không tốt, phụ nữ nên có một công việc riêng cho mình.
4. Yêu thương chồng, trân trọng hạnh phúc gia đình
Vợ yêu thương chồng, đó là điều đương nhiên. Nhưng khi đã là vợ chồng, ngoài tình cảm, bạn phải có trách nhiệm với chồng. Hãy đối xử tốt với chồng, chung thủy, không thay đổi là cách bạn thể hiện tình yêu và sự trân trọng hạnh phúc gia đình.
5. Sống hòa hợp với hàng xóm, láng giềng
Sống hòa hợp với hàng xóm cũng là một niềm vui của cuộc sống gia đình. Người vợ biết giao tiếp tốt, hòa đồng với hàng xóm, láng giềng sẽ khiến nhà chồng mát mặt. Ngược lại, nếu bạn gây hấn hay có mâu thuẫn với hàng xóm nhà chồng, không chỉ gây khó chịu cho người hàng xóm mà còn khiến nhà chồng bạn cảm thấy xấu hổ. Nàng dâu lúc này cũng là đại diện cho hình ảnh của nhà chồng.
6. Chú ý đến hình ảnh, hành vi, không làm nhà chồng mất mặt
Hãy nhớ rằng, giờ bạn là một phần của gia đình nhà chồng. Vì vậy bạn phải chú ý hơn đến cách cư xử, hình ảnh của mình, đừng ăn mặc quá xuề xòa hay nói những lời cợt nhả, thô lỗ để không làm nhà chồng mất mặt.
7. Biết cách nuôi dạy con
Nếu có con, bạn nên thống nhất trước những quan điểm nuôi dạy con với bố mẹ chồng cũng như khéo léo trong cách cư xử để vừa dạy được con lại vừa không làm mất lòng bố mẹ chồng. Vì việc nuôi dạy con thường là một trong những vấn đề chính dẫn đến mâu thuẫn giữa nàng dâu và nhà chồng.
Ảnh minh họa
8. Không "động tý là về nhà đẻ", không nói xấu nhà chồng
Lập gia đình có nghĩa là bạn sẽ có hai gia đình: nhà chồng và nhà đẻ. Hai gia đình đều quan trọng ngang nhau và bạn không nên thiên vị bên nào. Tuy nhiên, nhiều nàng dâu tỏ ra tỏ ra thiên vị nhà mình hơn so với nhà chồng thậm chí thường xuyên nói xấu nhà chồng với những người khác. Trên thực tế, tiếng lành đồn xa, nhưng tiếng dữ cũng như vậy, bạn nói xấu nhà chồng, có thể một ngày kia những lời nói đó sẽ đến tai nhà chồng. Vì vậy, việc không nghe, không nói gì về nhà chồng lại là một cách cư xử khôn ngoan.
9. Không so sánh, không quá áp lực về chuyện tiền bạc
Một lý do muôn thưở khiến nhiều cặp vợ chồng cãi nhau đó chính là tiền bạc. Hãy thấu hiểu và thông cảm với chồng mình thay vì so sánh, ghen tỵ với gia đình của những người khác. Bạn cũng không nên quan tâm quá nhiều đến gia đình hay kinh tế của nhà người khác, hãy sống hạnh phúc, thoải mái với gia đình mình là đủ rồi.
10. Không những xinh đẹp mà còn thông minh và hài hước
Chắc chắn nhà chồng nào cũng tìm kiếm một cô con dâu ưa nhìn- vì hơn hết người con dâu cũng là bộ mặt của con trai họ. Nếu không có nhan sắc trời cho, bạn hãy học cách trang điểm, cách ăn mặc, cách đi đứng sao cho thật đẹp, dễ nhìn. Hãy tỏ ra hòa đồng, hài hước và khiến cho nhà chồng cười vui vì bạn. Một cô con dâu như thế, không nhà chồng nào là không vừa ý, ủng hộ.
Theo Imama
Khổ sở vì muốn chuyện ấy nhưng phải "xin" thì chồng mới cho, động chạm là bị mắng như tát nước Chồng tôi là con trưởng, trưởng họ, anh có suy nghĩ đứng đắn, cách cư xử trưởng thành, nghiêm túc nhưng đôi khi anh lại khô khan và cứng nhắc thái quá. Tôi lấy chồng năm 30 tuổi, cái tuổi đã quá già để lập gia đình trong mắt của nhiều cô dì, chú, bác trong nhà. Tôi từng có chuyện tình cảm...