Sau 30 năm, ba tôi muốn bỏ mẹ theo bồ
Liệu cuộc hôn nhân của ba mẹ tôi có còn chút hi vọng nào để cứu vãn hay không?
Ba tôi nói một tiếng thì mẹ trả lời hai tiếng, ba nói một câu thì mẹ trả lời hai câu. Ba im lặng thì thôi chớ còn nói tiếp, nhẹ thì một tràng những câu gì đó nhanh đến tôi không nghe kịp; nặng thì chén ấm trà, bình bông, gạt tàn… bay vèo vèo.
Rất nhiều lần tôi bỏ vào phòng từ khi ba mẹ bắt đầu khẩu chiến; cũng có khi tôi ngồi lại xem họ làm đến đâu. Những lần ngồi lại chứng kiến, kết cục thường thấy là tôi kéo tay ba: “Ba đừng chọc giận mẹ nữa, vào phòng con đi”. Có khi ba vào, có khi ba xách xe đi đâu đó.
Ngay từ nhỏ, tôi đã chứng kiến những trận cãi nhau giữa ba và mẹ. Nhưng hồi đó, cuộc chiến không gay cấn như bây giờ. Từ đó đến nay, ba tôi luôn nhẫn nhịn chịu đựng và là người rời khỏi cuộc chiến trước. Mẹ tôi sau đó càng tăng level hung dữ, ăn hiếp chồng.
Ba tôi là nhà khoa học. Tính tình ông hiền lành, thật thà. Ngày xưa có lẽ chính vì ưu điểm đó mà mẹ chọn ba. Nhưng rồi cuộc sống thay đổi. Mẹ tôi là người thông minh, nhanh nhẹn, tháo vát nên trở thành trụ cột kinh tế của gia đình.
Mẹ làm ra nhiều tiền hơn ba. Và đúng theo quy luật: Kẻ nào nắm kinh tế thì kẻ đó nắm quyền. Mẹ tôi nắm trọn quyền trong gia đình, ba tôi chỉ có thú vui nghiên cứu khoa học và chăm sóc, dạy dỗ con cái. Thú thật, dù cả hai đều là ruột thịt máu mủ nhưng tôi thương ba nhiều hơn. Trong tình thương ấy có cả sự tội nghiệp.
Có lần tôi hỏi ba: “ Sao ba để mẹ ăn hiếp hoài vậy? Ba phải vùng lên chớ?”. Ba tôi cười thật hiền:”Để làm gì hả con? Ở cơ quan, ba không bị ăn hiếp là được rồi”. Đó, ba tôi nghĩ thật giản dị. Mọi thứ tốt đẹp ba đều dành cho gia đình ngay cả khi mình phải chịu nhiều thiệt thòi vì mẹ tôi càng ngày càng quá quắt. Vậy mà mẹ tôi chẳng hề suy nghĩ đến chuyện ấy.
Năm nay tôi đã 24 tuổi. Tôi chưa từng thấy một người cha nào hiền lành như ba tôi. Rất nhiều khi tôi vừa tội nghiệp, vừa bực mình vì ba quá yếu đuối, thậm chí có khi tôi nghĩ ba nhu nhược, sau này nếu chồng tôi mà giống ba, tôi sẽ bỏ ngay. Nghĩ thì nghĩ vậy thôi chứ tôi rất thương ba, luôn bênh vực ông, chí ít là cũng tạo được niềm vui cho ông phía sau những cuộc chiến khốc liệt với mẹ.
Đôi khi tôi nghĩ, tại sao ba lại không bỏ mẹ? Ba làm có tiền, ba phong độ, ba tốt bụng, ba được nhiều người quý mến, vậy tại sao ba phải gắn chặt cuộc đời với một người phụ nữ tai quái như mẹ tôi ? Khi tôi hỏi ba về điều này, ba lại cười: “Chắc kiếp trước ba mắc nợ mẹ nên kiếp này phải trả”.
Ba tôi rất chăm chỉ đọc sách, trong đó có kinh Phật. Có lẽ vì vậy mà ba ngộ ra rằng, cuộc đời này vốn là những cuộc trả vay vô tận. Ba chỉ muốn gieo nhân tốt để gia đình, con cái và bản thân ba sau này sẽ nhận được quả lành. Tôi thấy ba cũng có lý và tôn trọng cách nghĩ, cách sống của ba. Càng lớn lên, tôi càng yêu thương, kính trọng ba. Cả chị hai tôi cũng vậy. Nhiều lần chị nói với tôi: “Hai chị em mình sau này nhờ đức của ba, chắc tương lai cũng không đến nỗi nào”.
Video đang HOT
Ấy vậy mà đùng một cái, ba tôi có bồ nhí và đòi ly hôn. Thoạt nghe tin này từ mẹ, tôi bủn rủn tay chân. Mẹ tôi vừa nói, vừa khóc: “Ba nhất quyết đòi ly hôn dù mẹ đã hết lời năn nỉ. Mẹ không hiểu sao một người hiền lành như ba lại có thể làm những chuyện ghê gớm như vậy. Bây giờ mẹ phải làm sao?”. Mẹ hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai đây? Tại sao đàn ông hay có bồ nhí rồi đòi ly hôn, kể cả người đàn ông chuẩn mực như ba tôi?
Tôi có nên hàn gắn cho họ hay là cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên, theo luật nhân quả? (Ảnh minh họa)
Tôi chạy vào phòng ba. Lâu lắm rồi tôi mới thấy ông hút thuốc. Thấy tôi, ông dụi điếu thuốc, nhìn tôi chờ đợi. Có lẽ ba đã biết những điều tôi sắp nói ra. Tôi kéo ghế ngồi đối diện, nhìn thẳng vào mắt ba: “Ba đã suy nghĩ kỹ chưa? Dù sao thì ba mẹ cũng đã sống với nhau gần 30 năm rồi, đâu phải nói bỏ là bỏ? Mẹ rất đau khổ khi ba đòi ly dị”.
Ba không trả lời thẳng mà hỏi lại tôi: “Con và chị hai có trách ba không?”. Tôi hơi bất ngờ vì điều quan tâm của ba là chị em tôi chứ không phải mẹ. Tôi do dự: “Thật lòng, con cũng không biết…”.Ba cầm lấy tay tôi: “Ba đã trả xong nợ cho mẹ của các con nhưng điều đó không có nghĩa là ba ép bà ấy phải ly dị để cưới người khác. Ba thương cô Oanh, xem cô ấy là người tri kỷ, không cưới cũng không sao nhưng ba không muốn mẹ con làm phiền cô ấy. Con biết tính mẹ con rồi đó, nếu không ly dị mà ba đi với người phụ nữ khác dù chẳng phải quan hệ yêu đương, bồ bịch gì thì bà ấy cũng sẽ làm toáng lên, xúc phạm đến người ta. Ba muốn được tự do cho phần đời còn lại của mình”.
Rồi ba kể ba thèm được đi cạnh một người phụ nữ, được nghe cô ấy nói, nhìn cô ấy cười, nắm lấy bàn tay mềm mại rồi hôn lên mái tóc có mùi hương dịu nhẹ. Ba thích nghe những lời nói ngọt ngào của một người phụ nữ chứ không phải là những lời sâu cay với âm vực cao vút của mẹ. Tất nhiên ba cũng thích những lời ngọt ngào của chị em tôi, nhưng chúng tôi không thể là bạn tâm giao của ba bởi chẳng bao lâu nữa chúng tôi sẽ phải đi lấy chồng. Lúc đó cuộc sống sẽ rất kinh khủng đối với ba nếu như trong nhà chỉ còn lại ba và mẹ…
Chẳng hiểu từ lúc nào, tôi đã ngã hẳn về phía ba. Những điều ba nói ra, chỉ có tôi là người đã chứng kiến quá nhiều những cay đắng mà ba phải chấp nhận trong cuộc hôn nhân với mẹ mới hiểu và chia sẻ được. Tôi nắm chặt tay ba: “Con thương ba nhiều lắm…”. Tôi chỉ nói được vậy rồi nghẹn lời.
Hết nói chuyện với ba, tôi lại chạy sang với mẹ. Mấy hôm nay mẹ tôi nằm bẹp dí, bỏ cả cơm nước. Trông mẹ thật hốc hác, tiều tụy. Mẹ khóc rất nhiều. Mẹ bảo mẹ không muốn và không bao giờ đồng ý ly hôn. Nếu ba bỏ mẹ thì mẹ sẽ chết. Mẹ nói: “Mẹ đã quen có ba con rồi. Đi đâu, làm gì mẹ cũng yên tâm là có ba bên cạnh, có ba ở nhà. Bây giờ mà điều đó mất đi, mẹ làm sao chịu đựng nổi?”.
Tôi đánh liều hỏi: “Vậy tại sao hồi trước tới giờ mẹ hay la mắng, ăn hiếp ba?”. Mẹ tôi thút thít như một đứa trẻ: “Ai biểu ổng hiền quá làm chi?”. Hóa ra trong suy nghĩ của mẹ, hiền quá cũng là một cái tội, hiền quá cũng khiến người ta bực mình, thậm chí ghét bỏ.
“Bây giờ tính sao đây con?”. Mẹ tôi hỏi trong nước mắt. Tôi không thể bảo mẹ phải làm như thế nào, cũng không thể nói với mẹ là tôi ủng hộ ba nhưng nhìn mẹ bây giờ tôi đau lòng quá. Sự thật là mẹ tôi vẫn còn yêu ba, vẫn muốn sống với ba đến trọn đời. Mẹ hứa sẽ thay đổi nhưng cả ba và tôi đều không tin. Nếu thay đổi thì tại sao không điều chỉnh ngày từ đầu cách ứng xử để không làm tổn thương nhau mà phải đợi đến khi người ta đòi bỏ thì mới giật mình hoảng sợ?
Tôi đang đứng giữa hai người thương yêu nhất của mình. Giờ tôi không biết trả lời mẹ như thế nào, cũng không dám khuyên nhủ ba điều gì. Nhưng tôi cũng không thể bỏ mặc họ. Liệu cuộc hôn nhân của ba mẹ tôi có còn chút hi vọng nào để cứu vãn hay không? Tôi có nên hàn gắn cho họ hay là cứ để mọi việc thuận theo tự nhiên, theo luật nhân quả?
Theo 24h
Từng người tình cứ bỏ tôi mà đi
Tôi luôn sống chân thật với mình thế mà sao từng người tình cứ bỏ tôi đi.
Khi hai người bạn trai trước đây chia tay tôi, họ chẳng nói gì, cứ thưa thớt dần, sau đó mất hút. Tất nhiên là tôi phải truy tìm để hỏi cho ra lẽ. Cả hai đều có câu trả lời na ná nhau: "Có lẽ tụi mình không hợp nên chia tay là giải pháp tốt nhất".
Ừ thì chia tay nhưng trước khi không nhìn mặt nhau nữa thì tôi cũng trút được cơn giận của mình bằng những lời lẽ mà tôi nghĩ không có nhiều người biết được và sử dụng một cách đúng người, đúng hoàn cảnh như tôi. Bình thường tôi đâu có thế nhưng đụng chuyện thì tôi chửi cứ là như hát hay. Như thế mới hả dạ.
Tôi nhớ có lần Quỳnh Hương, nhỏ bạn thân của tôi nói nửa đùa, nửa thật: "Mày sống gần mấy chợ cá nên nói chuyện giống mấy bà bạn hàng tôm, hàng cá". Tôi sửng cồ: "Mày có tin tao đập vỡ mồm đứa nào dám nói như vậy với tao không? Tất nhiên là tao không nói mày". Sau lần đó, Quỳnh Hương vẫn không chừa. Thỉnh thoảng nó lại gọi tôi là bà bán cá dù tôi có tới 2 bằng đại học hẳn hòi.
Bởi vì được học hành đàng hoàng nên tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều người trong xã hội lúc đi học cũng như đi làm. Và những người tôi yêu cũng là người đàng hoàng, chỉ có điều là họ không hiểu hết chiều sâu trong tâm hồn tôi.
Tôi có thể phẳng lặng như mặt nước hồ thu nhưng cũng có thể như phong ba bão tố tùy đối tượng mà mình tiếp xúc. Ưu điểm lớn nhất của tôi chính là điều đó. Và những ai mới tiếp xúc lần đầu đều có ấn tượng mạnh mẽ về tôi, một người phụ nữ duyên dáng, thông minh, hơi dè dặt một chút, hơi bí ẩn một chút và đặc biệt quyến rũ. Tôi không nói ngoa, đó là sự thật và tôi luôn hãnh diện về điều đó.
Niềm kiêu hãnh của tôi sẽ không bị đánh đổ nếu như tôi không gặp Cương. Người đàn ông đó đã khiến cho tôi thích ngay từ lần gặp đầu tiên. Thông minh, dí dỏm nhưng chừng mực; nói năng điềm đạm đâu ra đó. Tôi đang đau khổ vì bị bỏ rơi, bất chợt gặp Cương, tôi như người chết đuối vớ được phao.
Tôi lao vào anh với tư thế của kẻ đi chinh phục. Tất nhiên là anh sẽ nhanh chóng đầu hàng. Chúng tôi bắt đầu hẹn hò với nhau. Ban đầu là đi ăn trưa, cà phê, lên cầu ngắm sao, tiếp theo là đi Vũng Tàu tắm biển...
Trời ơi, tôi sống thật với con người mình tại sao lại bị đối xử tệ bạc như vậy? (Ảnh minh họa)
Được chừng 3 tháng thì một bữa chúng tôi đi uống cà phê, khi vừa dừng xe trước cửa quán thì đụng phải một thằng mặt choai choai trong quán đi ra đâm sầm vào tôi. Bực quá tôi quát: "Cái thằng mặt (...) này, mày đui rồi hả?". Tự dưng tôi thấy Cương trố mắt. Lát sau vô quán, anh nói:"Sao em dùng từ ngữ gì mà ghê vậy?".
Tôi sực nhớ, bật cười: "Trước giờ em cũng xài nhưng thỉnh thoảng đụng chuyện mới nói ra".Cương căn dặn tôi lần sau không được nói như vậy nữa. Tôi đồng ý, hứa sẽ chọn lựa từ ngữ cẩn thận khi giao tiếp.
Nhưng ở đời, có ai đi ra ngoài mà bỏ tính cách của mình ở lại nhà đâu? Tôi cũng vậy thôi. Chỉ có điều là đi với Cương thì tôi cố gắng "ém" những thứ anh không thích lại, không để nó "xì" ra. Vậy mà rồi anh cũng biết.
Khốn nạn hơn là anh tìm gặp Quỳnh Hương. Chẳng biết nó nói gì mà anh tìm tôi, mặt lạnh như tiền, ra tối hậu thư: "Anh mà còn em xài tiếng Đan Mạch, nói năng lỗ mãng như vậy là anh bỏ".
Tôi hận Quỳnh Hương thấu xương. Là bạn bè mà nó đâm sau lưng tôi như vậy, tôi làm sao mà để yên cho nó? Ngay lập tức, tôi tìm Quỳnh Hương. Vừa gặp mặt, tôi phủ đầu ngay: "Mày là cái quần (...) gì mà dám nói xấu tao với anh Cương? Nói cho mày biết, lần này tao tha, còn lần sau là tao đạp banh (...) mày luôn. Mày ăn cơm chứ có ăn cứt đâu mà ngu vậy, đâm sau lưng bạn bè như vậy?".
Tôi giận lắm nói một thôi một hồi. Quỳnh Hương tím mặt, mãi mới nói được: "Tao thương mày nên mới nói. Cứ cái kiểu đó thì ai mà dám yêu mày, cưới mày chứ?". Tôi hét vô mặt nó: "Tao không cần mày lo cho tao. Cái thứ bạn (...) như mày, tao đếch thèm chơi nữa".
Chẳng biết Quỳnh Hương có kể lại với Cương hay không mà mấy hôm sau anh nhắn cho tôi: "Em không sửa đổi mà còn chửi mắng bạn mình. Từ nay, anh xem như chưa từng quen biết em. Đừng liên lạc với anh nữa".
Trời ơi, tôi sống thật với con người mình tại sao lại bị đối xử tệ bạc như vậy? Không lẽ Cương và mọi người khuyến khích lối sống hai mặt, sống lọc lừa giả trá, trước mặt nói khác, sau lưng nói khác?
Thật tình sống như vậy tôi không sống được. Tôi nhớ một nhà thơ Ấn Độ nổi tiếng đã từng viết "em thế nào thì cứ thế mà đến...". Tôi rất tâm đắc với lời khuyên này, luôn sống chân thật với mình; thế mà sao từng người tình cứ bỏ tôi đi và đứa bạn thân cuối cùng cũng bỏ tôi mà đi?
Theo 24h
Giá như tôi yêu anh ít hơn Tôi không biết mình phải sống như thế nào với mối tình éo le mà tôi đang gặp phải. Tôi năm nay 22 tuổi, vừa tốt nghiệp đại học. Tôi quen anh trong khi đi làm thêm, nói là anh thôi nhưng anh hơn tôi đến 12 tuổi. Tôi - một cô gái nhà quê sống rất thật, luôn tin tưởng vào những...