Sau 20 năm, cuối cùng thì game online lão làng này cũng quyết định mở miễn phí
Game online thuộc dạng ‘cụ tổ’ của dòng MMORPG là Ultima Online gần đây đã bất ngờ công bố một lựa chọn mới cho phép game thủ chơi miễn phí.
Sau thời gian vận hành cực dài lên tới 20 năm thì mới đây game onlinethuộc dạng ‘cụ tổ’ của dòng MMORPG là Ultima Online gần đây đã bất ngờ công bố một lựa chọn mới cho phép game thủ chơi miễn phí để mừng sinh nhật… 20 tuổi. Tất nhiên, toàn bộ trò chơi không chuyển thành free to play mà chỉ có một chế độ riêng mà thôi!
Chế độ chơi miến phí này của Ultima Online được mang tên The Endless Journey và dành cho những tài khoản tạo từ trước. Đây gần như là một bản chơi thử không giới hạn của trò chơi này với một số tính năng cơ bản của phiên bản mới, nhằm thu hút người chơi cũ trở lại với thế giới ảo. Dù sao, đây cũng là cơ hội cho rất nhiều game thủ tiếp cận với tựa game lão làng thuộc hàng kinh điển này.
Ultima Online xuất phát từ ý tưởng của một huyền thoại trong ngành công nghiệp game là Richard Garriot với mong muốn tạo ra một thế giới thần thoại mà hàng nghìn người có thể cùng chơi một lúc. Tất nhiên nó không là gì so với hiện tại, nhưng chính là khởi nguồn cho tất cả!
Video đang HOT
Vào thời đó, đã có một số game cho phép khoảng 100 người cùng chơi tại một thời điểm như TheRealm Online, Neverwinter Nights ( phiên bản AOL) và Meridian 59. Tuy nhiên, Ultima Online chú trọng hơn đến đồ họa và gameplay nên đã tạo được bước đột phá lớn. Để phát triển sự hấp dẫn của game này, năm 2007, EA đã nâng cấp đồ họa cũ kỹ từ 2D lên 3D của game trong phiên bản Kingdom of Reborn.
Theo GameK
3 game cổ trên PC vẫn được người dùng ưa chuộng
Mặc cho thế giới quay cuồng với thực tế ảo và game trên di động, một số tựa game vẫn tồn tại và phát triển dù sở hữu đồ họa và cách chơi lỗi thời.
Bên cạnh các tựa game dành cho máy tính mới được phát hành như Overwatch hay FIFA, một số ít các trò chơi cổ điển vẫn "trường tồn" cùng thời gian với sự duy trì hiếm hoi của một cộng đồng những người chơi trung thành. Dưới đây là 3 trong số nhiều trò chơi như vậy:
1. Age of Empires II (AoE)
Được phát hành lần đầu vào năm 1999, AoE II nhanh chóng trở thành con gà đẻ trứng vàng của Microsoft. Trò chơi đã bán được hơn 2 triệu bản chỉ trong vòng vài tháng sau khi ra mắt, đứng đầu các bảng xếp hạng trên toàn thế giới. Các phiên bản sau này dù đã cố gắng làm theo, song vẫn không có được sự thành công của phiên bản này.
Tính đến năm 2017, AoE đã bước sang tuổi 17. Ảnh: Age of Empire.
Công bằng mà nói, hình ảnh đồ họa của AoE II thua xa so với các tiêu chuẩn của ngành giải trí ngày nay. Tốc độ chơi cũng nhanh hơn so với phần lớn game chiến thuật thời gian thực hiện tại. Tuy nhiên, theo một khảo sát mới đây trên Facebook, hàng chục nhóm người dùng AoE II vẫn đang hoạt động sôi nổi với số lượng cả ngàn thành viên từ khắp nơi trên thế giới.
Họ vẫn liên tục tung ra các phiên bản chỉnh sửa trên trò chơi gốc để mang lại những trải nghiệm mới mẻ cho người dùng. Ngay cả trên Steam - cửa hàng trò chơi hàng đầu thế giới, AoE II vẫn ăn nên làm ra với hàng loạt các đánh giá, bình luận tích cực.
2. Ultima Online
Bất chấp tính cạnh tranh khốc liệt trong làng game trực tuyến, Ultima Online vẫn không ngừng thu hút thêm người chơi mới. Ảnh: Ultima Online.
Trong hai thập kỷ phát triển của mình, MMORPG game (trò chơi nhập vai trực tuyến nhiều người chơi) điển hình này đã có những cải tiến đáng kể nhưng vẫn giữ được những nét riêng từ ngày đầu phát hành. Những yếu tố nhập vai về cơ bản không thay đổi so với bản gốc.
Các game thủ trẻ tuổi ngày nay khi nhìn vào đồ họa của Ultima Online có thể sẽ phì cười vì sự đơn giản đến không ngờ, song chính điều này đã giúp trò chơi níu chân người dùng tới thời điểm hiện tại. Thậm chí theo thống kê mới nhất, số lượng người chơi còn tăng 0,25 triệu tài khoản so với 10 năm trước. Đây là kỳ tích đối với vòng đời của một trò chơi online.
3. Starcraft I
Bên cạnh Diablo, Warcraft hay mới đây nhất là Overwatch, nhà phát triển trò chơi hàng đầu Blizzard Entertainment còn là cha đẻ của Starcraft - tựa game làm mưa làm gió suốt 19 năm qua.
Starcraft đã trở thành cái tên huyền thoại đối với dòng game chiến thuật. Ảnh: Starcraft.
Cả Starcraft I và Starcraft II đều đạt được những thành công lớn về mặt thương mại khi mang về hàng triệu USD cho công ty, trở thành hiện tượng trên eSport với lượng người chơi hùng hậu trên toàn cầu. Mặc dù có thiết kế đồ họa cũng như âm thanh không mấy ấn tượng, Starcraft I lại sở hữu các chiến thuật chơi sắc bén khiến nhiều người say mê.
Trên thực tế, Starcraft I vẫn là ngôi sao của nhiều cuộc thi đấu điện tử trên thế giới, đặc biệt là ở Hàn Quốc - nơi các game thủ trở nên nổi tiếng nếu giành danh hiệu vô địch trong trò chơi này.
Minh Minh
Theo Zing