Sau 2 tuần tự cầm tiền chi tiêu, tôi đã phải chắp tay “lạy” vợ
Nhìn bảng chi tiêu tổng kết sau một tuần làm “tay hòm chìa khóa”, mặt mày tôi xám xịt hẳn.
Mới tuần trước thôi, tôi còn cao giọng tuyên bố với vợ: “Tiêu hoang như em thì có mà ra đường ở sớm. Đưa tiền đây anh giữ cho”. Và bây giờ, tôi đang xám xịt mặt mày khi ngồi trước bảng chi tiêu kèm theo nỗi hối hận vô cùng.
Sau khi sinh con, vợ tôi nghỉ làm hẳn. Con tôi không bú mẹ nên uống hoàn toàn sữa ngoài. Mà vợ tôi bảo thà ăn mắm chứ không cho con uống sữa “đểu”. Một tháng, tôi giao vợ 15 triệu, chỉ giữ lại 2 triệu chi tiêu cá nhân mà vợ lúc nào cũng kêu hết tiền, thiếu tiền. Cô ấy kêu than nhiều đến nỗi khiến tôi bực mình và nổi giận.
Vợ chồng tôi cãi nhau thường xuyên cũng chỉ vì chuyện tiền bạc. Tuần trước nhận lương, tôi đưa vợ 15 triệu như thường lệ nhưng cô ấy không cầm nữa. Cô ấy bảo tôi tự mà giữ tiền, tự chi tiêu cho “sáng mắt” ra.
Ừ, vợ bảo thì tôi xin nghe. Tôi còn mắng vợ “nằm không tiêu hoang” thì sớm muộn cũng ra đường mà sống.
Nhưng giờ thì tôi thua. Bữa đầu tiên đi chợ, tôi đã tái mặt với mớ thức ăn ít ỏi nhưng giá tiền “chát đắng”, về nấu được 2 bữa đã cạn kiệt. Rồi đang nấu thì hết gas, bay vèo 400 nghìn.
Tối, vợ cầm lon sữa rỗng đặt “kịch” lên bàn rồi bỏ đi. Sau hôm giao tiền cho tôi giữ, mặt mày cô ấy cũng đen thui như mây mùa đông. Tôi cầm lon sữa ra tiệm. 900 nghìn “ra đi trong một nốt nhạc”. Oái oăm là chỉ sau 8 ngày, vợ lại đặt lon sữa hết lên bàn kèm theo vỏ bịch bỉm cũng hết veo. Con tôi “chơi lớn” thật. Hơn một triệu lại ra đi trong nỗi đau đớn của tôi.
Rồi tiền điện, nước, internet “đập” vào mặt khiến tôi ngã ngửa. Có ngày tôi tiêu hết 3 triệu.
Video đang HOT
Và chỉ sau một tuần, tôi tổng kết chi tiêu và ngậm ngùi nhận ra mình mắng vợ oan ức quá. 2 tuần mà tôi đã chi gần 10 triệu cho các khoản. Trong đó tiền sữa, bỉm, điện nước, thức ăn là nhiều nhất. Giờ thì tôi đã thấm thía nỗi khổ “giữ tiền” của vợ rồi.
Nhưng mới có 2 tuần đã “ giương cờ trắng đầu hàng” thì nhục mặt đàn ông quá. Có cách nào để giao tiền lại cho vợ mà không bị vợ cười vào mặt không?
(yentranh…@gmail.com)
Ai là người nên giữ tiền trong gia đình và những đáp án bất ngờ
Ai là người nên giữ tiền là một trong những chủ đề gây xung đột của nhiều cặp vợ chồng.
Nhưng theo nhiều gia đình, hôn nhân hoàn toàn vẫn có thể lãng mạn khi thẳng thắn trong chuyện tiền bạc.
Trào lưu chia đôi chi phí
Ở Việt Nam, không có quy định hay điều lệ nào chung cho các gia đình về việc giữ tài chính. Nhiều chị em cho rằng, khi cưới nhau thì tiền phải về chung một mối và nên để vợ lo toan. Có nghĩa, hàng tháng chồng sẽ đưa tiền để vợ lo toan cho cả gia đình. Như vậy, từ gạo muối, điện nước, đến lễ Tết, đối nội - đối ngoại... đều do phụ nữ tính toán.
Tuy vậy, nhiều người cho rằng, nếu vậy thì quả là nặng gánh tài chính. Thậm chí nếu tiết kiệm, dành dụm một chút thì bị chê là "keo kiệt, ki bo". Nếu rộng rãi một chút thì lại bị dèm pha "tiêu hoang thế".
Chính vì vậy, hiện có trào lưu của nhiều cặp vợ chồng trẻ, tiền bạc của ai nấy quản lý, hàng tháng chi phí chia đôi, rất sòng phẳng. Khi đi làm về muộn, nếu thích thì cùng nấu ăn. Còn không thích thì cả hai đi ăn chung hoặc đi riêng theo quyền tự do của mỗi người, chứ không phải hình ảnh phụ nữ suốt ngày chăm lo căn bếp, cơm bưng nước rót... Khi cả hai đi du lịch thì cũng chia đôi chi phí.
Ảnh minh hoạ
Qua đó thấy rằng, quan niệm phụ nữ sau khi lập gia đình ở nhà làm nội trợ và "giữ tay hòm chìa khóa" đang dần thay đổi trong suy nghĩ nữ giới. Hiện xu hướng cả hai vợ chồng cùng quản lí tài chính khá phổ biến, hoặc trong đời sống lứa đôi cả hai chia sẻ tài chính, không phụ thuộc vào ai.
Ngược lại, một số quan điểm cho rằng nếu tiền ai nấy giữ thì gia đình chẳng còn có sự gắn kết. Theo năm tháng, vợ chồng còn chẳng có tiếng nói, sở thích và trách nhiệm chung. Chưa kể đến việc chăm sóc, chi phí để nuôi con cái, không phải lúc nào cũng sòng phẳng được. Còn việc ai là người nên giữ tiền thì còn phải tùy vào tính cách của mỗi người.
Nếu người vợ có xu hướng tiêu hoang phí, không biết thu vén, tiết kiệm, trong khi người chồng có thể làm tốt hơn thì nam giới giữ tiền cũng chẳng sao. Và điều này nên thống nhất để không ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình vì những bất đồng về tiền bạc.
Ở Nhật Bản, trước đây, sau khi lập gia đình sinh con, cho dù ở nhà nội trợ hay vẫn đi làm thì đa số phụ nữ Nhật vẫn quản lí toàn bộ tài chính gia đình. Tuy nhiên, quan niệm này cũng đang dần thay đổi.
Ông Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Công ty du học Nhật Bản BNI là người đã ở Nhật và tìm hiểu về con người ở xứ sở hoa anh đào 12 năm. Ông Trung cho biết, ở Nhật, trước đây truyền thống phụ nữ kiểm soát tài chính gia đình bắt nguồn từ sự kết hợp của những người chồng làm công ăn lương chăm chỉ. Còn người vợ ở nhà làm nội trợ và nuôi dạy con cái để chồng dành hầu hết thời gian và toàn tâm toàn ý làm việc, hỗ trợ sự tăng trưởng kinh tế Nhật Bản.
"Ở đất nước này, đàn ông làm việc rất chăm chỉ. Họ thường về nhà rất muộn vì nỗ lực đóng góp sức lực cho cơ quan và kiếm tiền về cho vợ.
Tờ The Japan Times từng đưa ra con số thống kê có khoảng một nửa số hộ gia đình Nhật Bản mà người vợ quản lí tất cả tài chính. Trong khi đó chỉ có 20% số hộ gia đình chồng kiểm soát tài chính. Còn lại khoảng 30% các cuộc hôn nhân thì cả hai vợ chồng cùng quản lí tài chính gia đình" - ông Trung nói.
Giám đốc Công ty du học Nhật Bản BNI cho biết thêm, hiện nay, xu hướng này cũng thay đổi nhiều. Phụ nữ Nhật Bản hiện nay không còn chỉ lo việc nội trợ nữa. Họ cũng khẳng định bản thân và đi làm kiếm tiền. Vì vậy, họ độc lập hơn và dần không quan tâm nhiều đến việc chồng kiếm bao nhiêu tiền một tháng.
Theo đó, họ sẽ chia sẻ việc nhà, còn tiền thì có thể cùng đóng góp chi tiêu chung. Vì vậy, xu hướng cả hai vợ chồng cùng quản lí tài chính hoặc cả hai chia sẻ tài chính khá phổ biến ở xứ xở hoa anh đào. Và các cặp đôi cảm thấy điều này khiến họ hạnh phúc hơn.
Quản lý tài chính là điều bất lịch sự
Ở một số địa phương ở Pháp, chuyện nắm giữ tài chính trong gia đình có vẻ lạ lùng. Chị Nghiêm Thị Hà - Kiến trúc sư người Việt lập gia đình và nhập quốc tịch Pháp cho biết, vấn đề ai là người quản lý tiền nong có thể là điều bất lịch sự, trừ khi mỗi người tự nói ra.
"Điều phổ biến ở đây là các cặp vợ chồng thường không muốn bận tâm về vấn đề tiền bạc của người còn lại. Họ cũng không ưa thích làm chuyện kiểm soát người khác, và cũng không muốn người khác làm phiền mình khi tra hỏi tiền nong. Người Pháp cũng khá rạch ròi trong tài chính và vợ chồng phải cùng nhau đóng góp công sức chứ không đặt áp lực lên bất kỳ ai".
Cũng theo kiến trúc sư Nghiêm Thị Hà, sau khi kết hôn, chị không cầm tiền lương của chồng. Ai phụ trách phần lương của người nấy, mọi chi phí gia đình chia đôi sòng phẳng. Mặc dù vậy, gia đình chị Hà vẫn sống rất lãng mạn chứ không hề có cảm giác giống "người dưng" như nhiều người nghĩ.
Một số gia đình ở Mỹ không cho rằng gia đình sẽ bớt hạnh phúc nếu sòng phẳng tiền bạc. Họ nghĩ, khoản thu nhập không giống nhau nên sẽ có giải pháp chung cho từng cặp đôi.
Anh Nguyễn Duy Hùng - Việt Kiều Mỹ cho biết, ở bang Washington D.C, nhiều cặp đôi thống nhất quan điểm độc lập tài chính. Đối với họ, đó là cảm giác tự chủ và đem lại hạnh phúc.
Nhiều phụ nữ cũng đi làm như đàn ông và đối mặt với khó khăn tương tự. Ai cũng đi làm và không có lý do gì để đưa cho người còn lại. Theo đó, nhiều người quyết định mở một tài khoản tiết kiệm chung cho các mục tiêu chung. Cùng với đó, họ vẫn duy trì các tài khoản cá nhân riêng biệt.
"Làm như thế sẽ giúp hai vợ chồng sử dụng khoản tiền riêng của mình vào những lúc thích hợp. Ngoài ra, nếu ai đó cần chi tiêu riêng vẫn có tài khoản cá nhân mà không cần phải hỏi ý kiến của ai. Nhờ đó, mâu thuẫn trong tài chính sẽ giảm đi đáng kể".
Vừa ly hôn chồng, bạn thân của anh đã gọi điện, hả hê nói một câu mà khiến tôi hối hận tột cùng Tôi cứ nghĩ ly hôn chồng chính là giải thoát. Có ai ngờ, chỉ sau một câu nói của bạn thân anh, tôi lại hối hận vô cùng. Tôi và chồng chính thức ly hôn sau hơn một năm chung sống. Nguyên nhân chỉ vì cô bạn thân của anh, tên Kiều. Gọi là bạn thân nhưng nhìn hai người cứ như là...