Sau 2 tháng “vi hành”, Bộ trưởng Thái Lan quyết thay đổi nền giáo dục
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan kỳ vọng, khoản ngân sách được phê duyệt gần 490 tỉ baht (hơn 16 tỉ USD) có thể giải quyết được các thách thức lớn của nền giáo dục nước nhà.
Mới đây, chia sẻ trên báo chí, Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan Nataphol Teepsuwan cho biết, Chính phủ đã phê duyệt gần 490 tỉ baht (hơn 16 tỉ USD) cho lĩnh vực giáo dục. Là người đứng đầu ngành, ông Nataphol Teepsuwan khẳng định có thể tạo ra sự khác biệt với số tiền đó.
Bộ trưởng Nataphol cũng đã nhắc lại những lời hứa trong ngày đầu nhậm chức. Đó là ba nhiệm vụ đầy thách thức bao gồm: thu hẹp khoảng cách thành tích học tập giữa những học sinh ưu tú và học sinh khó khăn; giảm tải công việc cho giáo viên và trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
“Vấn đề không phải số tiền chúng ta có mà là chúng ta chi tiêu số tiền ấy hiệu quả đến đâu. Đó mới là gốc rễ vấn đề “, ông Nathapol nói.
Hiện tại Thái Lan chi khoảng 20% ngân sách quốc gia cho giáo dục, tương đương 4% GDP. Tuy nhiên, ngân sách này không linh động và các khoản chi phân bổ cho các trường đều được giới hạn.
“Kết quả là các cơ quan có rất ít khả năng để triển khai thực hiện những thay đổi hiệu quả, bởi vì họ chỉ có chừng đó ngân sách để sử dụng”.
Trong hai tháng trước đó, Bộ trưởng Nataphol cũng đã âm thầm đi thăm nhiều trường học để tìm hiểu vấn đề mà giáo viên và học sinh đang phải đối mặt.
“Tôi muốn hiểu tình hình thực tế và tôi đã biết thêm được nhiều điều từ các chuyến ấy”, ông nói và cho rằng, vấn đề cần giải quyết hiện nay là việc chi tiêu thiếu hiệu quả chứ không phải là thiếu nguồn lực.
Theo Bộ trưởng Thái Lan, có nhiều lĩnh vực có thể cải thiện nhằm đem lại lợi ích cho ngân sách ngành giáo dục. Ví dụ, mỗi năm Bộ Giáo dục đều phải chi nguồn ngân sách lớn cho các chương trình đào tạo giáo viên.
“Chúng ta tổ chức các hội thảo đào tạo cho giáo viên trên khắp cả nước và phải trả rất nhiều chi phí cho việc ăn ở, đi lại. Chi phí có thể giảm thiểu nếu chúng ta sử dụng các công nghệ như Facebook Live và các nền tảng hội nghị video khác” – ông nói.
Hơn nữa, ông Nataphol cho biết, khi giáo viên tham gia các buổi đào tạo này, họ sẽ phải bỏ các lớp học đang giảng dạy
“Công nghệ có thể giải quyết vấn đề này, nhất là khi hầu hết các trường học ở Thái Lan đều đã kết nối Internet”, ông nói.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nataphol Teepsuwan cho biết, việc sử dụng công nghệ sẽ cải thiện được chất lượng giáo dục. Ông cũng sẽ thành lập một đội đánh giá hiệu quả chi tiêu giáo dục và dự kiến bắt đầu kiểm toán vào cuối năm.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục Thái Lan Nataphol Teepsuwan
Ngoài ra, Bộ Giáo dục cũng đang có kế hoạch đóng cửa các trường nhỏ. “Số lượng học sinh đang giảm do tỉ lệ sinh thấp, vì vậy số lượng trường học cũng phải được điều chỉnh theo số học sinh. Việc cắt giảm sẽ giúp chúng ta phân bổ nguồn lực tốt hơn”, ông Nataphol lý giải.
Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Ngân hàng Thế giới cho thấy, hiện tại, Thái Lan đang có quy mô lớp học nhỏ nhất trên thế giới ở cấp tiểu học, với 14 học sinh/ giáo viên.
Điều đó cho thấy rằng, đất nước này đang phải đối mặt với vấn đề thiếu giáo viên trầm trọng và chất lượng giảng dạy – đặc biệt là ở các trường nông thôn – vẫn còn rất xa vời.
“Chúng ta không thể kỳ vọng kết quả tốt từ các học sinh ở những ngôi trường mà một giáo viên dạy hết tất cả các môn. Đó là lý do tại sao chúng tôi cần đóng cửa những trường nhỏ và hợp nhất chúng vào các trường lớn để tất cả học sinh đều được hưởng điều kiện giáo dục tốt nhất”.
Bộ trưởng cho biết, cả học sinh và giáo viên từ các trường nhỏ phải sáp nhập không có gì phải lo lắng, bởi vì tất cả sẽ được chuyển đến một ngôi trường lớn hơn.
Ngoài ra, một trong những trọng tâm của kế hoạch này còn là việc cải thiện chất lượng của khoảng 400.000 giáo viên trên khắp Thái Lan và cải thiện chất lượng sống của họ.
“Giáo viên đóng một vai trò quan trọng trong thành công của học sinh. Vì vậy chúng ta cần phải chăm sóc họ và đảm bảo rằng họ sẽ có tất cả các nguồn lực cần thiết”, ông Nataphol nói.
Các mục tiêu cải tổ sắp tới của ông sẽ nhằm bớt gánh nặng cho các giáo viên bằng việc giảm khối lượng công việc không cần thiết và các vấn đề nợ của giáo viên cũng sẽ được giải quyết.
“Tôi nhận ra mình chịu trách nhiệm rất lớn để cải thiện hệ thống giáo dục này và tôi sẽ làm hết sức” – Bộ trưởng Bộ Giáo dục khẳng định.
Trường Giang
Theo Bangkok Post/vietnamnet
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vui Tết Trung thu cùng trẻ em Quảng Nam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến chung vui và trao quà Trung thu cho các em học sinh khó khăn, có thành tích học tập tốt.
Chiều 8-9, nhân chuyến công tác tại tỉnh Quảng Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến dự chương trình Vui Tết Trung thu 2019 tại xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc động viên các em học sinh tiếp tục vượt khó, cố gắng học giỏi
Tại đây, Thủ tướng đã trao 300 suất quà (mỗi phần gồm 1 triệu đồng và 1 lồng đèn, 1 bánh trung thu) cho 300 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, vươn lên có thành tích học tập xuất sắc trên địa bàn huyện Đại Lộc.
Bên cạnh gửi lời tuyên dương, động viên các em học sinh vượt khó học giỏi, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng hoan nghênh tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Tết Trung thu cho các em học sinh, nhất là các em ở vùng khó khăn, vùng sâu vùng xa.
Thủ tướng tặng quà cho các em học sinh
* Chiều cùng ngày, tại Trường THCS Phù Đồng, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đến chung vui với trẻ em trong chương trình Vui Tết Trung thu năm 2019.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh tặng quà cho học sinh
Tại đây, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã trao tặng 50 chiếc xe đạp, 200 suất quà (mỗi suất 1 triệu đồng) cho 250 trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Đồng thời, trao tặng sách tham khảo cho 5 Trường THCS trên địa bàn huyện Duy Xuyên, với tổng trị giá hơn 350 triệu đồng từ nguồn Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam.
Ngoài ra, Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh Quảng Nam và các nhà tài trợ cũng dành tặng 1.400 suất quà trung thu gồm bánh kẹo, đèn lồng,... cho trẻ em đến tham dự chương trình.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh căn dặn các em phải nỗ lực chăm ngoan, học giỏi, phấn đấu thực hiện tốt "5 điều Bác Hồ dạy" để xứng đáng là con ngoan, trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ kính yêu. Phó Chủ tịch nước cũng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, bên cạnh việc thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế xã hội, cần quan tâm, chăm sóc, tạo điều kiện tốt để trẻ em phát triển cả thể chất, trí tuệ lẫn nhân cách...
Các em học sinh đã có một cái Tết Trung thu đầy ý nghĩa
Theo đại diện Sở LĐ-TB-XH tỉnh Quảng Nam, hiện trên địa bàn tỉnh có khoảng 24.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có gần 700 trẻ đang được nuôi dưỡng ở các trung tâm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Trong dịp Tết Trung thu này, Quảng Nam dành 8.000 suất quà dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn.
Được biết, trong tối 8-9, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ tham dự Lễ kỷ niệm 20 năm Đô thị cổ Hội An, Khu đền tháp Mỹ Sơn được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới, 10 năm Cù Lao Chàm - Hội An được công nhận Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Tr.Thường
Theo nguoilaodong
Trao quà cho các học sinh khu vực biên giới tỉnh Đắk Lắk nhân dịp năm học mới Ngày 5-9, các đồn Biên phòng và Tiểu đoàn Huấn luyện - Cơ động thuộc BĐBP Đắk Lắk đã tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa thiết thực, giúp đỡ các em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhân dịp khai giảng năm học 2019-2020. Đại diện Đồn Biên phòng Yok M'bre trao tặng cặp sách, đồ dùng học tập...