Sau 2 ngày vắng bóng, Đà Nẵng xuất hiện ca dương tính SARS-CoV-2
Ngày 10/10, thông tin từ UBND quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng, địa phương vừa phát hiện 1 ca dương tính với SARS-CoV-2.
Kết quả test nhanh và kết quả xét nghiệm bằng phương pháp Realtime RT-PCR đều thể hiện ca bệnh dương tính với SARS-CoV-2.
Phó Chủ tịch UBND quận Liên Chiểu Nguyễn Nhường cho biết, ca dương tính mới này là B.Q.T., SN 1983, trú tại xóm 6, xã Diễn Hải, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.
Theo khai báo y tế của bệnh nhân, thời gian qua, anh tạm trú và làm việc tại công trình Bệnh viện Đa khoa khu vực Hóc Môn, Tp. Hồ Chí Minh. Theo xác minh dịch tễ, từ ngày 25/9 – 7/10, bệnh nhân làm tại công trình Bệnh viện Đa khoa Khu vực Hóc Môn. Tại đây, anh T., tiếp xúc với các công nhân làm chung. Số lượng khoảng gần 10 người.
Đến ngày 8/10, anh T., rời công trình chạy xe máy về quê. Người này di chuyển theo QL1A. Trên đường đi, bệnh nhân chạy cùng một nhóm khác khoảng 6 người nhưng không quen biết, không rõ quê quán họ tên.
Lực lượng chức năng Tp.Đà Nẵng hỗ trợ trung chuyển xe máy qua đèo Hải Vân cho người dân chạy xe về quê.
Trên đường đi bệnh nhân chỉ dừng đổ xăng, nhưng không nhớ cây xăng, chỉ biết các cây xăng này nằm ở các tỉnh Bình Thuận, Đồng Nai, Phú Yên và Quảng Ngãi.
Đến ngày 9/10, bệnh nhân về địa phận đèo Hải Vân, quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng. Tại đây, anh T., được lực lượng chức năng địa phương và các nhóm thiện nguyện hỗ trợ ăn uống, nghỉ ngơi.
Cơ quan chức năng hướng dẫn bệnh nhân làm thủ tục test nhanh SARS-CoV-2 để cho xe ô tô chở về quê. Tuy nhiên, kết quả test nhanh sau đó đã thể hiện bệnh nhân dương tính với SARS-CoV-2.
Chính quyền và ngành y tế quận Liên Chiểu nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng chống dịch. Anh T., được lấy mẫu gửi Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp. Đà Nẵng để làm xét nghiệm khẳng định. Kết quả cũng dương tính với SARS-CoV-2.
Như vậy, sau 2 ngày (8 – 9/10) vắng bóng ca dịch Covid-19 thì ngày 10/10, Tp.Đà Nẵng ghi nhận 1 ca mắc mới. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Tp.Đà Nẵng, để tiếp tục thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống dịch trong thời gian tới, Trung tâm đề nghị tăng cường thực hiện kiểm soát và test nhanh/PCR tài xế vào thành phố qua các chốt và các lực lượng cung ứng thực phẩm từ ngoài vào thành phố; phát hiện và cách ly người về từ vùng dịch theo đúng quy định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch tại khu vực phát hiện ca bệnh mới. Rà soát các trường hợp F1, liên quan và nguy cơ để áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch theo quy định. Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch tại các khu công nghiệp, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo đúng quy định của Bộ Y tế.
Hàng ngàn người vẫn ùn ùn ở hai bên đèo Hải Vân trong đêm mưa
Đêm 6-10, người dân từ các tỉnh phía Nam vẫn kéo từng tốp ùn ùn vượt đèo Hải Vân qua tỉnh Thừa Thiên Huế.
Đèo Hải Vân ở cả hai hướng vẫn nườm nượp người, xe đang về quê nhà.
Bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh phía Bắc đi bộ về quê được tỉnh Thừa Thiên Huế đưa xe đón trung chuyển ra Quảng Trị tối 6-10 - Ảnh: B.D
Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online từ 16h tới 21h ngày 6-10 cho thấy lượng người chạy dọc quốc lộ 1, chở theo đồ đạc, trẻ con và người già vẫn còn rất lớn. Trong ngày, tỉnh Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế đã tổ chức các đoàn xe khách 45 chỗ trung chuyển hàng trăm người đi bộ qua địa phận từng tỉnh.
Lúc 19h, khu vực chân đèo Hải Vân ở ngay đầm Lăng Cô có hàng ngàn người chở theo đồ đạc được dồn tập trung lại một điểm để khai báo y tế. Tại đây, những người về Huế sẽ được lập danh sách, đưa lên xe ô tô để chở đi cách ly tại các địa điểm mà tỉnh Thừa Thiên Huế bố trí. Những người về các tỉnh khác sẽ được tổ chức thành đoàn, khi đủ số lượng sẽ được CSGT dẫn đường để đi ra khỏi địa phận tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong màn mưa dày đặc và tối như màn nhung, chúng tôi ngược tuyến đường từ thị trấn Lăng Cô theo đường bộ đèo Hải Vân để ghi nhận cảnh người dân tìm cách về quê. Mưa rất lớn, trời tối không rõ mặt người dù chỉ đứng cách nhau vài bước chân nhưng hàng đoàn người ở Nghệ An, Hà Tĩnh, nhiều nhất là Hà Giang, Yên Bái, Lạng Sơn chở theo đồ đạc, con cái trên những chiếc xe máy rách bươm để vượt đèo. Nhiều người chở theo con nhỏ mới chỉ vài chục ngày tuổi. Vì đường quá trơn và tối nên các xe máy của người đi đường phải dò dẫm trên đèo, người đi trước rọi đèn cho người phía sau nhích từng mét đường để về phía tỉnh Thừa Thiên Huế.
Lúc 20h đêm, đỉnh đèo Hải Vân ở ranh giới Đà Nẵng - Thừa Thiên Huế vẫn có hàng trăm tình nguyện viên và nhiều người về quê đứng tập trung để nghỉ ngơi, hỗ trợ nhau. Trước việc người dân bất chấp nguy hiểm để về quê, vài ngày qua các nhóm thiện nguyện tại Đà Nẵng đã cùng nhau tổ chức điểm hỗ trợ đồng bào hồi hương, địa điểm đặt trên đỉnh đèo Hải Vân.
Nhiều người chạy xe máy, chở theo cả gia đình khi về tới khu vực này thì kiệt sức, đói lả. Nhiều chiếc xe máy rã thành từng bộ phận, hư hỏng nặng và được các tình nguyện viên sửa sang, thay phụ tùng để tiếp tục hành trình.
Người lao động về quê được đưa lên xe đón qua Đà Nẵng, Huế chiều 6-10 - Ảnh: B.D
Gần 21h, chúng tôi men theo đỉnh đèo Hải Vân xuôi về hướng Đà Nẵng và vẫn thấy có nhiều nhóm lao động đi thành từng tốp khoảng 3-6 xe máy hướng lên đỉnh đèo để về quê. Tuy nhiên, từ sau 21h rất nhiều xe máy của người dân hướng lên đèo đã được lực lượng chốt chặn ở chân đèo Hải Vân hướng Đà Nẵng chặn lại, yêu cầu quay đầu.
Tất cả xe của bà con được các xe tình nguyện viên hướng dẫn về khu vực trung chuyển để đi qua hầm đường bộ Hải Vân. Ông Phạm Hoàng Ân - giám đốc trạm vận hành trung chuyển hầm Hải Vân - cho biết trong tối 6-10, Ban quản lý hầm Hải Vân đã mở barie, đón toàn bộ bà con đi xe máy về quê để vào khu vực nhà chờ, đưa qua hầm đường bộ.
Lúc 21h30, khu vực nhà chờ tại Ban quản lý hầm đường bộ Hải Vân đông nghẹt người. Hàng ngàn bà con sau một ngày chạy xe giữa mưa gió trên quốc lộ, khi về tới đây biết hầm trung chuyển nên nhiều người không giấu được vui mừng.
"Chúng tôi chỉ biết cắm đầu cắm cổ chạy để làm sao qua được đèo trước khi trời tối, nhưng về tới đất Đà Nẵng thì đã trời nhá nhem, lại mưa lớn. Nếu hầm Hải Vân không mở, chúng tôi không còn lựa chọn nào khác là bật đèn pha dò dẫm qua đường đèo", anh Nguyễn Văn Cảnh - công nhân tại Bình Dương đi xe máy về huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh - nói khi đứng đợi trung chuyển trước cửa hầm Hải Vân.
Cậu bé này mới tròn 22 ngày tuổi nhưng phải theo cha mẹ trên chiếc xe máy nhàu cũ để vượt hàng ngàn cây số về quê ở huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Ảnh chụp tối 6-10 - Ảnh: B.D
Một người đàn ông mắt đỏ như máu sau nhiều giờ chạy xe giữa mưa gió - Ảnh: B.D
Ngoài đồ ăn nhanh, khẩu trang thì thuốc nhỏ mắt là mặt hàng được các nhóm thiện nguyện hỗ trợ nhiều nhất cho bà con trên hành trình về quê nhà - Ảnh: B.D
Cảnh sát yêu cầu người về quê vào Huế khai báo y tế, đợi trung chuyển ra khỏi địa phận tỉnh - Ảnh: B.D
Các nhóm tình nguyện đứng xuyên đêm trên đỉnh đèo Hải Vân để tiếp sức cho người đi đường - Ảnh: B.D
Mệt lả vì đi đường và trời tối, cậu bé này nằm ngủ ngon lành trong vòng tay mẹ khi tới đỉnh đèo Hải Vân tối 6-10 - Ảnh: B.D
Chiếc xe máy rách nát và hư hỏng không thể đi tiếp của một lao động tỉnh Lạng Sơn trên đường về quê khi qua đèo Hải Vân tối 6-10 - Ảnh: B.D
Những người lao động nghèo vẫn vượt đèo trong đêm tối và mưa để về quê - Ảnh: B.D
Các sinh viên Đà Nẵng sửa xe máy cho một người đi đường trên đỉnh đèo Hải Vân - Ảnh: B.D
Hàng ngàn người lao động tìm cách lên đèo Hải Vân nhưng buộc phải lui lại để trung chuyển qua hầm đường bộ nhằm đảm bảo an toàn - Ảnh: B.D
Dòng người lao động hồi hương ùn ùn đổ về trạm trung chuyển hầm Hải Vân lúc 21h tối 6-10 - Ảnh: B.D
Chuyện lượm lặt về những hành trình gian nan về quê tránh dịch Hành trình hồi hương dài hàng nghìn cây số là những giấc ngủ vội bên đường, những bữa ăn tạm ổ bánh mì lót dạ, những gương mặt bơ phờ mệt mỏi của người lao động tha hương... Rạng sáng ngày 5/10, những dòng người đi xe máy từ miền Nam về quê tránh dịch tiếp tục hành trình qua địa phận Đà...