Sau 2 ngày tiêm phòng, bé gái tử vong
Sau 2 ngày tiêm phòng BCG (phòng bệnh lao), vào lúc 2 giờ sáng 7.5, bé gái Trần Nhã Kỳ (hơn 1 tháng tuổi, trú ở 45/7, đường Trần Phú, phường Quyết Thắng, TP.Kon Tum, Kon Tum) đã tử vong.
Ảnh minh họa
Sáng 7.5, chị Hồ Thị Kiều (mẹ bé Kỳ) cho biết vào chiều 5.5, sau khi đưa cháu Kỳ đi tiêm chủng mũi BCG về thì có biểu hiện nóng, sốt và hay khóc.
Tuy nhiên, do cháu vẫn bú nên gia đình không cho uống thuốc và đưa đi điều trị bệnh viện. Đến 2 giờ sáng 7.5 thì phát hiện cháu Kỳ tử vong.
Trưởng Trạm y tế phường Quyết Thắng, bà Nguyễn Thị Bích Vân, cho biết tiêm phòng BCG cho cháu Kỳ do đích thân bà Vân và hai nhân viên y tế khác là Trần Thị Hoàng Phương và Phạm Văn Triệu thực hiện.
Theo bà Vân, trước khi tiêm phòng thì cháu Kỳ đã khám sàng lọc, không phát hiện cháu Kỳ có bệnh gì. Sau tiêm, cháu Kỳ được giữ 30 phút mới cho về nhà.
Video đang HOT
Theo như chị Kiều, trước khi tiêm chủng, cháu Kỳ đã có biểu hiện ho, nóng nhẹ nhưng gia đình không nói với nhân viên y tế khám sàng lọc.
Theo Trung tâm y tế TP.Kon Tum chiều 7.5, mũi BCG tiêm cho cháu Kỳ thuộc lô 240 của nhà sản xuất IVAC, hạn dùng đến tháng 11.2015.
Qua điều tra sơ bộ thì tất cả các cháu tiêm mũi BCG cùng ngày với cháu Kỳ đều ổn định. Tât cả các vắc xin đều được bảo quản tốt.
Chiều 7.5, bác sĩ Đào Duy Khánh, Phó giám đốc Sở Y tế Kon Tum, cho biết chiều 7.5 đã niêm phong toàn bộ số thuốc này và giữ tất cả các lọ BCG đã tiêm chủng để tiếp tục làm rõ.
Sở Y tế Kon Tum sẽ mời Trung tâm vệ sinh dịch tễ Trung ương tại Đắk Lắk vào cuộc điều tra, xác minh lại toàn bộ sự việc.
Theo TNO
Thủ tướng nhắc nhở ngành y tế rút kinh nghiệm để phòng chống dịch bệnh tốt hơn
Tại cuộc họp khẩn về phòng chống dịch sởi diễn ra vào chiều tối qua 23-4, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Bộ Y tế cần rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong nắm tình hình, trong công tác thông tin tuyên truyền... để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh thời gian tới.
Không để lây chéo là biện pháp quan trọng hiện nay để khống chế bệnh sởi
Thẳng thắn nhìn nhận
Báo cáo về diễn biến bệnh sởi hiện nay, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, dịch sởi xuất hiện sớm cộng thêm thời tiết xấu kéo dài gây quá tải cục bộ tại các bệnh viện tuyến Trung ương. Tuy nhiên, hiện số bệnh nhân mắc và tử vong đều đã giảm. Cũng theo lãnh đạo Bộ Y tế, vaccine tiêm phòng sởi hiện không thiếu do trong nước đã sản xuất được, máy thở cũng đã được bổ sung đầy đủ. Về chuyên môn, Bộ Y tế đã lên phác đồ điều trị, các phương án ngăn chặn, lập kế hoạch dịch tễ toàn diện. Song người đứng đầu Bộ Y tế cũng bày tỏ lo lắng khi tỷ lệ tiêm chủng bệnh sởi không cao, mới chỉ đạt khoảng 65%, nhất là tại một số thành phố lớn, dân trí cao "vì sợ tai biến".
"Công tác truyền thông yếu và không hiệu quả dẫn đến tỷ lệ tiêm chủng thấp, rồi việc người bệnh tập trung đông tại một số bệnh viện tuyến Trung ương ở Hà Nội, trong khi cơ sở vật chất thiếu, nhất là phòng điều trị. Nếu còn tình trạng nằm ghép giường thì việc giảm tỷ lệ tử vong gặp nhiều khó khăn", bà Nguyễn Thị Kim Tiến cho hay. Lãnh đạo Bộ Y tế thừa nhận, truyền thông phòng chống dịch còn yếu kém cũng như nhiều địa phương thiếu tập trung chỉ đạo dẫn đến kết quả tiêm chủng ì ạch. "Phấn đấu đạt tỷ lệ tiêm chủng 95% cũng chưa hẳn an toàn vì chỉ bảo hộ 95%, vẫn còn 5% mắc bệnh. Dịch bệnh đang có chu kỳ quay trở lại, bùng phát cao, ngay nước Mỹ đã thanh toán hoàn toàn bệnh giờ cũng tái dịch. Việt Nam cam kết năm 2017 khống chế dịch bệnh này", Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến nói.
Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Vũ Hồng Khanh cho biết, sau 3 năm Hà Nội mới có bệnh nhân sởi trở lại và trường hợp đầu tiên vào cuối tháng 12-2013. Từ khi có dịch trở lại, Hà Nội có 1.339 bệnh nhân sởi (tính cả trường hợp sởi và triệu chứng sởi là sốt phát ban), phân tán ở 584 xã, phường, thị trấn. Hiện còn 766 bệnh nhân, trong đó đang nằm viện 511 bệnh nhân, còn lại điều trị tại nhà.
Theo ông Vũ Hồng Khanh, số bệnh nhân mắc cao nhất trong ngày là vào 26-3 với 27 trường hợp. Tháng 3 ghi nhận nhiều nhất với 543 trường hợp. "Từ đầu năm đã có 54 bệnh nhân tử vong liên quan đến sởi, trong đó trực tiếp do sởi là 14 bệnh nhân, còn lại trên các nền bệnh khác. Những trường hợp này hầu hết chưa được tiêm vaccine. Đặc biệt có trường hợp bệnh nhân 42 tuổi và 1,5 tháng tuổi vẫn mắc sởi, là rất lạ".
Kết quả tiêm phòng sởi của Hà Nội đến nay đã đạt 95,4% do tích cực vận động, tuyên truyền. Nhiều điểm tiêm tiếp cả nghìn trường hợp mỗi ngày nên tắc nghẽn. Tuy nhiên, điều đáng lo ngại theo Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội là dù số bệnh nhân nhập viện giảm, nhưng số ca nặng nhập viện có nguy cơ tử vong cao.
Không được dồn bệnh nhân vào một chỗ
Chỉ đạo tại cuộc họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá, hiện bệnh sởi đã có xu hướng giảm, song vẫn còn rất phức tạp, không được chủ quan, lơ là, cần tập trung đồng bộ các giải pháp.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế, các cơ quan chức năng của Bộ và các địa phương, nhất là Hà Nội, TP.HCM cần tập trung chỉ đạo chặt chẽ việc cấp cứu, điều trị, phải hạn chế thấp nhất tử vong, không để lây chéo. "Không được dồn bệnh nhân vào một chỗ quá đông và quyết tâm dập tắt sởi càng sớm càng tốt", Thủ tướng chỉ đạo.
Về kết quả tiêm chủng còn ì ạch, Thủ tướng nhấn mạnh vai trò của tuyên truyền là hết sức quan trọng, cần tập trung làm tốt để người dân đi tiêm phòng, phấn đấu tối thiểu đạt 95%. "Hiện chỉ đạt 65,3% là rất thấp, có tới 11 tỉnh tỷ lệ tiêm phòng dưới 50% cần phải phê bình. Nhân dân chưa nhận thức được đầy đủ thì phải tích cực phổ biến, vận động. Đừng để người dân đổ xô đi mua hạt mùi... về phòng chữa sởi mà tác dụng chỉ có hạn"- Thủ tướng đề nghị.
Trước diễn biến dịch phức tạp trong thời gian qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở: "Bộ Y tế và các địa phương cần rút kinh nghiệm trong chỉ đạo, theo dõi tình hình dịch bệnh cho kịp thời, đúng mức, trọng tâm, trọng điểm, hiệu lực và hiệu quả. Nếu thời gian qua làm tốt việc chỉ đạo, tuyên truyền, vận động thì đã giảm được tỷ lệ mắc và không có chuyện dồn lên một chỗ tạo ra lây chéo".
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhắc nhở ngành y tế cần rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành, trong nắm tình hình, trong công tác thông tin tuyên truyền,... để thực hiện tốt hơn công tác phòng chống dịch bệnh trong thời gian tới. Đồng thời tiếp tục lưu ý thực hiện tốt việc nghiên cứu, phân tích dịch bệnh, đặc điểm dịch tễ, vi rút học... tăng cường đào tạo cán bộ cho công tác phòng chống dịch bệnh.
Theo ANTD
Chen chúc đi tiêm phòng sởi cho trẻ, nhưng... hết thuốc Hàng trăm bà mẹ đưa con đến tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội đã phải ra về mà không tiêm được, sau khi chen chúc, chờ đợi hàng giờ vì hết thuốc. Tại điểm tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi- Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội (TTYTDP- số 70 Nguyễn Chí Thanh, Ba Đình,...