Sau 2 ngày, 130 vé tàu nguyên khoang đã được bán
Thông tin từ Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội (Haraco), đơn vị đã bán được 130 vé nguyên khoang, nguyên toa sau hơn 2 ngày mở bán chính thức.
Bà Phùng Thị Lý Hà, Phó Tổng Giám đốc Haraco cho biết, đây là sản phẩm dịch vụ mới của ngành đường sắt nhằm thu hút hành khách đi tàu an toàn hơn giữa tình hình dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp.
Theo Haraco, từ nay đến 31/12/2021, ngành đường sắt tổ chức bán vé nguyên khoang, nguyên toa loại toa khoang 4 giường và khoang 6 giường đối với hành khách đi tàu có cự ly từ 300km trở lên. Sản phẩm này nhằm đáp ứng nhu cầu của hành khách muốn có không gian riêng khi đi tàu cùng gia đình, người thân hoặc theo nhóm.
Để đảm bảo an toàn phòng dịch, ngành đường sắt sẽ có xe phục vụ đưa đón tại nhà nếu hành khách có nhu cầu. Lái xe đã được tiêm phòng đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 theo quy định. Tại các nhà ga, hành khách được bố trí phòng đợi hoặc khu vực chờ tàu riêng và bố trí lối đi riêng khi lên, xuống tàu. Trên tàu, hành khách được phục vụ ăn uống tại khoang, tại toa để hạn chế đi lại, tiếp xúc.
Đặc biệt, trong thời gian đầu triển khai dịch vụ, ngành đường sắt thực hiện giảm 10% đối với hành khách mua nguyên khoang và 15% đối với hành khách mua nguyên toa. Hành khách có vé đi nguyên khoang, nguyên toa được miễn phí 100% suất ăn trên tàu.
Giá vé nguyên khoang, nguyên toa sẽ tính trên cơ sở giá vé một chỗ nhân với số chỗ trong khoang, trong toa. Ví dụ, khách mua nguyên khoang loại 4 giường/khoang, giá bán sẽ là tổng giá vé 4 giường này, sau đó giảm 10% theo quy định.
Đại diện Haraco cho hay, mức giảm này trên cơ sở giá vé đã niêm yết đối với các mác tàu hiện hành, không phải giá vé xây dựng riêng cho loại khoang, loại toa bán theo hình thức này.
Video đang HOT
Đối với hành khách thuộc các đối tượng được giảm giá như thương binh, người khuyết tật, người cao tuổi, trẻ em… sẽ được hưởng mức giảm giá cao nhất.
Tuy mua nguyên khoang, nguyên toa nhưng số lượng hành khách đi tàu trong một khoang, một toa phải bằng hoặc ít hơn số chỗ cung ứng trong khoang, trong toa theo quy định.
Theo Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội, giá vé cao nhất đi suốt Hà Nội – Sài Gòn theo hình thức bán nguyên toa, nguyên khoang sau khi giảm giá còn khoảng 1.457.000 đồng/lượt đối với một giường khoang 4 tầng 1.
Sau hơn 2 ngày mở bán, khá nhiều hành khách hứng thú với sản phẩm này. Tính đến sáng nay, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội đã bán được 130 vé nguyên khoang, trong đó 86 vé tàu SE5 và 44 vé tàu SE6.
Ngành đường sắt tăng trưởng vận tải hàng hóa không bù đắp được cho vận tải hành khách
Từ đầu năm đến nay, vận tải hàng hóa của ngành đường sắt duy trì được mức tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên, do tỷ trọng chỉ chiếm 30% tổng doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) nên tăng trưởng này không thể bù đắp được sản lượng giảm sâu từ vận tải hành khách.
Người dân về quê trong ngày đầu tiên khai thác tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh, ngày 13/10/2021. Ảnh minh họa: Lê Phú/TTXVN
Tuy nhiên, trong bối cảnh dịch COVID-19 còn nhiều bất định, việc kịp thời chuyển hướng sang đẩy mạnh vận tải hàng hóa đã phần nào giúp ngành đường sắt vượt qua khó khăn do đại dịch.
Vắng khách, đường sắt giảm nhiều đôi tàu
Sau hai tuần lượng hành khách đi tàu tăng mạnh khi được Bộ Giao thông vận tải cho phép chạy lại tàu khách từ ngày 13/10, ngành đường sắt cũng tăng nhiều đôi tàu để đáp ứng nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, từ giữa tuần vừa qua, khách đi tàu có dấu hiệu giảm mạnh, buộc các công ty vận tải đường sắt phải cắt giảm các đôi tàu khách.
Theo đó, ở khu vực phía Bắc, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Hà Nội vừa ra thông báo tạm dừng chạy đôi NA1/2 Hà Nội - Vinh từ ngày 1/11.
Hành khách có vé tàu SE3/SE4, NA1/2 trong thời gian tạm dừng chạy liên hệ nhà ga trước giờ tàu chạy để trả vé không mất phí.
Trong khi đó, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn cho biết sẽ tạm dừng chạy đôi tàu khách Thống nhất SE3/SE4 Sài Gòn - Hà Nội từ ngày 3/11/2021 do nhu cầu đi lại của hành khách trên tuyến đường sắt Bắc - Nam giảm.
Như vậy, từ ngày 3/11 trên tuyến đường sắt Bắc - Nam, ngành đường sắt chỉ chạy hàng ngày 2 đôi tàu khách SE5/SE6, SE7/SE8. Tàu SE5 xuất phát ga Hà Nội lúc 15h20, đến ga Sài Gòn lúc 5h50; Tàu SE6 xuất phát ga Sài Gòn lúc 15h20, đến ga Hà Nội lúc 5h21. Tàu SE7 xuất phát ga Hà Nội lúc 6h00, đến ga Sài Gòn lúc 20h02; Tàu SE8 xuất phát ga Sài Gòn lúc 6h00, đến ga Hà Nội lúc 19h52.
Tại văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải mới đây, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) cho biết, sau giai đoạn thí điểm mở lại tàu khách, giai đoạn tiếp theo từ 21-27/10/2021, ngành đường sắt đã thực hiện 98 chuyến tàu, vận chuyển được hơn 23.400 lượt hành khách.
Tuy nhiên, lượng khách đi tàu giảm dần, ngành đường sắt đã phải dừng tạm dừng chạy đôi tàu SE21/22 Sài Gòn - Đà Nẵng từ ngày 25/10.
Nguyên nhân vắng khách đi tàu, theo VNR là do số lượng đường bay và số chuyến tại các đường bay của ngành hàng không được tăng cường, giá vé rẻ. Mặt khác, vận tải hành khách công cộng bằng đường bộ liên tỉnh đã được mở lại. Vì vậy, lượng hành khách trên tuyến đường sắt Hà Nội - TP Hồ Chí Minh giảm dần, đặc biệt là chiều Hà Nội - TP Hồ Chí Minh.
Đẩy mạnh vận tải hàng hóa
Về tình hình sản xuất kinh doanh của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, trao đổi với phóng viên TTXVN ngày 2/11, ông Đặng Sỹ Mạnh, Tổng giám đốc VNR chia sẻ, năm 2020, Tổng công ty lỗ hơn 1.300 tỷ đồng, năm nay tình hình sản xuất kinh doanh của VNR còn khó khăn hơn. Chỉ hai quý đầu năm, VNR đã lỗ hơn 940 tỷ đồng. Đến thời điểm hiện tại, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam cũng chưa thể tính toán được số lỗ dự kiến của cả năm vì còn phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh. Nếu dịch bệnh COVID-19 được kiểm soát thì tổng công ty sẽ giảm được số lỗ.
Về các giải pháp để bù đắp nguồn thu do vận tải hành khách không được hoạt động, ông Đặng Sỹ Mạnh cho biết, từ năm 2020 đến nay, ngành đường sắt đã đẩy mạnh hướng vận tải hành khách sang vận tải hàng hóa. Tuy nhiên, do tỷ trọng đóng góp vào doanh thu của vận tải hành khách chiếm tới 70% doanh thu của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam nên mặc dù tăng được doanh thu của mảng vận tải hàng hóa cũng chưa thể khỏa lấp được khó khăn từ vận tải hành khách.
Ngoài việc tăng sản lượng vận tải trong nước, thống kê của VNR cho thấy sản lượng hàng hóa liên vận quốc tế đường sắt từ đầu năm đến nay đã tăng vọt. Hàng liên vận xuất nhập khẩu nói chung qua cửa khẩu ga Đồng Đăng, ga Lào Cai tăng hơn 40% so với cùng kỳ 2020. Riêng hàng xuất đi Nga và châu Âu, 9 tháng năm 2021 đạt khoảng 1.800 TEU. Hàng hóa chủ yếu là hàng điện tử từ Hải Phòng, Bắc Ninh, Thái Nguyên; hàng da giầy, dệt may từ miền Trung, miền Nam.
Lãnh đạo VNR đánh giá, vận tải hàng hóa tăng trưởng là kết quả từ các giải pháp chuyển dịch cơ cấu vận tải, tập trung thúc đẩy vận tải hàng hóa, xác định vận tải hàng hóa là trọng tâm từ năm 2019 nhờ các chính sách như điều chỉnh giá cước linh hoạt; hệ thống quản trị vận tải hàng hóa qua mạng; mở rộng nguồn hàng; đẩy mạnh vận tải hàng hóa liên vận tới các thị trường...
Thực tế, trong nhiều năm trước, đường sắt đã mở tuyến hàng hóa liên vận quốc tế (thông qua Trung Quốc sang thị trường châu Âu tập trung vào tàu hàng container) và tàu chạy qua biên giới (Việt Nam-Trung Quốc). Sản lượng hàng hóa của các tuyến này chiếm khoảng 20% lượng hàng hóa của ngành đường sắt và thời gian tới sẽ tập trung đẩy mạnh...
Tổng giám đốc VNR Đặng Sỹ Mạnh cho hay, đơn vị đang tìm giải pháp nâng cao năng lực vận tải đường sắt; tiếp tục chú trọng đẩy mạnh vận tải hàng hóa. Trong đó, khẩn trương xây dựng sàn giao dịch vận tải; tiếp tục duy trì các chân hàng truyền thống, khách hàng cũ, chú trọng tìm kiếm nguồn hàng, luồng hàng, đối tác mới để nâng cao sản lượng và tăng doanh thu vận tải hàng hóa, bù đắp một phần cho vận tải hành khách...
Hướng dẫn mới quy trình tổ chức vận tải đường sắt mùa dịch Ngày 30/8, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành hướng dẫn tạm thời về tổ chức giao thông, kiểm soát dịch đối với hoạt động vận tải bằng phương tiện giao thông đường sắt trong thời gian phòng, chống dịch COVID-19. Phun thuốc khử trùng tại ga Hà Nội. Ảnh minh họa: Huy Hùng/TTXVN Theo hướng dẫn trên, ngoài các yêu cầu...