Sau 2 năm ly hôn, bữa cơm đầu tiên với vợ cũ khiến tôi bật khóc và kiên quyết dù chết cũng phải tái hôn
Tôi đến đúng lúc vợ và các con chuẩn bị ăn tối. Chúng nhìn tôi ngơ ngác, có phần sợ sệt vì lúc này râu tôi rất rậm.
Cưới nhau được 3 năm thì tôi và vợ ly hôn. Khi ấy vợ tôi vừa mới sinh đứa con thứ 2 được 2 tháng. Lúc đó có thể có rất nhiều người cho rằng tôi đã quá tàn nhẫn khi bỏ vợ nhưng thực sự là vợ chồng chúng tôi đã không thể níu kéo thêm được nữa.
Trước đây vợ tôi vốn là cô gái nhanh nhẹn hoạt bát, hay nói hay cười và sống rất tâm lý. Thế nhưng sinh đứa con đầu xong cô ấy đã thay đổi đi nhiều. Dạo đó tôi đi công tác xa, nên không yêu tâm đã bảo mẹ mình lên giúp vợ khi cô ấy sinh nở. Mẹ vợ tôi thì đã mất từ trước khi tôi quen cô ấy.
Thời gian vắng nhà, thi thoảng tôi gọi điện về thì thấy vợ có kêu ca phàn nàn về việc chăm cháu giữa bà và cô ấy. Hình như có lần mẹ tôi nghe được nên đã gọi lại cho tôi nói khó nghe rằng nếu con dâu không thích thì bà về luôn chứ không ở lại nữa. Tôi nhẹ nhàng xin lỗi mẹ và bảo bà bớt giận, dù sao vợ tôi cũng mới sinh đứa đầu và cũng là vì lo lắng cho con thôi.
Những lần sau tôi gọi điện về, vợ chỉ nói những chuyện liên quan tới con, giọng cô ấy ngày càng thay đổi, trầm hẳn xuống và không hề cười. (Ảnh minh họa)
Sau lần ấy tôi bảo vợ xin lỗi mẹ và đừng cãi lời bà nữa. Dù sao bà cũng đã có rất nhiều kinh nghiệm rồi, lời bà nói thì nên nghe theo. Vợ tôi im lặng không nói câu gì. Những lần sau tôi gọi điện về, vợ chỉ nói những chuyện liên quan tới con, giọng cô ấy ngày càng thay đổi, trầm hẳn xuống và không hề cười.
Con được 5 tháng thì tôi mới về thăm con lần đầu tiên. Nhìn con gái mà tôi cũng xót lắm. Con vừa mới bị đi ngoài da xanh lét. Mẹ tôi thì cứ xuýt xoa. “Con mẹ mày không biết nuôi con, bà bảo thì không nghe cứ ăn linh tinh vào nên sữa lạnh giờ cháu bà đi ngoài khổ thế này đây”.
Tôi cũng định hỏi vợ xem vợ ăn gì mà để con đi ngoài thì mãi mới thấy cô ấy lò dò từ phòng vệ sinh bước ra.
- Em làm gì trong ấy cả tiếng mới ra vậy?.
- Em bị táo?
- Sao lại bị táo?
- Hôm trước em ăn củ khoai luộc, mẹ bảo tại ăn thế nên mới đi ngoài thế là mẹ xin hồng xiêm xanh về bắt em ăn. Giờ ăn xong em lại táo. Chiều anh với em đưa con đến viện khám xem con bị sao.
- Việc gì phải đi viện, chị cứ ăn thêm hồng xiêm là cháu tôi khỏi ngay – giọng mẹ tôi đanh lại. Vợ tôi chẳng dám nói thêm câu gì.
Dạo vợ tôi hết thai sản chuẩn bị đi làm, cô ấy đã định gửi con đi trẻ nhưng tôi muốn mẹ tôi ở lại trông cháu cho con cứng cáp hơn. Chẳng gì bằng bà cả, thế là mẹ tôi ở lại tới khi con tôi hơn 1 tuổi bà mới về.
Video đang HOT
Và suốt thời gian đó tôi cũng vắng nhà thường xuyên, nhưng mỗi lần về thấy con gái chỉ nhỉnh hơn một chút. Tôi thắc mắc vợ sao không chăm con thì cô ấy nói bà nội nhận cho cháu ăn, em không có ý kiến gì được.
Vợ chồng cũng ít nói chuyện với nhau hơn. Còn mẹ tôi thì cứ chê vợ tôi đoảng, không biết nuôi con. Tôi thấy vợ khác nhiều, kiểu như cũng có vẻ bất mãn với mẹ chồng. Khi ấy tôi chỉ thấy vợ ích kỉ, không biết điều có người trông con cho lại còn thái độ. Hai vợ chồng tình cảm cũng không còn như xưa.
Rồi vợ tôi bầu và sinh đứa con thứ 2. Tôi lại bảo mẹ lên trông cháu nhưng vợ tôi không đồng ý. Cô ấy bảo tự mình lo được, song tôi không chịu nhất quyết bảo mẹ lên. Vợ tôi vốn ít nói sau khi sinh đứa thứ nhất, giờ sinh đứa thứ 2 lại càng ít nói hơn. Thậm chí mẹ tôi còn nói với tôi rằng: “Tao tưởng vợ mày bị câm rồi”.
“Tao tưởng vợ mày bị câm rồi”. (Ảnh minh họa)
Tôi cũng chán, mặc cô ấy. Cho tới một hôm mẹ và vợ tôi vùng vằng về chuyện pha sữa cho cháu uống. Vợ tôi ít sữa nên phải cho con uống sữa ngoài.
- Mẹ từ từ để con tráng bình lại đã rồi con pha cho cháu uống. Bình không vệ sinh sạch cháu uống lại bị đi ngoài.
- Cô chê tôi làm bẩn chứ gì. Cái loại mẹ không biết nuôi con lại còn lên giọng. Tôi nuôi mấy đứa con đứa nào cũng nhiều sữa chứ đâu phải mua sữa ngoài như cô thế này. Chỉ khổ con tôi thôi, suốt ngày cày mặt đi làm để cô ngồi chơi.
- Mẹ đừng nói thế con không ngồi chơi. Nếu mẹ muốn con đi làm ngay ngày mai con sẵn sàng đi.
- Á à, cô dám quát vào mặt mẹ chồng thế à. Anh vào mà xem anh dạy vợ thế nào để vợ anh cãi mẹ chồng nhem nhẻm đây này.
- Mẹ…
Vợ chưa kịp nói dứt câu tôi từ ngoài xông vào đã tặng ngay cô ấy cái tát. Mẹ tôi thu dọn đồ đạc về quê. Vợ chồng tôi cũng chẳng ai nói với ai câu nào. Mấy ngày sau cô ấy viết đơn ly hôn, 1 tháng sau thì tòa giải quyết xong xuôi. 2 đứa con nhỏ theo mẹ. Ngày tôi ra tòa mẹ tôi gọi điện bảo: “Lấy đứa khác, loại vợ như thế không thiết”.
Sau khi li dị vợ tôi chán nản cùng cực, lúc đó công ty có đợt đi công tác Tây Nguyên 2 năm, tôi nhận đi luôn, nhà để cho vợ ở nuôi con chứ cũng chưa chia. Tòa quyết định hàng tháng tôi phải trợ cấp cho vợ một khoản tiền nuôi con nhưng vì công trình tôi làm ở mãi sâu trong rừng nên 1 năm tôi mới gom tiền gửi cho cô ấy được. Thi thoảng gọi điện, cô ấy nói các con vẫn khỏe.
Nhiều đêm nằm một mình trong lán, nhớ các con vô cùng. Nếu vợ không thay đổi như thế có lẽ chúng tôi vẫn sống hạnh phúc. 2 năm sau kết thúc công trình tôi trở về thăm con và định đưa nốt số tiền trợ cấp 1 năm qua chưa đưa cho vợ.
Tôi đến đúng lúc vợ và các con chuẩn bị ăn tối. Chúng nhìn tôi ngơ ngác, có phần sợ sệt vì lúc này râu tôi rất rậm. Mà cũng phải thôi, con gái được 2 tuổi con trai được 3 tháng tôi đã không sống cùng chúng thì làm sao chúng biết tôi.
Chúng nhìn tôi ngơ ngác, có phần sợ sệt vì lúc này râu tôi rất rậm. (Ảnh minh họa)
Vợ nói tôi ngồi ăn cơm, chỉ là thêm đũa thêm bát thôi. Mâm cơm dọn ra vợ giục tôi ăn còn cô ấy bắt đầu cho hai con ăn, đứa lớn 4 tuổi đã tự xúc được, đứa nhỏ 2 tuổi mẹ vẫn phải tự xúc. Thi thoảng cô ấy lại quay sang giục con lớn ăn và đút cho con một miếng cho nhanh. Nhìn vợ nhanh thoăn thoắt cho hai con ăn, vừa đút vừa nựng chúng. Lâu lắm rồi mới thấy vợ cười nói nhiều như thế, giống y như cái ngày chúng tôi mới cưới vậy. Chỉ một loáng các con đã ăn xong.
Lúc này tôi mới nhìn kĩ các con hơn. Đứa nào nhìn cũng bầu bĩnh đáng yêu. Con gái nhỏ của tôi ngày xưa xanh và gầy giờ má phính như cái bánh bao, da trắng mịn giống mẹ. Con con trai nhỏ giống tôi như đúc, nhìn rất khôi ngô. Nhìn thế này chắc chắn ai cũng nói cô ấy khéo nuôi con.
Nhưng nhìn xuống mâm cơm, thức ăn ngon đã hết chỉ còn lại ít rau và đồ trẻ con không ăn được. Có lẽ ngày nào cũng như thế, vợ cũ chỉ ăn thừa đồ ăn của con.
- Các con ăn ngoan quá.
- Mẹ cháu nấu ăn rất ngon đấy chú, ngày nào chị em cháu cũng ăn nhiều thế này – nghe con gái nói mà tôi rớt nước mắt. Dù vợ cũ đã nói con hãy gọi bằng bố nhưng có lẽ chúng chưa quen.
Giờ thì tôi đã hiểu. Ngày đó có lẽ vì áp lực mẹ chồng trong cách nuôi con quá lớn nên vợ tôi mới thay đổi tính nết như vậy. Thế nhưng tôi cứ đi biền biệt, không hiểu cho vợ lại còn trách cô ấy.
Tối ấy tôi ở lại với các con. Khi chúng đã ngủ say, tôi quỳ xuống chân vợ mình: “Mình làm lại từ đầu đi em, anh xin lỗi anh sai rồi”.
Theo Một Thế Giới
Bữa cơm chan nước mắt hàng ngày của tôi từ ngày sinh con gái
Nhưng đến hôm tôi vào phòng sinh, bế trên tay đứa con gái đỏ hỏn thì mẹ chồng tôi hoàn toàn thay đổi thái độ. Tôi thấy bà khóc lóc, to tiếng, đòi bác sỹ và các nữ hộ sinh xem lại, có khi lại nhầm con rồi không chừng.
Bước chân về làm dâu n hà anh , những tưởng cuộc sống của tôi sẽ êm đẹp vì nhà chồng cũng có điều kiện, bố mẹ chồng hiền lành. Nào ngờ, bi kịch của tôi lại bắt đầu từ ngày tôi bước chân vào căn nhà ấy.
Mẹ chồng tôi xuất thân trong gia đình gia giáo, có điều kiện. Mới nhìn cung cách của bà là tôi đã thấy sợ, bởi mẹ chồng tôi cái gì cũng chỉn chu, từ những cái nhỏ nhặt nhất. Thế nên ngày nào tôi cũng phải căng óc ra nghĩ làm gì, nấu món gì cho vừa lòng bố mẹ chồng. Có vẻ như chồng tôi cũng được thừa hưởng tính cách ấy từ mẹ nên anh rất khó tính trong chuyện ăn uống.
Thế nên ngày nào tôi cũng phải căng óc ra nghĩ làm gì, nấu món gì cho vừa lòng bố mẹ chồng. (Ảnh minh họa)
Mới cưới được 4 tháng, mẹ chồng tôi đã giục tôi đi khám xem chuyện con cái thế nào. Bà suốt ngày buồn rầu rồi nói gần nói xa, bà bảo rằng nhà bà vô phúc nên vớ phải cô con dâu không biết đẻ. Tôi nghe những lời mẹ chồng nói mà nước mắt tuôn trào. Chúng tôi nào dám kế hoạch gì, chẳng qua con cái là cái duyên, chưa tới thì biết làm sao được, tôi cũng có nói với mẹ chồng như vậy nhưng bà chỉ thở dài thườn thượt rồi lôi ra hàng chục "tấm gương" khác quanh khu phố để cho tôi học hỏi theo.
Đến tháng thứ 5, tôi đã khiến mẹ chồng tôi mỉm cười. Cầm cái que thử thai 2 vạch ra đưa cho mẹ chồng xem mà tôi cũng cảm thấy lâng lâng. Kể từ hôm đó, mẹ chồng tôi đối xử với tôi khác hẳn. Bà khi nào cũng cười nói. Tôi cũng vui lắm, tôi nghĩ, có lẽ vì quá mong ngóng chuyện có cháu bế nên mẹ chồng tôi mới có thái độ như vậy.
Tôi có đi siêu âm và biết giới tính của con nhưng nhìn bụng tôi, mẹ chồng tôi bảo bác sỹ siêu âm sai bét rồi, rõ ràng là con trai mà tờ giấy lại ghi con gái là sao. Bà còn động viên tôi ăn nhiều đồ bổ vào cho thằng cháu đích tôn của bà được mạnh khỏe. Mẹ chồng tôi còn bảo, thiếu gì vụ bác sỹ siêu âm sai, tôi không phải lo gì cả.
Nhưng đến hôm tôi vào phòng sinh, bế trên tay đứa con gái đỏ hỏn thì mẹ chồng tôi hoàn toàn thay đổi thái độ. Tôi thấy bà khóc lóc, to tiếng, đòi bác sỹ và các nữ hộ sinh xem lại, có khi lại nhầm con rồi không chừng. Tôi nằm trên giường, cơn đau đẻ vẫn còn âm ỉ, nhưng thấy thái độ của mẹ chồng tôi còn đau đớn hơn.
Tôi thấy bà khóc lóc, to tiếng, đòi bác sỹ và các nữ hộ sinh xem lại, có khi lại nhầm con rồi không chừng. (Ảnh minh họa)
Tôi nằm viện 3 ngày thì được về nhà. Kể từ hôm đó, mẹ chồng tôi đối xử với tôi như người xa lạ. Vì gia đình tôi ở xa nên chồng tôi bảo tôi cứ ở lại đây, mẹ chồng tôi sẽ đảm nhận việc chăm sóc tôi và con gái.
Nhưng những gì mà tôi nhận được từ mẹ chồng những ngày tôi còn ở cữ chỉ là thái độ lạnh nhạt của bà. Mỗi bữa, bà mang vào cho tôi một bát cơm trắng nén chặt rải một lớp muối vừng ở trên. Có hôm thi có thêm bát nước rau luộc hay thay muối vừng bằng bột canh. Bà bảo: "Đẻ con gái thì chỉ ăn thế thôi, ăn nhiều chỉ tổ tốn công giảm béo". Tôi ước tính, bữa ăn hàng ngày của tôi có giá chỉ 5 ngàn đồng là cùng. Vậy mà có hôm mẹ chồng tôi chỉ cho tôi ăn 2 bữa. Tôi đói, mon men ra bếp tìm đồ ăn thì bà quát: "Gái đẻ mà cứ đi lại lung tung trong nhà, cô có biết như thế là gieo rắc điềm xui cho cả nhà không hả?".
Mỗi lần ăn cơm, tôi nghe tiếng mẹ chồng mắng nhiếc ở ngoài mà nước mắt rơi lã chã. Người ta ở cữ được tẩm bổ đủ thứ, còn tôi thì luôn lâm vào tình trạng đói. Người tôi xanh xao, thiếu chất, con gái thì khóc cả ngày vì tôi không có đủ sữa để cho con bú. Chồng tôi nghe lời mẹ, bỏ mặc vợ con không thèm đoái hoài gì cả.
Người ta ở cữ được tẩm bổ đủ thứ, còn tôi thì luôn lâm vào tình trạng đói. Người tôi xanh xao, thiếu chất, con gái thì khóc cả ngày vì tôi không có đủ sữa để cho con bú. (Ảnh minh họa)
Có hôm mẹ tôi lên thăm con gái, thấy tôi chỉ ăn cơm với muối vừng, bà chạy ra xúc thêm bát sườn rim cho tôi vì thấy trên bếp còn rất nhiều. Nào ngờ mẹ chồng tôi giật lại bảo: "Khẩu phần ăn của cháu chỉ thế thôi chị, tôi sợ nó béo chồng lại bỏ".
Tôi tủi thân vô cùng. Chẳng hiểu sao thời đại này rồi mà mẹ chồng tôi vẫn giữ cái tư tưởng trọng nam khinh nữ. Bà không nhìn cháu gái lấy một lần và đối xử với tôi như con sen trong nhà. Tôi không biết phải làm gì khi cứ mỗi ngày lại trải qua bữa cơm chan đầy nước mắt. Liệu tôi có nên ôm con bỏ nhà đi hay không?
Theo Một Thế Giới
Điều ước duy nhất của tôi sau 2 năm kết hôn là có một bữa cơm đúng nghĩa với chồng Yến chỉ cần Tân hoàn thành trách nhiệm của một người đàn ông trong gia đình mà thôi. Vậy mà cũng quá khó với Tân sao? Nếu thế thì Yến đòi chia tay Tân, liệu có quá đáng hay không? Yến kết hôn tới nay cũng đã được 5 năm. Nhìn vào cuộc sống của Yến, ai cũng ghen tỵ, ngưỡng mộ và...