Sau 2 năm bị cấm, xe ba gác vẫn bon trên đường TP.HCM
Nghị quyết 32 của Chính phủ cấm xe 3-4 bánh thô sơ, tự chế lưu thông trên toàn quốc từ ngày 1/1/2010. Tuy nhiên, sau hơn 2 năm triển khai, việc lưu hành xe tự chế vẫn là điều nhức nhối.
Chỉ biết sống bằng nghề “ba gác”
Một số tuyến đường thuộc quận nội thành như quận 1, 3, 5… thường xuất hiện xe ba gác, thô sơ lưu thông, các loại xe này đều đã đăng ký biển số và giấy phép hoạt động theo đúng quy định, ít gặp trường hợp xe tự chế, có chăng cũng chỉ các loại xe đẩy bán hàng rong.
Trong khi đó, các tuyến đường thuộc các quận, huyện vùng ven Kha Vạn Cân, Quốc lộ 13 (quận Thủ Đức), Phan Văn Trị, Quang Trung (Gò Vấp), Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh (Tân Bình), huyện Bình Chánh, Nhà Bè… các loại xe trên đều được tự chế và chở đủ loại vật liệu xây dựng, sắt thép, hàng hoá… ung dung chạy nghênh ngang trên đường, thậm chí nhiều xe chở cao chừng 4m, làm khuất tầm nhìn nhưng vẫn phóng ẩu, gây mất ATGT.
Chủ phương tiện xe ba gác này bất chấp mọi quy định về luật lệ ATGT, ngang nhiên chở hàng hoá cồng kềnh trên Quốc lộ 13, quận Thủ Đức.
Quan sát thực tế trên đường quốc lộ 13, quận Thủ Đức, chỉ trong vòng gần 1 giờ đồng hồ, chúng tôi thấy có khoảng 10 xe ba gác qua lại, chủ yếu tự chế chạy ra từ các con hẻm và đường giao cắt. Người điều khiển luôn chất hàng tối đa mà không quan tâm đến luật lệ giao thông.
Là một người hành nghề xe ba gác trên 10 năm nay, anh Nguyễn Nam Hải, ngụ đường Kha Vạn Cân, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, chia sẻ, dù bị cấm lưu thông và được hỗ trợ kinh phí chuyển đổi nghề nhưng thú thực ngoài việc bỏ sức ra chở thuê kiếm tiền thì anh không biết làm gì hết. Rút kinh nghiệm những lần bị phạt, giờ anh chỉ chở hàng vào buổi tối, giữa trưa hay tờ mờ sáng khi lực lượng CSGT ít đóng chốt.
Video đang HOT
“Bây giờ đã gần 50 tuổi, biết làm cái gì ngoài nghề này. Năm vừa rồi có đầu tư mua chiếc xe gần 10 triệu, chạy gần 1 tháng bị thu giữ. Bây giờ chỉ sắm chiếc xe “cà tàng” để chạy, lỡ có bị bắt cũng không tiếc”, ông Tạ Văn Năm, ngụ xã Phước Lộc, huyện Nhà Bè than thở.
Bài toán nan giải
Ông Nguyễn Ngọc Tường – Phó ban chuyên trách Ban ATGT TP cho hay, sau hơn hai năm cấm xe ba gác, xe thô sơ hoạt động, các tuyến đường trên địa bàn TP đã có chuyển biến tích cực, số lượng giảm rõ rệt. Thế nhưng một số quận, huyện thuộc vùng ven chưa xử lý triệt để và xe tự chế chạy phổ biến ngoài đường, gây mất trật tự, ATGT.
Đầu năm 2012, UBND TP chỉ đạo lập đoàn kiểm tra liên ngành xử lý nghiêm các cơ sở sản xuất, lắp ráp các loại xe ba, bốn bánh tự chế. Ngoài ra, quận huyện cần kết hợp với Sở lao động, thương binh và xã hội TP, tổ chức chuyển đổi nghề cho các trường hợp trên.
Đa số dân hành nghề có trình độ thấp nên mỗi khi bắt đầu làm quen với công việc khác đều nản, họ chỉ biết bỏ sức lao động ra kiếm tiền nên rất khó xử phạt và chưa có biện pháp căn cơ.
Đội CSGT Hàng Xanh, Công an TP lập biên bản xử lý chủ phương tiện xe ba gác tự chế.
Theo Phòng CSGT Đường bộ – Đường sắt, Công an TP, tính đến ngày 20/5, số lượng phương tiện ba gác, xe thô sơ 3,4 bánh có đăng ký là 1.428 xe. Tuy nhiên, lượng phương tiện thô sơ tự chế (không đăng ký) hiện đang hoạt động trôi nổi đông gấp vài chục lần và khó có thể thống kê được con số chính xác.
Theo sự chỉ đạo của UBND TP, đối với các chủ xe tự chế, nếu không tự giác đăng ký và nhận hỗ trợ chuyển đổi nghề sẽ bị tịch thu phương tiện. Xong do loại phương tiện này có giá rẻ (khoảng 5 triệu đồng/chiếc) nên người dân sẵn sàng mua phương tiện thay thế nếu bị lực lượng chức năng bắt giữ.
Nguyên nhân là do một số quận, huyện chưa chú trọng công tác tuyên truyền và xử lý nghiêm, dẫn đến việc thực hiện chưa đồng bộ. Bên cạnh đó, đa số dân nhập cư sinh sống tại các địa bàn này mưu sinh bằng nghề buôn bán dạo, sử dụng nhiều xe đẩy, xe thô sơ, các cửa hàng dịch vụ tại vùng ven vẫn có thói quen dùng xe thô sơ để vận chuyển hàng hóa…
Mặt khác, thực trạng có quá nhiều “lò” sản xuất, lắp ráp xe thô sơ theo kiểu tự phát, thiếu sự quản lý, giám sát của ngành chức năng đã khiến cho số lượng xe thô sơ, tự chế “bùng phát” bất kỳ thời điểm nào, chỉ đến khi TP mạnh tay xử phạt tình hình mới chuyển biến tích cực. Trong tháng 6 tới, Phòng sẽ tiếp tục mở đợt cao điểm xử lý xe tự chế.
Thống kê từ các quận, huyện gửi về Sở Tài chính cho thấy, toàn TP có hơn 24.000 xe 3 – 4 bánh thuộc diện bị đình chỉ lưu thông, trong đó có hơn 3.000 xe của người sử dụng thuộc diện nghèo. Đến nay, ngân sách TP đã tạm ghi kinh phí hơn 120 tỷ đồng cho việc hỗ trợ chủ phương tiện. Sau hơn 2 năm, TP đã xử phạt trên 15.000 trường hợp vi phạm và tịch thu hơn 4.000 xe tự chế.
Triều Dương
Theo Infonet
Xe ba bánh tự chế vẫn ngang nhiên hoạt động
Để lập lại trật tự ATGT, chống ùn tắc cục bộ trên địa bàn, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai hàng loạt biện pháp xử lý xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật. Thế nhưng, vi phạm vẫn tiếp tục tái diễn gây bức xúc dư luận.
Trên thực tế, quy định cấm xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật hoạt động trên địa bàn thành phố đã có từ lâu. Quy định này nhằm mục đích giảm thiểu nguy cơ mất TTATGT, ùn tắc cục bộ trên các tuyến phố - nhất là những điểm thuộc khu vực nội thành. Song, khi nhìn vào những gì đã và đang xuất hiện có liên quan đến xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật trong thời gian qua thì ta không khỏi giật mình. Lẽ vì, số xe vi phạm dạng này đang có chiều hướng gia tăng đáng kể.
Tại các tuyến phố như: Lê Văn Lương, Tôn Đức Thắng, Láng Hạ, Nguyễn Chí Thanh, Thụy Khuê, Đội Cấn, Nguyễn Văn Cừ... vào các giờ cao điểm sáng từ 8h đến 10h; chiều từ 16h đến 18h30" dễ dàng thấy hình ảnh xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật "tung tăng" diễu phố. Không chỉ phớt lờ quy định cấm, nhiều xe còn kiêm thêm dịch vụ chở hàng hóa cồng kềnh gây mất TTATGT, khiến các phương tiện lưu thông trên đường theo đó không khỏi giật mình thon thót trước hiểm họa do xe ba bánh tự chế loại này gây ra.
Điển hình như 10h30" ngày 15/6, dòng phương tiện tham gia giao thông trên tuyến phố Đội Cấn bỗng dạt vội sang hai bên đường. Từ phía sau, một chiếc xe ba bánh tự chế chất đống khung cửa kính rồ ga phóng vọt lên, đi kèm là tiếng còi ngân inh ỏi. Người điều khiển là một nam thanh niên tuổi mới ngoài 30. Còn "nhân viên" phụ xe là một người đàn ông mặc áo bảo hộ lao động. Bám theo chiếc xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh (cũng gắn tem hiệu của thương binh) này trên suốt chiều dài tuyến đường Đội Cấn - Văn Cao - đường ven Hồ Tây, tôi khá lạ trước việc không thấy bóng dáng của lực lượng chức năng kiểm tra, xử lý vi phạm.
Xe ba bánh tự chế vi phạm "đổ" vật liệu xây dựng trên đường Tây Sơn - quận Đống Đa (Hà Nội).
Tìm hiểu về vấn đề này, chúng tôi nhận thấy, một trong những nguyên nhân khiến xe ba bánh tự chế, "nhái" xe thương binh, người tàn tật hoành hành như hiện nay chính là do nhu cầu tìm đến thuê, mướn phương tiện này trong việc vận chuyển hàng hóa, vật dụng gia đình của một bộ phận không nhỏ người dân thời gian qua gia tăng đáng kể.
Thay vì thuê người mang vác như trước đây, giờ số người dân cư trú trong ngõ, ngách có bề rộng 2-3m, thường tìm đến chủ nhân của các phương tiện - xe ba bánh tự chế để vận chuyển vật liệu xây dựng (cát sỏi, sắt thép), đồ dùng sinh hoạt (bàn ghế, tủ cửa). Và, tất nhiên lúc này xe ba bánh tự chế trên nghiễm nhiên trở thành phương tiện có tính năng hoạt động hữu dụng trong các con ngõ, ngách nhỏ trên địa bàn.
Và cũng chính vì nắm bắt tâm lý, nhu cầu của người dân thế nên, tại một số điểm nút giao thông, số xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật đã tập trung lại từng nhóm như: điểm nút giao thông đường Bưởi - Hoàng Quốc Việt, Lê Văn Lương, Hoàng Cầu, Nguyễn Trãi v.v...
Trước thực tế trên, câu hỏi đặt ra, liệu cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, xử lý xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật vi phạm có đánh trống... bỏ dùi? Nhất là, thời gian qua, lực lượng chức năng TP đã hơn một lần ra quân xử lý, thế nhưng vi phạm vẫn hoàn vi phạm. Số lượng xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật thì không ngừng gia tăng gây bức xúc dư luận.
Trao đổi với PV Báo CAND, Trung tá Nguyễn Văn Tòng - Đội trưởng Đội CSGT số 5, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt (CATP Hà Nội) cho biết, trên địa bàn, thời gian gần đây, mặc dù không phải địa bàn "nóng" về các vi phạm xe ba bánh tự chế "nhái" xe thương binh, người tàn tật, thế nhưng, đơn vị cũng đã lập biên bản, xử lý được gần 30 trường hợp xe ba bánh tự chế vi phạm. Đáng chú ý, các trường hợp vi phạm chiếm đa số là thanh niên trẻ, khỏe mạnh tuổi từ 28-35 điều khiển xe với lỗi chở hàng cồng kềnh, không có đăng ký - giấy phép lái xe, không đeo biển kiểm soát... Các trường hợp này theo quy định đều bị tịch thu phương tiện. Cũng theo Trung tá Nguyễn Văn Tòng, để xử lý triệt để tình trạng vi phạm trên, tới đây chính quyền địa phương cũng cần nhập cuộc hơn nữa trong công tác giáo dục, tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về TTATGT
Theo CAND
TP.HCM: Xe ba gác gắn bình xăng tự chế bốc cháy trên đường Chic xe ba gác ông Hiệpiều khiểnang trênờng chở rác cho ch hoa Hậu Giangã bất ngờ bốcy dữ dội. Vụy có thể xuất phát từ hệ thống bình xăng " gây ra. Chic xe ba gác bốcy khiang chở rác Khoảng 17h chiều 6/5, ông Trần Nghĩa Hiệp (48 tuổi, ngụ quận 6)iều khiển xe ba gác máy chở ráciổ từ ch...