Sau 16 năm sống trong sợ hãi mới biết mình bị án oan
Cuối tuần qua, TAND huyện Yên Thế, Bắc Giang chính thức tiếp nhận đơn yêu cầu bồi thường, phục hồi danh dự của ông Nguyễn Hồng Kha, SN 1969, trú tại thôn Đề Thám, xã Đồng Tâm, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Ông Kha là nạn nhân bị oan trong vụ án cách đây 16 năm.
16 năm nay ông Kha luôn lo lắng sống trong sợ hãi, chỉ quanh quẩn vườn nhà vì không rõ mình còn có tội gì
Ngày 2/10/2002, do mâu thuẫn trong việc mắc đường điện, ông Kha và bà Nguyễn Thị Luyến (người cùng địa phương) xảy ra cãi cự dẫn đến xô xát. Theo hồ sơ tố tụng lúc bấy giờ, sự việc xảy ra chỉ có bà Luyến và ông Kha, ngoài ra không có ai chứng kiến. Chỉ đến khi nghe thấy tiếng nói to của bà Luyến thì mới có vài người dân chạy ra can ngăn và sự việc cũng chấm dứt ngay sau đó.
Cơ quan điều tra huyện Yên Thế căn cứ vào việc trước đó ông Kha được cho rằng từng bị xử phạt hành chính để khởi tố tội danh gây rối trật tự công cộng đối với ông. Tuy nhiên, lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền xác nhận cho thấy ông Kha chưa từng bị xử phạt vi phạm hành chính. Đây cũng là lý do Hội đồng xét xử phúc thẩm TAND Bắc Giang ngày 14/5/2003 tuyên chấp nhận nội dung kháng cáo kêu oan của ông Kha về tội gây rối trật tự công cộng, yêu cầu hủy án sơ thẩm (đã tuyên phạt ông Kha 12 tháng tù) “để điều tra, xét xử lại từ giai đoạn đầu”.
Sau khi bị trả hồ sơ điều tra lại, các cơ quan tố tụng huyện Yên Thế “cố gắng” chứng minh hành vi phạm tội của ông Kha là có thật. Tuy nhiên, ngày 24/11/2003, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế buộc phải ra quyết định đình chỉ điều tra bị can vì hành vi của ông Kha “không cấu thành tội gây rối trật tự công cộng căn cứ theo khoản 2, điều 89/BLHS” như chính nhận định của Cơ quan tố tụng này trong một văn bản ký cùng ngày. Điều này đồng nghĩa với việc khởi tố, truy tố và kết án sơ thẩm đối với ông Kha về tội “gây rối trật tự công cộng” là oan.
Theo quy định hiện nay, trách nhiệm bồi thường và khôi phục danh dự cho ông Kha trong trường hợp này thuộc về TAND huyện Yên Thế.
Suốt 16 năm qua, ông Kha chưa từng được biết đến quyết định đình chỉ bị can nói trên mà luôn sống trong lo âu, sợ hãi, suốt ngày chỉ quanh quẩn trong nhà, không dám ra khỏi xã. Chỉ đến khi báo Tiền Phong vào cuộc cùng với đơn thư của ông gửi Viện Kiểm sát thì mới đây, ngày 3/6/2019, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế mới cung cấp quyết định đình chỉ bị can nói trên cho ông Kha.
Video đang HOT
Suốt 16 năm qua, ông Kha chưa từng được biết đến quyết định đình chỉ bị can này mà luôn sống trong lo âu, sợ hãi, suốt ngày chỉ quanh quẩn ở nhà, không dám ra khỏi xã. Chỉ đến khi báo Tiền Phong vào cuộc cùng với đơn thư của ông gửi Viện Kiểm sát thì mới đây,ngày 3/6/2019, Viện Kiểm sát nhân dân huyện Yên Thế mới cung cấp quyết định đình chỉ bị can cho ông Kha.
NGÂN HÀ – NGUYỄN THẮNG
Theo TPO
Vụ oan sai đòi bồi thường 99 tỷ : Tan cửa nát nhà sau khi bị bắt giam
Vợ chồng ông Chu Quang Hưng (sinh năm 1947) bị bắt giam, 4 người con phải sống lang thang bụi đời, 3 người bị nghiện, trong đó 2 người đã mất.
Vợ ông ngồi tù 5 năm về thành ngớ ngẩn, ông đòi bồi thường 99 tỷ đồng là đòi cho tổn thất cho cả vợ mình.
Án oan vì hình sự hóa vụ án dân sự
Ngày 22.4, ông Chu Quang Hưng (sinh năm 1947, người được VKSND TP.HCM công khai xin lỗi, đồng thời ông Hưng đòi bồi thường 99 tỷ đồng) tiếp tục có đơn khiếu nại tố cáo khẩn cấp tới các cơ quan, ban ngành chức năng.
Năm 1995, ông Chu Quang Hưng (thường trú tại 31 Kim Biên, phường 13, quận 5, TP.HCM) bị khởi tố, bắt tạm giam về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản của công dân. Vụ án xuất phát từ một tranh chấp dân sự về việc mua bán nhà nhưng lại bị các cơ quan tố tụng TP.HCM hình sự hóa vụ việc. Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM có kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố ông Hưng thêm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản do ông nhiều lần vay mượn tiền, vàng của một người mà không thanh toán đúng hạn.
TAND TP.HCM đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung sau khi VKSND TP.HCM ban hành cáo trạng truy tố ông Hưng về hai tội danh trên.
Từ một gia đình hạnh phúc, sau án oan, gia đình ông Hưng gánh chịu quá nhiều đau buồn, mất mát không gì bù đắp. Trong ảnh: Vợ chồng ông Hưng thời trẻ. Ảnh: NVCC
Đến tháng 12.1996, sau 13 tháng bị tạm giam, ông Hưng được trả tự do. Năm 2005, VKSND TP.HCM ban hành các quyết định đình chỉ điều tra, đình chỉ vụ án đối với ông Hưng. VKSND TP.HCM xác định các giao dịch của ông với những người khác chỉ là quan hệ dân sự; hành vi của ông Hưng là không cấu thành tội phạm.
Liên quan đến vụ án oan của ông Hưng, đã có 7 cán bộ của 3 cơ quan tố tụng TP.HCM bị kỷ luật. Đối với Công an TP.HCM, nguyên Phó phòng CSĐT bị cảnh cáo, nguyên Đội trưởng Đội điều tra án trị an bị cảnh cáo, điều tra viên trực tiếp điều tra vụ án bị cảnh cáo và giáng một cấp hàm từ đại úy xuống thượng úy. Đối với VKS, Trưởng phòng Kiểm sát án trị an bị khiển trách, hai kiểm sát viên bị cảnh cáo. Đối với tòa án, một thẩm phán bị khiển trách và không được tái bổ nhiệm.
Suốt 20 năm qua, ông Hưng liên tục kêu oan tới nhiều cấp, ngành. Sau khi nhận các quyết định đình chỉ, ông Hưng liên tục gửi các đơn yêu cầu cơ quan tố tụng phải xin lỗi công khai và bồi thường thiệt hại cho ông với số tiền 1 đồng danh dự và 99 tỷ đồng cho những thiệt hại về vật chất và tinh thần mà vợ chồng ông phải gánh chịu.
Quá chậm trong bồi thường oan sai
Ông Hưng lo sợ không đủ sức khỏe chờ đợi đến ngày được bồi thường oan sai vì sự chậm trễ của cơ quan chức năng.
Ngày 19.4, VKSND TP.HCM đã tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Hưng (nay đã 72 tuổi). Đây là buổi xin lỗi lần thứ 3. Tuy nhiên, cũng như những lần xin lỗi trước đó, VKS chỉ xin lỗi nhưng không công khai tiền bồi thường khiến ông Hưng bức xúc.
"Tôi năm nay đã 72 tuổi, 13 tháng bị tạm giam và suốt thời gian dài không được công khai xin lỗi, mất mát của tôi và gia đình không gì bù đắp. Vợ tôi cũng bị bắt giam gần 5 năm trong một vụ án lừa đảo và lạm dụng tín nhiệm khác, sau đó cũng được đình chỉ "do chuyển biến của tình hình" mà không còn áp dụng nữa. Vợ chồng tôi có bốn người con. Thời điểm tôi và vợ bị bắt, các con tôi còn quá nhỏ, đứa lớn mới 12 tuổi, nhỏ 6 tuổi, không nơi nương tựa, không người dạy dỗ, sống lang thang rồi sa vào tệ nạn, tù tội. Hiện 2 đứa đã mất vì bệnh tật, còn đứa con trai út cũng bị nghiện. Vợ tôi từ ngày ra khỏi trại đến giờ cứ như người ngớ ngẩn, thần kinh. Gia đình tôi đã tan cửa nát nhà...", ông Hưng đau đớn thốt lên.
Vợ ông Hưng sau khi bị bắt giam trở về trở thành người ngơ ngẩn, thần kinh không bình thường.
Ông Hưng cho biết thêm, ông đã từng nhập ngũ, tham gia chiến dịch Trường Sơn và bị thương hạng 3/4. Hiện nay tuổi của ông Hưng đã cao, vết thương tái phát cộng với huyết áp cao, tiểu đường hành hạ. Vợ ông thần kinh cũng không bình thường, hoàn cảnh hết sức bi đát nên ông Hưng bức xúc và lo ngại, cứ tình trạng chậm trễ bồi thường như thế này, không biết ông có còn sống để chờ đợi được không?
Trong đơn khiếu nại tố cáo khẩn cấp đề ngày 22.4, ông Hưng tiếp tục yêu cầu VKSND TP.HCM bồi thường danh dự, tổn thất về tinh thần và vật chất cho ông vì đã quá chậm trễ. Đồng thời, ông Hưng yêu cầu phải xử lý nghiêm những người đã gây oan sai cho ông trong vụ việc.
Ông Hưng cũng cho biết, số tiền đòi bồi thường 99 tỷ không chỉ là đòi bồi thường cho riêng ông mà còn cho cả vợ của ông (?!).
Theo Danviet
Người bị hàm oan suốt 10 năm từ chối lời xin lỗi của Viện Kiểm sát TP.HCM Sau khi nghe lời xin lỗi của đại diện VKSND TP.HCM về việc gây oan sai cho mình, ông Hưng không đồng ý vì cho rằng đó chỉ là lời xin lỗi suông. Ngày 19/4, VKSND TP.HCM tổ chức buổi công khai xin lỗi đối với ông Chu Quang Hưng (72 tuổi, quận 5, TP.HCM) về việc truy tố không đúng tội, gây...