Sau 15-9, TP.HCM vẫn cơ bản thực hiện chỉ thị 16, chưa áp dụng ‘thẻ xanh’
Phó chủ tịch UBND TP.HCM Dương Anh Đức cho biết sau ngày 15-9, TP.HCM chưa thể lập tức nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên “ thẻ xanh”, “thẻ vàng”.
Phải chờ một thời gian sau 15-9, khi TP sẵn sàng mới có thể triển khai.
Ông Dương Anh Đức – phó chủ tịch UBND TP.HCM – Ảnh: THẢO LÊ
Tối 12-9, tham dự tọa đàm Kiểm soát dịch bệnh trên kênh VTV1, ông Dương Anh Đức – phó chủ tịch UBND TP.HCM – thông tin sơ bộ về các biện pháp giãn cách xã hội của TP.HCM sau ngày 15-9 và kế hoạch áp dụng “thẻ xanh”, “thẻ vàng”.
Theo ông Dương Anh Đức, từ ngày 15-9 đến cuối tháng 9, TP vẫn sẽ cơ bản thực hiện giãn cách xã hội theo tinh thần chỉ thị 16. Đồng thời, một số nơi vẫn áp dụng các biện pháp giãn cách với tinh thần chỉ thị 16 và một số nơi dịch bệnh ổn định hơn như Cần Giờ, Củ Chi… có thể áp dụng chỉ thị 16- hoặc chỉ thị 15 .
Video đang HOT
Phó chủ tịch UBND TP.HCM cho biết TP sẽ nghiên cứu cấp cơ chế “thẻ xanh”, “thẻ vàng” hoặc hình thức tương tự để tạo điều kiện cho các đối tượng an toàn được mở rộng hoạt động hơn trước. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo tiêu chí an toàn đến đâu thì mở cửa đến đó.
TP.HCM cùng Bộ Y tế và Bộ Thông tin và truyền thông thời gian qua đã phối hợp đồng bộ dữ liệu, cùng cả nước sử dụng một ứng dụng duy nhất để tự động kiểm tra thông tin người dân. Người dân sẽ được tự động cấp “thẻ xanh”, “thẻ vàng” nếu đảm bảo các tiêu chí an toàn.
Đồng thời, TP sẽ tham vấn thêm chuyên gia để những người dân khó khăn trong việc tiếp cận công nghệ thông tin được hưởng các quyền lợi như những người khác.
Trả lời câu hỏi về việc sau 15-9, TP.HCM chưa thể lập tức áp dụng các phương án nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên “thẻ xanh”, “thẻ vàng”, ông Dương Anh Đức cho rằng đúng như vậy, TP phải sẵn sàng thì mới triển khai.
Hiện nay, các tiêu chí dự kiến để cấp “thẻ xanh” là người dân phải tiêm đủ 2 mũi vắc xin và phải sau mũi thứ hai 2 tuần thì “thẻ xanh” mới có hiệu lực.
Hiện tại, TP đã tiêm khoảng 7,8 triệu mũi vắc xin, trong đó có 1,3 triệu người đã tiêm mũi 2. Tuy nhiên, những người được tiêm mũi 2 đa số là người lớn tuổi và người có bệnh nền. Những người này được khuyến cáo là dù tiêm đủ 2 mũi vắc xin nhưng vẫn hạn chế di chuyển. Do đó, sau 15-9, TP dự kiến số người có “thẻ xanh” là không lớn.
“Chắc có lẽ sau 15-9 một thời gian, khi nào sẵn sàng TP mới có thể triển khai”, ông Đức nói.
Quảng Nam hỗ trợ 2 tỉ đồng giúp đồng hương ở TP.HCM, 10 chuyến xe đón dân về quê
Tỉnh Quảng Nam quyết định trích 2 tỉ đồng để hỗ trợ bà con xa quê đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM gặp khó khăn, bố trí 10 chuyến xe đưa đón những trường hợp khó khăn về quê nhà.
Ông Phan Việt Cường - bí thư tỉnh ủy Quảng Nam (đứng giữa) cùng lãnh đạo Quảng Nam trong một lần kiểm tra một chốt kiểm soát dịch COVID-19 - Ảnh: LÊ TRUNG
Tối 14-7, trao đổi với Tuổi Trẻ Online , ông Phan Việt Cường - bí thư tỉnh ủy Quảng Nam - cho biết cùng ngày, Ban thường vụ Tỉnh ủy đã họp bàn cách giúp đỡ, hỗ trợ bà con là người tỉnh này đang sinh sống, làm việc, học tập ở TP.HCM.
Theo đó, trên tinh thần hỗ trợ cho Hội đồng hương Quảng Nam tại khu vực phía Nam, trước hết là ở TP.HCM, tỉnh sẽ hỗ trợ khoảng 2 tỉ đồng để lo cho bà con đang sinh sống, làm việc tại đây gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Số tiền này sẽ giao cho Hội đồng hương xét từng trường hợp cụ thể để hỗ trợ kịp thời. Mong rằng bà con hết sức bình tĩnh, yên tâm, những nơi chưa thực sự cần thiết thì chưa nên về quê. Tỉnh sẽ tiếp tục vận động các nguồn để hỗ trợ bà con.
Ông Cường cũng cho biết những trường hợp hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn, vào chữa bệnh, sinh viên nghèo, những người lao động quá khó khăn, thất nghiệp, không có nơi ở... tỉnh sẽ lên kế hoạch đưa về quê.
Tỉnh Quảng Nam sẽ bố trí 10 chuyến xe, mỗi huyện của tỉnh sẽ có một chuyến để đưa bà con về, trước khi về sẽ tuân thủ theo quy định của Bộ Y tế, ban chỉ đạo phòng chống dịch, test nhanh COVID-19, sau khi về sẽ thực hiện theo quy định cách ly tập trung của Bộ Y tế và tỉnh Quảng Nam. Tỉnh cũng sẽ kêu gọi các nguồn hỗ trợ người dân trong thời điểm cách ly.
"Tỉnh sẽ tạo điều kiện cho bà con sum họp gia đình trong thời điểm khó khăn này. Bà con yên tâm, bình tĩnh, tỉnh sẽ cùng với Hội đồng hương, trao đổi với lãnh đạo TP.HCM để sắp xếp, những trường hợp khó khăn, hoàn cảnh ngặt nghèo muốn về quê thì tỉnh sẽ tính toán, sắp xếp đưa đón về quê" - ông Cường nói.
Trước đó như Tuổi Trẻ Online đưa tin, tỉnh Quảng Nam đã bàn phương án hỗ trợ cho người Quảng Nam đang sinh sống, làm việc tại TP.HCM, nhất là người nghèo, khó khăn về chỗ ở, không việc làm, mất việc do dịch bệnh.
Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh đề nghị hội đồng hương đứng ra làm đầu mối, tiếp nhận thông tin những bà con thực sự gặp khó khăn để đề xuất tỉnh hỗ trợ, trường hợp thật sự có nhu cầu trở về thì đăng ký qua hội đồng hương để tập hợp danh sách, báo cáo xin ý kiến Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM làm căn cứ để được hướng dẫn việc xét nghiệm và trao đổi thông tin với tỉnh Quảng Nam.
Hội đồng hương Quảng Nam tại TP.HCM đã có thông báo gửi đến người dân về nội dung trên, đề nghị hội đồng hương các huyện, thị xã, thành phố tại TP.HCM lập, cung cấp danh sách những trường hợp nghèo khó, thiếu chỗ ở, mất việc do dịch bệnh... để hội đề xuất hỗ trợ, giúp đỡ kịp thời.
Chủ tịch TP.HCM Nguyễn Thành Phong: Gò Vấp không nên xét nghiệm kiểu 'hàng ngang' Chiều 14-7, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cùng một số lãnh đạo sở ngành đã làm việc với UBND quận Gò Vấp về công tác phòng chống dịch COVID-19. Tối 14-7: TP.HCM 592 ca COVID-19 mới, 24 giờ tổng cộng 2.229 ca Bệnh nhân COVID-19 rất nặng, loạn thần được điều trị qua cơn nguy kịch Nữ bệnh nhân COVID-19 leo...