Sau 14 năm nỗi đau Bacolod, U22 Việt Nam sẽ viết lại lịch sử từ triết lý của bầu Đức
“ Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu, Phước Vĩnh, Quốc Anh là bảy cái tên dính vào một cuộc mua bán độ trong trận đấu với Myanmar”…
Đó là một đoạn trong tự truyện Phút 89 của Lê Công Vinh nói về tấn bi kịch của bóng đá Việt Nam năm 2005, kỳ SEA Games diễn ra tại Philippines.
Nỗi đau Bacolod, Philippines
Lê Công Vinh viết về cú sốc ở SEA Games 23 rằng: “Lúc ấy, nhiều cầu thủ có thói quen đánh bài với nhau trong đội. Rất nhiều cầu thủ bật PlayStation lên, nhưng không chơi mà để cho 2 đội trong máy tự đá với nhau. Họ ngồi xem và cá độ. Nhưng tôi vẫn không xem đó là việc bất thường, có trách là trách BHL đã quản lý không chặt. Vả lại, từ đánh bạc, chơi cá độ vui đến bán độ là chặng đường rất xa.
Tôi không biết gì, Đức Cường cũng hoàn toàn không biết gì. Chúng tôi chỉ bàn về trận đấu tiếp theo và hy vọng giành HCV SEA Games. Sau này khi đã về đến VN, tôi mới biết thông tin bán độ qua… báo chí. Văn Quyến, Quốc Vượng, Văn Trương, Hải Lâm, Bật Hiếu, Phước Vĩnh, Quốc Anh là bảy cái tên dính vào một cuộc mua bán độ trong trận đấu với Myanmar.
Họ nhận tiền để đá sao cho trận ấy chỉ thắng với tỷ số tối thiểu. Phan Văn Tài Em được mời vào “đường dây” này, nhưng anh không nhận lời và đi báo cáo lại với BHL”.
Lê Công Vinh, một trong những cầu thủ không tham gia vào chuyện mua bán độ ở SEA Games 23 trên đất Philippines.
Trong ký ức người hâm mộ bóng đá Việt Nam nếu dành sự yêu mến cho thế hệ cầu thủ thời Văn Quyến thì mãi mãi không bao giờ quên về vụ bán độ ở SEA Games 23. Câu chuyện đó được gói gọn trong cụm từ: “Nỗi đau Bacolod”.
Video đang HOT
Kết thúc tấn bi kịch kể trên là Lê Quốc Vượng nhận án tù (4 năm). Phạm Văn Quyến, Lê Văn Trương, Trần Hải Lâm và Châu Lê Phước Vĩnh bị phạt 2 năm tù về tội tổ chức đánh bạc. Lê Bật Hiếu và Huỳnh Quốc Anh bị phạt 2 năm 6 tháng tù vì tội tổ chức đánh bạc.
Một thế hệ cầu thủ tài năng của bóng đá Việt Nam có thể nói bị chôn vùi sự nghiệp ở Philippines. Với người hâm mộ Việt Nam thì mọi thứ có thể nhìn qua lăng kính từ câu nói của HLV Riedl: “Các cầu thủ VN bán độ đã phạm phải một tội ác. Họ đã nhẫn tâm phản bội lại những giá trị tốt đẹp của bóng đá. Tệ hại hơn, họ phản bội lại hàng triệu triệu CĐV trung thành nhất. Vì quá yêu tiền, họ đã chà đạp lên tất cả”.
Và cơ hội viết lại lịch sử từ triết lý bóng đá thật của bầu Đức
14 năm sau “nỗi đau Bacolod”, bóng đá Việt Nam trở lại Philippines để tham dự SEA Games 30. Ký ức cũ ùa về, nỗi đau vẫn chưa bao giờ nguôi đi khi nhìn về một loạt cái tên như Văn Quyến, Quốc Vượng… bị chôn vùi sự nghiệp. Nhưng đó là màu của quá khứ cũ nhàu, còn hiện tại là một giấc mơ đẹp cho bóng đá nước nhà với hành trình săn tấm HCV SEA Games của thầy trò HLV Park Hang Seo.
Chủ nhà SEA Games 30 đang khiến cho nhiều đoàn thể thao ngao ngán về công tác chuẩn bị, nơi ở và chuyện ăn uống cho các VĐV. Nhưng lăng kính đó có thể được cảm thông nếu nhìn về sự đối lập giữa khu nhà giàu Makati và khu ổ chuột ở Manila.
Philippines, nơi chịu rất nhiều thiên tai khi năm 2019 đã có 19 cơn bão đi qua. Ngoài ra, Philippines có rất nhiều hỏa hoạn, khi mọi thứ bắt nguồn từ các khu ổ chuột ở Manila, cũng như không thể bỏ qua tệ nạn ma túy khi cuộc sống khó khăn đẩy đưa nhiều người dấn thân vào con đường này.
Bóng đá Việt Nam sau 14 năm trở lại Philippines thì “lột xác” hoàn toàn theo nhiều nghĩa khác nhau. Liên đoàn bóng đá Việt Nam xác định sẽ lấy “vàng” SEA Games nên khâu hậu cần chuẩn bị cực kỳ chu đáo, nhằm tạo sự thuận lợi nhất cho thầy trò HLV Park Hang Seo. U22 Việt Nam là tập thể của một thế hệ cầu thủ có thói quen chiến thắng, có những người đang là nhà vô địch AFF Cup 2018 và Á quân U23 châu Á 2018.
HLV Park Hang Seo – người được chờ đợi sẽ hiện thực hóa giấc mơ HCV SEA Games cho bóng đá Việt Nam nói chung, cũng như khát vọng của bầu Đức sau nhiều năm cống hiến cho bóng đá nước nhà.
Bỏ qua khâu chuyên môn và hậu cần, điều quan trọng chính là khát vọng giành HCV của thầy trò HLV Park Hang Seo, cũng như một thế hệ cầu thủ đã thay đổi rất nhiều về văn hóa đá bóng. “Làn gió mới” năm 2013 với lứa Công Phượng của bầu Đức đã góp phần thay đổi rất lớn về suy nghĩ của người hâm mộ trong thời điểm cạn niềm tin. Một thứ văn hóa bóng đá mới đã ra đời, đó là bóng đá sạch, đá thật, đá vì màu cờ sắc áo.
Ngoài ra, niềm tin còn đến từ HLV Park Hang Seo, người được ví như “phù thủy” kể từ khi nhận lời bầu Đức dẫn dắt ĐTQG. Ông Park có khả năng kiểm soát phòng thay đồ, uốn nắn cầu thủ và giúp họ trở thành một tập thể đoàn kết để hướng đến chiến thắng.
Nói như Lê Công Vinh thì “bóng đá tàn ác làm sao, mà cũng màu nhiệm làm sao”. 14 năm sau “nỗi đau Bacolod”, phép nhiệm màu dưới thời HLV Park Hang Seo và sự dày công tái tạo của bầu Đức đã góp phần thay đổi rất lớn bóng đá nước nhà. Và từ điểm tựa niềm tin đó thì chúng ta tự tin nghĩ đến một cái kết đẹp ở Philipines: Sau 60 năm thì bóng đá Việt Nam lần đầu giành HCV ở môn bóng đá nam!
Theo SaoStar
Việt Nam chưa bao giờ thắng Thái Lan ở SEA Games: Ông Park có lo?
Dù được đánh giá cao hơn U22 Thái Lan ở SEA Games 30 song Việt Nam vẫn đang lép vế hoàn toàn so với đội bóng xứ chùa vàng nếu tính suốt lịch sử giải đấu.
Có thể nói rằng, xét về lịch sử đối đầu giữa Việt Nam và Thái Lan qua các kỳ SEA Games, chúng ta luôn chịu lép vế so với người Thái. Đáng nói hơn, Việt Nam chưa có nổi 1 chiến thắng trước Thái Lan mỗi lần hai đội gặp nhau ở SEA Games.
Tại kỳ SEA Games đầu tiên gặp Thái Lan năm 1995, Việt Nam đụng độ đội bóng xứ chùa vàng 2 lần. Cả 2 trận đấu đó, Việt Nam đều thua đậm Thái Lan. Trận đấu vòng bảng, chúng ta thua 1-3 còn trận bán kết thì tỉ số là 4-0 nghiêng về Thái Lan.
4 năm sau, 2 nền bóng đá kỵ dơ lại tiếp tục chạm mặt nhau. Lần này, chúng ta có chút tiến bộ hơn hẳn khi cầm hoà Thái Lan 0-0 tại vòng bảng. Nhưng đến trận chung kết, thế hệ của Kiatisak đã thắng thế hệ Hồng Sơn, Huỳnh Đức 2-0. Bóng đá Việt Nam một lần nữa ngậm ngùi nhìn Thái Lan đăng quang.
Lịch sử đối đầu giữa Việt Nam và Thái Lan qua các kỳ SEA Games cho thấy lợi thế nghiêng về người Thái.
Sang kỳ SEA Games năm 2003 diễn ra trên sân nhà, cuộc chạm trán với Thái Lan trở thành trận đấu giàu cảm xúc nhất lịch sử bóng đá Việt Nam qua các giải đấu. Văn Quyến cùng các đồng đội chơi đầy quả cảm trước Thái Lan ở trận chung kết. Văn Quyến volley đẹp mắt vào những phút cuối san bằng tỉ số 1-1 cho Việt Nam. Nhưng đúng vào thời điểm hy vọng vừa sống dậy, Thái Lan ghi bàn thắng trong hiệp phụ để qua đó chấm dứt mọi hy vọng lên ngôi dành cho bóng đá Việt Nam.
2 năm sau, hai đội lại tái ngộ tại một kỳ SEA Games bê bối nhất đối với lịch sử bóng đá Việt Nam. Một loạt những cầu thủ trẻ như Văn Quyến, Quốc Vượng, Quốc Anh, Văn Trương, Bật Hiếu nhúng chàm. Trận chung kết, Việt Nam thua tan nát 3-0 trước Thái Lan.
Sang kỳ SEA Games 2009, dù Thái Lan đã suy yếu hơn hẳn nhưng Việt Nam cũng chỉ giành được một kết quả hoà 0-0. 6 năm sau, hai đội gặp lại nhau, lần này, Việt Nam thất thủ 1-3 ngay vòng bảng.
U22 Việt Nam đang đứng trước cơ hội thay đổi lịch sử.
Còn kỳ SEA Games 2017 gần đây nhất, đội U22 Việt Nam của Công Phượng, Xuân Trường bị phơi áo 0-3 trong một trận đấu mà chúng ta đã mắc quá nhiều sai lầm. Thế nhưng, sau thất bại đó, bóng đá Việt Nam đón chào HLV Park Hang Seo rồi liên tiếp thắng lợi ở rất nhiều giải đấu lớn.
Nhìn chung, lịch sử đối đầu giữa Việt Nam và Thái Lan qua các kỳ SEA Games cho thấy, đội bóng xứ chùa vàng đang chiếm ưu thế hơn hẳn. Vì vậy, U22 Việt Nam và HLV Park Hang Seo đang đứng trước cơ hội thay đổi lịch sử.
Theo SaoStar
Nghi án bán độ, cầu thủ bỏ cuộc sau thất bại U23 Việt Nam năm 2003 Tại SEA Games 2003 diễn ra trên sân nhà, U23 Việt Nam không có lực lượng mạnh nhất khi bước vào giải đấu và thất bại ở trận chung kết trước Thái Lan. Ngay trước ngày bước vào SEA Games 2003, U23 Việt Nam chịu ám ảnh bán độ với những lùm xùm trong quá trình chuẩn bị. Kết quả, đội bóng của...