Sau 14 năm anh đã đầu hàng mẹ
Những gì chúng tôi đã gây dựng, chăm chút cho cuộc sống cả hai, giờ chỉ còn là đống tro tàn bởi câu nói của mẹ anh “Mày hãy lấy vợ sinh con cho tao chết còn được nhắm mắt. Mày có muốn thấy tao chết không nhắm mắt không”.
ảnh minh họa
Tình yêu chúng tôi không xa hoa lộng lẫy, không phô trương ầm ĩ, chỉ là những khoảng lặng bên nhau, những phút giây thật riêng của hai đứa. Một tình yêu mà tôi từng muốn hét lên cho cả thế giới biết. Rồi nó lại nổi sóng, uất ức, nghẹn ngào thay vì có thể san sẻ cho những người bên cạnh để tìm chút an ủi, động viên. Tôi vẫn phải câm nín, chắc cũng đã đến lúc không thể thở nổi nữa rồi, chỉ có thể viết lên đây vài dòng tâm sự vì không thể nói cho ai khác biết, bởi tôi là người đồng tính.
Tôi 36, anh 38 tuổi, một tuần chúng tôi ít nhất nhận được hai lời hối thúc lấy vợ từ ba mẹ, người thân trong gia đình, mỗi lần như thế hai đứa lại nhìn nhau thở dài mệt mỏi. Từ khi thổ lộ tình cảm với nhau, tôi và anh biết chắc cả hai sẽ phải đối diện với một sự việc chắc chắn sẽ phải đến, đó là lấy vợ. Chúng tôi giao ước với nhau cố gắng thoái thác việc này được lúc nào hay lúc đó, cố gắng sống thật tốt và chân thành với nhau, giao ước đó thấm thoát đã 14 năm.
Gần đây, mỗi lần anh đi làm về trầm tư nhiều hơn, ít cười hơn trước, có một lần tôi nạp tiền điện thoại cho anh, thấy một tin nhắn đến, nó xuất phát từ số điện thoại không có trong danh bạ với lời lẽ yêu thương nồng ấm. Trái tim tôi lúc đó như muốn ngừng đập, bấm số gọi lại, bên kia đầu dây tiếng cô gái trong trẻo nũng nịu “Giờ mới chịu gọi cho em à”, tôi rùng mình đánh rơi chiếc điện thoại xuống giường cũng là lúc anh bước vào. Nhìn mặt thất thần của tôi, anh chạy nhanh đến chiếc điện thoại cầm lên rồi ngồi gục xuống cạnh giường.
Video đang HOT
Tôi giật mình khi nghe âm thanh báo tin nhắn từ điện thoại vang lên “Anh xin lỗi, về đi em, anh lo cho em quá. Về anh sẽ giải thích mọi chuyện với em. Em ở đâu”. Tôi bừng tỉnh mới biết mình đang ngồi trong quán cà phê lạ lẫm. Giờ đây trong căn nhà nhỏ bé mà chúng tôi cùng nhau dành dụm tiền mua được, chúng tôi ngồi cạnh nhau không thốt nên lời, lòng tôi đau đến ngộp thở.
“Cô ấy tên là Hà, anh đã quen được hai tháng”, anh nói với giọng ngập ngừng. “Anh đã đầu hàng rồi phải không”, tôi chỉ nói được bao nhiêu đó. Những gì chúng tôi đã gây dựng, chăm chút cho cuộc sống của cả hai, giờ chỉ còn là đống tro tàn bởi chính câu nói của mẹ anh “Mày hãy lấy vợ sinh con cho tao chết còn được nhắm mắt. Mày có muốn thấy tao chết không nhắm mắt không”. Làm ơn hãy giúp chúng tôi với.
Theo VNE
Hồng quân Liên Xô giải giáp đạo quân phát-xít Quan Đông
Ngày 9-5-1945, cuộc hội quân bên bờ sông En-bơ (Đức) giữa Hồng quân Xô-viết và các cánh quân Đồng minh Anh-Pháp-Mỹ đã đặt dấu chấm hết cho chế độ Đức Quốc xã, và Hồng quân Xô-viết phất cao lá cờ đỏ búa liềm trên nóc nhà Quốc hội Đức.
Tuy nhiên, ngay trong thời điểm được coi là ngày kết thúc chiến tranh ở châu Âu, thì ở châu Á chưa thể hưởng niềm vui tương tự, bởi 5 triệu binh sĩ trong đội quân Quan Đông của phát-xít Nhật vẫn ngoan cố giữ lời thề quyết tử vì thể diện của Thượng Nhật hoàng...
Theo đánh giá của giới chuyên gia quân sự Mỹ, nếu tiếp tục đổ quân xuống những hòn đảo chính của đất nước Nhật Bản, ắt sẽ có thêm khoảng một triệu rưỡi binh sĩ Mỹ bị thương vong. Một tổn thất lớn như thế ở giai đoạn chót của cuộc chiến tranh, người Mỹ hoàn toàn không muốn có. Và họ đã chọn cách khác: Ngày 6-8-1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hi-rô-si-ma và 3 hôm sau, ngày 9-8-1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ hai xuống thành phố Na-ga-sa-ki, hai thành phố đều rất đông dân của Nhật Bản. Bom nguyên tử của Mỹ đã làm chết hàng chục vạn người, để lại hậu quả đau khổ lâu dài và nỗi kinh hoàng cho nhân dân Nhật Bản.
Và các đồng minh khôn ngoan đều trông mong vào sự cao thượng của Liên Xô. Ngay trong cuộc hội đàm Y-an-ta diễn ra vào tháng 2-1945, với sự tham gia của ba nguyên thủ quốc gia là Liên Xô, Mỹ và Anh, Nguyên soái Xô-viết Xta-lin đã hứa trước Tổng thống Mỹ Ru-dơ-ven và Thủ tướng Anh Sớc-sin là sau khi đập tan phát-xít Đức, Liên Xô sẽ mở mặt trận thứ hai chống phát-xít Nhật. Và Liên Xô đã giữ lời hứa đó, chính xác đến từng ngày!
Thực hiện cam kết tại Hội nghị Pốt-xđam (họp từ ngày 17-7 đến ngày 2-8-1945), rạng sáng 9-8-1945, một ngày sau khi tuyên bố tình trạng chiến tranh với Nhật, Hồng quân Liên Xô từ bốn hướng ồ ạt tấn công đạo quân Quan Đông của Nhật ở Mãn Châu (Đông Bắc Trung Quốc). Trong khi đó, Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô cũng đổ quân vào Bắc Triều Tiên, tiến vào miền Nam đảo Xa-kha-lin và quần đảo Cu-rin. Bằng những đòn tấn công như vũ bão, chỉ trong vòng một tuần lễ, Hồng quân Liên Xô đã đập tan hoàn toàn đạo quân Quan Đông gồm 1 triệu binh sĩ thiện chiến của Nhật, giải phóng toàn bộ vùng Đông Bắc Trung Quốc và miền Bắc Triều Tiên. Sự tham chiến của Hồng quân Liên Xô với những đòn sấm sét giáng vào đội quân Quan Đông của Nhật đã trở thành yếu tố quyết định thúc đẩy chiến thắng của các lực lượng Đồng minh. Vai sát vai với Hồng quân Liên Xô, các chiến sĩ Mông Cổ cũng đóng góp công lao của mình vào công cuộc giải phóng Đông Bắc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên.
Trên chiến hạm USS Mít-xu-ri, trong đội hình quân Đồng minh ký văn bản chấp nhận sự đầu hàng không điều kiện của phát-xít Nhật, lần lượt là tướng Hồng quân Xô-viết K.N.Đê-rê-ven-cô (ảnh 1),tướng Mỹ Đu-glát Mắc Ác-tua (ảnh 2) và Ngoại trưởng Nhật Si-ge-mít-xu (ảnh 3). Ảnh tư liệu
Trong chiến dịch giải phóng Mãn Châu, có khá nhiều chi tiết mà từ trước tới nay ít được biết đến. Tiêu biểu là cuộc giải cứu 2000 tù binh khỏi trại tập trung của phát-xít Nhật tại Mãn Châu (Trung Quốc) và Kan-cô (Bắc Triều Tiên). Ý đồ của Nhật Bản là trước khi rút lui, chúng sẽ xóa sạch dấu vết hai trại tập trung này cùng với tất cả số tù binh trong đó, nhưng cuộc tiến công thần tốc của Hồng quân Liên Xô đã khiến chúng không kịp trở tay. Trong số tù binh được cứu thoát, có 29 vị tướng, trong đó có 16 vị tướng Mỹ, 5 vị tướng Anh và 8 vị tướng Hà Lan. Thiếu tướng Uyn-rai-tơ, nguyên Chỉ huy trưởng các lực lượng vũ trang Mỹ tại mặt trận Phi-líp-pin là một trong số tù binh đã được giải phóng trong chiến dịch đó. Ngoài ra, 46 binh sĩ Ô-xtrây-li-a và Bra-xin cũng có may mắn thoát chết ở trại tập trung của phát-xít Nhật.
10 giờ sáng ngày 9-8-1945, theo lệnh triệu tập của Nhật hoàng, Hội đồng Tối cao chỉ đạo chiến tranh đã họp khẩn cấp để bàn cách ứng phó trước tình hình mới. Vào lúc 2 giờ 30 phút sáng 10-8-1945, Nhật hoàng Hi-rô-hi-tô quyết định chấp nhận và thông qua giải pháp do Thủ tướng Xu-du-ki đề xuất là: Chấp nhận tuyên bố của Hội nghị tứ cường (Liên Xô, Mỹ, Anh, Trung Hoa Dân quốc) tại Pốt-xđam, đầu hàng quân Đồng minh với điều kiện nước Nhật không bị chiếm đóng; quân đội Nhật tự rút lui khỏi những nơi chiếm đóng và tự giải giáp...
Sáng 10-8-1945, Bộ Ngoại giao Nhật Bản thông qua Đại biện lâm thời Thụy Sĩ tại Nhật, đã chuyển công hàm thông báo tới tứ cường xin chấp nhận Tuyên bố Pốt-xđam. Công hàm của Nhật được Đại biện lâm thời Thụy Sĩ gửi đi Stốc-khôm (Thụy Điển) và Béc-nơ (Thụy Sĩ). 4 giờ sáng ngày 12-8-1945, Đài Phát thanh Xan Phran-xi-xcô của Mỹ loan tin Nhật chấp nhận đầu hàng.
Sau nhiều cuộc họp bàn cân nhắc giữa 2 vấn đề nên đầu hàng hay nên tử chiến, vào lúc 10 giờ sáng 14-8-1945, Nhật hoàng tuyên bố trước 14 đại thần chấp nhận yêu cầu của Đồng minh đầu hàng vô điều kiện và qua Đại biện lâm thời Thụy Sĩ thông báo tới tứ cường. 12 giờ ngày 15-8-1945, Đài Phát thanh Tô-ki-ô phát đi lời tuyên bố của Nhật hoàng Hi-rô-hi-tô: "Chấp nhận bản Tuyên bố chung của các cường quốc".
Lễ ký Hiệp ước đầu hàng không điều kiện được tiến hành trên chiến hạm Mít-su-ri của hải quân Mỹ đậu ở ngoài khơi vịnh Tô-ki-ô ngày 2-9-1945. Chính trong ngày lịch sử đó, nhân loại được chứng kiến nhiều sự kiện trọng đại của thế kỷ 20 và của cả mai sau. Tại thời điểm đó, trên chiến hạm Mít-xu-ri buông neo tại vịnh Tô-ki-ô, đại biểu của 9 quốc gia (Mỹ, Liên Xô, Anh, Pháp, Trung Hoa, Ca-na-đa, Ô-xtrây-li-a, Hà Lan và Niu Di-lân) đã cùng tham gia lễ ký kết giải giáp đội quân Quan Đông và chấp nhận sự đầu hàng vô điều kiện của chủ nghĩa quân phiệt Nhật Bản... Đồng thời, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh phát đi bản Tuyên ngôn Độc lập của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Ngay trong cao trào của cuộc chiến, ý tưởng thành lập Tổ chức Liên hợp quốc đã được thành hình và diễn đàn quốc tế độc đáo đó đã chứng minh được sự ưu việt của mình trong những năm hậu thế chiến thứ hai. Đã có một thời, vào năm 2005, trong dịp kỷ niệm lần thứ 60 Ngày thành lập Hội Quốc liên - tiền thân của Liên hợp quốc (24-10-1945), người ta bàn tán nhiều đến sự cần thiết phải cải tiến bộ máy và hoạt động của tổ chức này. Nhưng nhân loại cũng cần cảnh giác những mưu toan nhằm làm suy yếu, thậm chí nhằm gạt bỏ Liên hợp quốc trên trường quốc tế.
Những bài học lịch sử từ chiến thắng của khối thống nhất các lực lượng Đồng minh trước chủ nghĩa phát-xít là bài học giúp cộng đồng quốc tế không thể làm ngơ trước tình hình thế giới hiện nay. Đặc biệt, khi chủ nghĩa khủng bố tung ra lời tuyên chiến với nền văn minh nhân loại, không một đất nước nào viện cớ rằng mình ở xa những điểm nóng để tìm cách khất lần hoặc thoái thác cuộc đấu tranh. Những người dân ở các thành phố lớn Niu Y-oóc, Oa-sinh-tơn (Mỹ), Ma-đrít (Tây Ban Nha), Luân Đôn (Anh) bây giờ đang thấm thía điều đó. Trong cuộc chiến đấu chống chủ nghĩa khủng bố và chủ nghĩa bành trướng hiện nay, chỉ có sự đoàn kết hiệp lực của khối cộng đồng quốc tế mới mang lại chiến thắng, như nhân loại đã từng chiến thắng chủ nghĩa phát-xít trong cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Theo ANTD
Phe nổi dậy tự đầu hàng, Assad đã thắng? Sự kiện phe nổi dậy Syria tự từ bỏ Homs - một thành phố vốn được xem là "thủ phủ của cuộc cách mạng" là dấu hiệu mạnh mẽ nhất cho thấy, giấc mơ lật đổ Tổng thống Bashar al-Assad của họ có vẻ như đang thất bại. Phe nổi dậy dường như đang tự đầu hàng và ông Assad tiến ngày một...