Sau 11 tháng miễn nhiễm, Samoa có ca mắc COVID-19 đầu tiên
Quốc đảo Samoa nằm trên Thái Bình Dương xác nhận đã có ca mắc dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đầu tiên sau gần 11 tháng miễn nhiễm với đại dịch.
Một công dân Samoa vừa được hồi hương. Ảnh: Guardian
Tờ Guardian đưa tin bệnh nhân trên là một công dân Samoa 70 tuổi, vừa trở về thủ đô Apia từ Melbourne (Australia) trong một chuyến bay hồi hương ngày 13/11.
Bộ trưởng Y tế Samoa Take Naseri phát biểu tại cuộc họp báo ngày 27/11 cho hay: “Chúng tôi xác nhận có một trường hợp dương tính sau khi xét nghiệm toàn bộ 274 hành khách đang cách ly ngày hôm qua, trước khi họ hoàn thành thời gian cách ly vào ngày mai”.
Đầu tuần qua, đã xuất hiện thông tin gây hoang mang về việc liệu Samoa đã ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 đầu tiên hay chưa. Một thủy thủ trên cùng chuyến bay hồi hương ban đầu cho kết quả xét nghiệm dương tính, song đã bị bác bỏ sau đó do không đủ cơ sở. Thủ tướng Samoa Sailele Malielegaoi thông báo trên sóng truyền hình: “Xét nghiệm dịch mũi bên trái của thủy thủ này cho kết quả dương tính còn bên phải lại dương tính”.
Bộ trưởng Naseri cho biết bệnh nhân 70 tuổi cùng vợ đã được chuyển đến khu cách ly đặc biệt tại bệnh viện Tupua Tamasese Meaole II. Vợ của ông dương tính với virus. Sức khỏe của nam bệnh nhân đang ổn định. Ông không có triệu chứng mắc bệnh: không sốt, không ho.
Bộ trưởng Y tế Samoa đã yêu cầu các nhân viên y tế, nhân viên khách sạn, nhân viên làm việc tại sân bay phải đặt báo động cao về nguy cơ tiềm ẩm do tiếp xúc với các công dân hồi hương đang bị cách ly.
Samoa đã đặt mức cảnh báo số 1 về rủi ro quốc gia, đồng thời yêu cầu người dân giãn cách xã hội và đeo khẩu trang.
Sau gần 1 năm giữ virus vắng bóng khỏi quốc đảo này, thông tin về ca nhiễm đầu tiên đã gây ra cảm giác bất an tại thủ đô của Samoa. Nhân viên an ninh bên ngoài các tòa nhà chính phủ yêu cầu người dân đeo khẩu trang và sát trùng tay.
Giống nhiều quốc đảo Thái Bình Dương khác, Samoa nhanh chóng đóng cửa biên giới khi đại dịch bắt đầu lây lan, tận dụng yếu tố cô lập về địa lý để tránh lây nhiễm virus từ bên ngoài vào.
Thủ tướng New Zealand: Sau chiến thắng là chông gai
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã cho thế giới thấy một hình mẫu về cách xử lý đại dịch toàn cầu. Nhưng kinh nghiệm với Covid-19 sẽ không giúp bà dễ dàng đối phó với nhiều thách thức chính trị sắp tới.
Video đang HOT
Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern. (Nguồn: Reuters)
Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra vào ngày 17/10 vừa qua, Công đảng theo đường lối trung tả của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern đã chiến thắng áp đảo, giành được 64 ghế trên tổng số 120 ghế tại Quốc hội New Zealand. Đây là một kết quả vô tiền khoáng hậu tại quốc gia Thái Bình Dương này.
Ghi điểm nhờ đại dịch
Trước đó hồi tháng 2, Công đảng do bà Jacinda Ardern lãnh đạo đã thất bại trong các cuộc thăm dò. Nhiều cử tri bày tỏ sự thất vọng rằng chính phủ của bà đã tập trung quá mức vào các vấn đề như bất bình đẳng xã hội và nhà ở. Một số nhà quan sát từng nhận định rằng nhiệm kỳ đầu tiên của nữ Thủ tướng New Zealand sẽ là nhiệm kỳ cuối cùng của bà.
Rồi đại dịch Covid-19 ập đến. Trong khi nhiều quốc gia lúng túng trong việc ngăn chặn cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng, bà Ardern đã nổi lên là một trong số ít các nhà lãnh đạo thế giới không chỉ thành công hạn chế sự lây lan của các ca bệnh mà còn loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 chỉ trong vòng 24 ngày.
Với năng lực vượt trội, sự quyết tâm và lòng nhân ái, bà Ardern đã trở thành một hình mẫu quốc tế trong việc dẫn dắt đất nước vượt qua cuộc khủng hoảng y tế.
Nhờ một phần không nhỏ vào "màn trình diễn" xuất sắc đó, người dân New Zealand đã cảm ơn bà bằng một chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử ngày 17/10. Với 49% số phiếu ủng hộ, Công đảng của bà Ardern sẽ được phép thành lập chính phủ độc đảng đầu tiên kể từ khi New Zealand thông qua hệ thống bỏ phiếu theo tỷ lệ vào năm 1996.
Nhưng vấn đề đã giúp củng cố vị trí thủ tướng của bà Ardern cũng có thể chính là thử thách khó khăn cho nhiệm kỳ thủ tướng tới của bà.
Trong tương lai, bà Ardern không chỉ phải tiếp tục nỗ lực để bảo vệ New Zealand khỏi đại dịch Covid-19, mà bà còn phải đối mặt với những gì xảy ra tiếp theo, đặc biệt là sự suy thoái kinh tế và bất bình đẳng ngày càng trầm trọng.
Bởi lẽ đó, chiến thắng của bà Ardern cũng báo trước nhiều thách thức mà hầu hết các nhà lãnh đạo thế giới sẽ phải đối mặt trong thời gian tới: Thành công khi đối mặt với đại dịch đã khó, nhưng đối phó với hậu quả của nó thậm chí còn khó hơn.
Trong nhiệm kỳ thủ tướng ngắn ngủi của mình trước đó, bà Ardern đã phải đối mặt với một số cuộc khủng hoảng, bao gồm cả vụ xả súng ở nhà thờ Hồi giáo Christchurch khiến 51 người thiệt mạng. Thủ tướng Ardern khi đó được hoan nghênh vì sự nhạy cảm và quyết đoán của mình. Chỉ vài tuần sau khi an ủi, động viên những người còn sống sót và người thân của các nạn nhân, bà Ardern đã thông qua lệnh cấm vũ khí bán tự động và súng trường tấn công kiểu quân đội với sự ủng hộ gần như tuyệt đối của Quốc hội.
Trước cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng toàn cầu, Thủ tướng Ardern cũng vô cùng nhanh nhạy. Ngoài việc đóng cửa biên giới New Zealand đối với du khách nước ngoài, nữ thủ tướng đã áp đặt một lệnh phong tỏa trên toàn quốc ở thời điểm tương đối sớm, giúp chính phủ New Zealand có thời gian để triển khai các biện pháp quan trọng như tăng cường năng lực xét nghiệm và thực hiện truy dấu nguồn lây bệnh. Chính sách tiên phong quyết liệt này của bà Ardern một phần được thúc đẩy bởi các chính trị gia đối lập, các tổ chức y tế công cộng và chính người dân New Zealand.
Một cuộc thăm dò hồi tháng 4 cho thấy gần 90% người dân New Zealand tin tưởng vào quyết định đúng đắn của chính phủ trong việc đối phó với khủng hoảng Covid-19, cao hơn hẳn so với mức 59% của công dân các nước G7.
Niềm tin đó cuối cùng đã được đền đáp. Vào tháng 6, New Zealand trở thành một trong những quốc gia đầu tiên dỡ bỏ các lệnh cách ly xã hội sau nhiều tuần liên tiếp ghi nhận không có ca mới nào dương tính với Covid-19.
Mặc dù quốc gia này vào tháng 8 cũng phải đối mặt với đợt lây lan virus thứ hai trong một thời gian ngắn, nhưng đến nay các lệnh hạn chế đi lại một lần nữa đã được dỡ bỏ. Với 1524 ca nhiễm Covid-19 và chỉ 25 trường hợp tử vong, chiến lược chống Covid-19 của New Zealand được ca ngợi là hình mẫu cho thế giới noi theo.
Sự ngăn cản làn sóng dân túy
Thành công của Thủ tướng Ardern được cho sẽ là sự ngăn cản làn sóng dân túy toàn cầu. Phong cách chính trị tiến bộ và bao trùm của vị nữ Thủ tướng có lẽ được thể hiện rõ nhất qua câu thần chú "Hãy mạnh mẽ và tử tế" cùng cách tiếp cận coi New Zealand như là "một đội của 5 triệu người".
Điều này hoàn toàn trái ngược với quan điểm chia rẽ và bất định của các nhà lãnh đạo như Tổng thống Mỹ Donald Trump hay Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, hai nhà lãnh đạo hai nước có những đợt bùng phát virus Corona tồi tệ nhất trên thế giới.
Được cựu Thủ tướng New Zealand Helen Clark nhận định là "đòn chống lại ông Trump", sự tái đắc cử của bà Ardern là bằng chứng cho thấy một nền chính trị được xây dựng dựa trên các giá trị tự do, đa nguyên vẫn có thể tồn tại.
Công đảng của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern tuyên bố chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử. (Nguồn: Getty Images)
Thách thức nặng nề
Tuy nhiên, sẽ thật sai lầm nếu cho rằng chiến thắng của bà Ardern là dấu hiệu báo trước cho các cuộc bầu cử ở nhiều quốc gia khác.
Thứ nhất, không giống như các nền dân chủ ở châu Âu và Bắc Mỹ, New Zealand không có mối đe dọa thực tế về chủ nghĩa dân túy. Mặc dù quốc gia này có một đảng mang hơi hướng dân túy là đảng New Zealand First (New Zealand Trước tiên), nhưng đảng này không theo phe cực tả hay cực hữu như các đảng theo phong trào dân túy hiện đại.
Mặc dù kêu gọi các chính sách nhập cư hạn chế hơn, nhưng "New Zealand First không giống như đảng Mặt trận quốc gia của bà Marine Le Pen của ở Pháp hay đảng Độc lập Anh (UKIP) của ông Nigel Farage ở Anh", Giáo sư chính trị Jennifer Curtin tại Đại học Auckland nhận định. Và đảng này dù đã liên minh cùng với Công đảng của Thủ tướng Ardern và Đảng Xanh sau cuộc bầu cử năm 2017, nhưng nó đã không đạt ngưỡng 5% để tái gia nhập Quốc hội.
Lý do thứ hai liên quan đến một thách thức cơ bản mà các nhà lãnh đạo thế giới đều đang phải đối mặt, bất kể họ đã vượt qua đại dịch tốt như thế nào. Các nhà lãnh đạo như Thủ tướng Ardern đã được vinh danh và tái đắc cử nhờ thành công của họ trong việc ứng phó với Covid-19.
Nhưng chỉ điều đó thôi sẽ không đủ để bảo đảm rằng họ sẽ vượt qua được những thách thức sắp tới, bao gồm cuộc suy thoái lịch sử đang diễn ra kéo theo tình trạng thất nghiệp, nghèo đói và bất bình đẳng, những vấn đề mà các đảng đối lập cũng như những người theo chủ nghĩa dân túy sẽ chăm chăm để khai thác.
Đây cũng là một số lĩnh vực đáng bận tâm của nhà lãnh đạo New Zealand.
Khi được bầu lần đầu vào năm 2017, bà Ardern đã cam kết giảm nghèo đói ở trẻ em, xây dựng nhiều nhà ở xã hội và giải quyết bất bình đẳng về thu nhập.
Tuy nhiên theo số liệu mới nhất của chính phủ New Zealand, "không có thay đổi đáng kể" về số lượng trẻ em sống trong cảnh khó khăn về vật chất, mục tiêu xây dựng 100.000 căn nhà giá rẻ trong thập kỷ tới của bà cũng bị loại bỏ vì "quá tham vọng" và bất bình đẳng về thu nhập ở quốc gia Thái Bình Dương này vẫn còn phổ biến, thậm chí còn có xu hướng gia tăng do hậu quả của đại dịch.
Giáo sư Curtin chỉ ra rằng các yếu tố khác góp phần khiến cho chính phủ New Zealand không thể thực hiện nhiều lời hứa trong chiến dịch tranh cử của mình là do cấp bộ trưởng thiếu kinh nghiệm và nhiều thách thức trong việc cân bằng các ưu tiên của một liên minh rộng lớn.
Mặc dù các cử tri New Zealand có thể tha thứ cho mối bận tâm của chính phủ về đại dịch trong thời gian qua, nhưng "những lời bào chữa đó sẽ không tồn tại trong ba năm nữa".
Trung Quốc cân nhắc gia nhập CPTPP Ngày 20/11, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết chính phủ nước này sẽ cân nhắc "một cách tích cực" về khả năng gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: THX/TTXVN Phát biểu tại Hội nghị Cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế...