Sau 10 năm, Quế Xuân 1 văn minh, đổi thay toàn diện
Sau 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), diện mạo vùng nông thôn xã Quế Xuân 1 (huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) đã có những chuyển biến tích cực và toàn diện. ời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao, bộ mặt nông thôn ngày càng văn minh và hiện đại.
Dấu ấn 10 năm NTM
Ông Nguyễn Thế Quang – Chủ tịch UBND xã Quế Xuân 1 cho biết, nhờ sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và nhân dân đồng tình ủng hộ, xã Quế Xuân 1 đã cán đích xã NTM năm 2015. Những năm qua, địa phương không những giữ vững thành quả đã đạt mà chất lượng các tiêu chí ngày càng được nâng cao.
Xã Quế Xuân 1 đã xây dựng được nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt đem lại thu nhập cao cho người dân. Ảnh: T.H
Trong 10 năm qua, bằng nhiều nguồn vốn huy động, địa phương đầu tư hơn 164 tỷ đồng thực hiện Chương trình NTM. Trong đó, nguồn vốn T.Ư, tỉnh cấp là 63,5 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách huyện là 13,8 tỷ đồng, nguồn vốn ngân sách xã là 2,9 tỷ đồng, nguồn vốn lồng ghép và đóng góp của nhân dân 83,8 tỷ đồng.
Đến nay, trên địa bàn xã đã cứng hóa được 2,896km đường trục xã; 6,899km đường trục thôn, liên thôn; 49,844km đường giao thông nông thôn, ngõ, xóm; đường giao thông nội đồng 14,223km.
Xã cũng nâng cấp mở rộng được 2,2km đường bêtông giao thông nông thôn loại A mặt đường từ 3,5 – 5,5m, 300m hệ thống mương thoát nước thải khu dân cư.
Hệ thống thủy lợi được đầu tư xây dựng, đến nay xã đã kiên cố hóa được 17,739km kênh mương. Các trạm bơm được đầu tư, nâng cấp mở rộng từ nhiều nguồn vốn khác nhau, như trạm bơm Dưỡng Mông, trạm bơm Cống Ba, trạm bơm Mông Lãnh… tăng hiệu quả tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp. 100% diện tích đất nông nghiệp của xã chủ động nguồn nước cùng với cơ sở hạ tầng nông nghiệp được đầu tư nên hoạt động tưới tiêu ngày càng hiệu quả.
Theo ông Nguyễn Thế Quang, điểm sáng trong xây dựng NTM ở Quế Xuân 1 là nhận thức người dân đã thay đổi rõ rệt, có thể khẳng định đến nay người dân đã nhận thức rõ được vai trò trách nhiệm của mình trong xây dựng NTM, qua đó đã chủ động tích cực tham gia dưới nhiều hình thức nhằm góp phần vào thành công trong xây dựng NTM ngày hôm nay và tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo. Đặc biệt, chính quyền và nhân dân đều đồng lòng cho mục tiêu đưa xã Quế Xuân 1 trở thành xã NTM nâng cao trong năm 2020.
Video đang HOT
Nâng cao thu nhập
Ông Phan Văn Thành – Phó Chủ tịch UBND nhân dân xã Quế Xuân 1 cho biết, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của người dân nông thôn, xã đã chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh phát triển sản xuất, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
Trên cơ sở các chính sách hỗ trợ của tỉnh, của huyện, UBND xã đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án, đặc biệt là đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; phát triển sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, đẩy mạnh phát triển các sản phẩm chủ lực theo tiềm năng, lợi thế của địa phương.
Thời gian qua Quế Xuân 1 đã xây dựng được nhiều mô hình đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Mô hình sản xuất lạc thâm canh trên đất lúa với diện tích 140ha, hơn 600 hộ tham gia sản xuất. Địa phương cũng đã liên kết với Công ty giống Trung ương Quảng Nam sản xuất được 75ha lúa giống; tham gia mô hình thực hành nông nghiệp thông minh thích ứng biến đổi khí hậu của dự án WB7 với diện tích 60ha sản xuất lúa.
Ngoài ra, địa phương cũng triển khai các mô hình khác như nuôi gà thả vườn, nuôi bò vỗ béo, trồng nấm ăn, nấm dược liệu, trồng rau sạch đem lại hiệu quả kinh tế cao…
Lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với các nghề như mây tre đan, gia công đan lưới lồng nuôi ngọc trai, chổi đót, may công nghiệp… cũng được duy trì và phát triển ổn định. Khu phố chợ Bà Rén đã hoàn thành, thời gian tới khi đi vào hoạt động sẽ tạo nên điểm nhấn về thương mại dịch vụ cho địa phương.
Trần Hậu – Đại Nghĩa
Lọt vào thung lũng hoang vắng chỉ thấy bò, dê, đếm không xuể
Sau bao năm lăn lộn xứ người, Nguyễn Mạnh Hùng quyết định trở về quê hương - vùng đá trắng Quỳ Hợp (Nghệ An) lập nghiệp. Và sau gần bốn năm gây dựng trang trại chăn nuôi, anh Hùng đã trở thành tỷ phú. Gương sáng lập nghiệp trên quê hương của Nguyễn Mạnh Hùng đáng được học tập, noi theo.
Sinh ra và lớn lên ở xã Thọ Hợp, huyện Quỳ Hợp (Nghệ An), năm 2003, Nguyễn Mạnh Hùng đi học Trung cấp điện. Sau ba năm học rèn, có tấm bằng tốt nghiệp trên tay, Hùng vào miền Nam đi làm. Lang thang làm thuê ở TP Hồ Chí Minh được một năm, anh về quê và cùng bạn bè mở xưởng chế biến đá.
Một góc trang trại chăn nuôi của tỷ phú trẻ Nguyễn Mạnh Hùng ở Thung Khẳng.
Do không có vốn liếng để đầu tư chế biến sâu nên làm ăn không có hiệu quả, năm 2009, Hùng bỏ xưởng chế biến đá và đi Israel để học nông nghiệp nông nghệ cao.
Năm 2011 về nước, không xin được việc làm và cũng không tự mình triển khai những công nghệ đã học được ở xứ người vào cuộc sống, nên Hùng lại quyết định đi lao động ở Angola và về nước cuối năm 2015.
Tròn 30 tuổi từ Angola trở về, Hùng có lưng vốn trong tay. Bình thường như bao thanh niên khác, sau khi đi nước ngoài về sẽ toan tính chuyện lấy vợ; rồi đầu cơ đất đai, làm nhà... nhưng Nguyễn Mạnh Hùng lại không nghĩ như vậy.
Qua đi khảo sát các mô hình làm ăn ở vùng đá trắng Quỳ Hợp, Hùng tính toán: Mặc dù, sống ở vùng có nguồn tài nguyên đá trắng quý giá nhưng nếu không đầu tư lớn, chế biến bột đá siêu mịn hay các sản phẩm cao cấp khác để xuất khẩu, tăng hiệu quả kinh tế thì không nên làm.
Nhưng muốn làm nhà máy chế biến sâu; rồi thủ tục xin cấp phép, khai khác mỏ, xử lý môi trường...với bao vấn đề đặt ra, cần rất nhiều tiền và không thể một sớm một chiều mà làm được.
Thung Khẳng, bao quanh bởi các mỏ đá trắng khai thác nham nhở và cách quốc lộ 48 gần 10 km. Đường sá ra vào khu vực này khá khó khăn, bởi do xe chở đá nhưng đối với Hùng đây là nơi chăn nuôi lý tưởng vì khu vực này khá biệt lập với chung quanh.
Hùng thuê máy vào san gạt mặt bằng, làm nhà ở và khu vực chăn nuôi; mua máy cày để chở vật liệu vào trại. Những tảng đá lớn từ mỏ đá rơi xuống thung, gây khó khăn cho sản xuất được Hùng vần lại, kéo xếp thành vòng ngăn bảo vệ an toàn cho khu chăn nuôi. Rồi kéo đường điện, đường nước gần 2 km về trang trại.
Ngay những năm đầu tiên, Hùng bỏ ra hơn nửa tỷ đồng để mua dần đàn bò và dê khoảng 60 con. Bò, dê mua về, Hùng đều tiến hành tiêm phòng cẩn thận, tẩy giun sán đầy đủ. Các tài liệu hướng dẫn kỹ thuật nuôi bò, dê Hùng tìm đọc để làm theo.
Hùng cất công đi chọn mua bò ở các trang trại trong vùng, nhất là loại bò gầy để về vỗ béo. Hùng kể, mới vào nghề cũng phải trả học phí khá đắt. Số là, Hùng bỏ ra hơn 100 triệu đồng mua 4 con bò giống của lái buôn. Do không có kinh nghiệm chọn, nên bốn con bò này được lái buôn "hồ" trông rất đẹp nhưng về trại được mấy hôm đã lăn đùng ra ốm và chết.
Để gây dựng được trang trại chăn nuôi như ngày hôm nay phải nói lên nghị lực, quyết tâm vươn lên của chàng thanh niên Nguyễn Mạnh Hùng. Tuy đang độc thân, nhưng nhiều đêm, Hùng phải nằm ở trại, bốn bề hoang vắng để chờ đón từng chú bê ra đời; hay những đêm mưa rét bất chợt, phải vùng dậy để căng bạt tránh rét cho lũ me (bê) non...
Từ UBND xã Thọ Hợp, chiếc xe bảy chỗ "bò" hơn một giờ đồng hồ qua những đoạn đường dốc, ổ trâu, nham nhở đá cuội, chui qua các đồi keo xanh mướt, chúng tôi mới vào đến trang trại của Hùng. Nhưng rất tiếc không gặp được Hùng bởi anh đang đi mua vật liệu để mở rộng khu vực chuồng trại.
Bù lại cảnh đàn bò vàng, đàn dê đủng đỉnh gặm cỏ, lẩn khuất dưới tán rừng. Nghe tiếng gọi cho ăn, cả đàn bò, đàn dê hàng trăm con lớn nhỏ, ào từ khắp nơi trong rừng về trang trại, đi thành dòng, trông thật bắt mắt trong ráng chiều nắng nhạt lọt xuống Thung Khẳng.
Anh Nguyễn Văn Tuệ, kỹ thuật của trang trại cho biết: Tuy là giống địa phương nhưng đàn bò đã được "thửa" khá kỹ, hằng năm đều thải loại những con nào giống nhỏ, nuôi lâu lớn. Riêng năm 2019, 11 con bò thải loại, Hùng đã bán được hơn 200 triệu đồng.
Hiện đàn bò có hơn 70 con đều giống to, mắn đẻ; trong số này có hơn 40 con bò sinh sản. Nên nhiều con me (bò con), mới có 6-9 tháng tuổi, đã có giá lên đến 25-30 triệu đồng nhưng không có mà bán. Đàn dê hơn 150 con cũng là giống chuyên leo núi đá nên luôn đắt khách với giá từ 3-4 triệu đồng/con.
Chưa kể đàn lợn thả rông hơn 40 con, đàn bồ câu đậu kín trên nóc dãy chuồng bò, đàn gà chật sân mà theo anh Tuệ là nuôi chơi. Ngoài ra, gần 10 ha keo đang vút cao 5-7m... Chúng tôi nhẩm tính, sơ sơ năm 2019, Hùng thu nhập hơn nửa tỷ đồng từ trang trại này.
Trở ra phố núi Quỳ Hợp, may mắn được gặp Hùng. Nhìn Hùng khá trẻ so với độ tuổi 35; dáng người cao, ánh mắt thông minh, nói năng hoạt bát, dễ gần. Qua trao đổi, được biết, ngoài việc tiếp tục phát triển đàn bò, đàn dê, Hùng đang liên hệ với một Viện chăn nuôi Hà Nội để mua giống lợn rừng để gây đàn và cung cấp giống cho người dân trong vùng.
Đồng thời, anh nâng cao chất lượng đàn bò bằng việc lai tạo, sin hóa đàn bò...Điều mong muốn của Hùng lúc này là tiếp tục được vay vốn ngân hàng để phát triển trạng trại và phối hợp với các trang trại khác, doanh nghiệp khai thác mỏ nâng cấp đường vào khu vực này cho đi lại thuận lợi nhất là mùa mưa.
Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quỳ Hợp Ngân Thị Hồng cho biết, cấp ủy, chính quyền, Ủy ban MTTQ huyện và các đoàn thể địa phương rất quan tâm đến việc xóa nghèo bền vững, nhất là phát triển các mô hình kinh tế. Huyện Quỳ Hợp tập trung hỗ trợ các mặt như giải quyết các thủ tục, kết nối các nguồn vốn, hướng dẫn kỹ thuật, đầu tư hạ tầng kỹ thuật khác...
"Riêng các kiến nghị, mong muốn của Hùng sẽ được chuyển đến lãnh đạo huyện Quỳ Hợp và các đơn vị liên quan một cách sớm nhất. Mô hình phát triển kinh tế trang trại của tỷ phú trẻ Nguyễn Mạnh Hùng sớm được nêu gương, nhân rộng...", Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Quỳ Hợp Ngân Thị Hồng cho biết thêm.
Thành Châu
Đà Nẵng: Dân ở đây nuôi cá, trồng rau bỏ túi hàng trăm triệu đồng Sau 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM), xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP.Đà Nẵng đã đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Đặc biệt, nhờ có hướng khuyến khích phát triển kinh tế phù hợp, hình thành nhiều mô hình kinh tế cho thu nhập 200-300 triệu đồng/năm. Miền quê "thay...