Sau 10 năm phiêu bạt, chàng trai 28 tuổi quyết định về quê khai hoang và phụng dưỡng cha mẹ già
“Em muốn về quê để có cái nghề ổn định, có thể đỡ đần cho cha mẹ khi về già” – Câu nói tưởng chừng đơn giản nhưng Bình đã phải đánh đổi nhiều thứ để có thể thực hiện.
Giữa trưa, nắng cháy, Thanh Bình (sinh năm 1995, quê ở Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam) vẫn đang chăm chỉ bón nốt phân cho cây trồng của cậu. Đã hơn một năm cậu sống một mình ở “mảnh đất đỏ, nắng cháy” của xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng.
Nhiều năm bôn ba quay về báo hiếu cha mẹ
Trước đây, Bình từng có khoảng thời gian dài bôn ba ở Quảng Ninh, sau đó vào Đà Nẵng làm công việc kinh doanh hỗ trợ khách du lịch với thu nhập ổn định. Tuy nhiên, dịch bệnh Covid bùng phát khiến cho công việc của cậu chững lại, thu nhập cũng vì vậy mà giảm sút.
Nhưng bên cạnh đó, dịch Covid cũng giúp cậu có nhiều thời gian để ngẫm nghĩ và nhìn nhận lại cuộc sống của mình. Cậu thấy một quãng dài thanh xuân của mình trôi qua mà chưa làm được việc gì, ở quê cha mẹ đã lớn tuổi. Phận làm con, Bình thấy mình chưa làm tròn chữ Hiếu.
Cậu chia sẻ: “Đam mê của mỗi người. Em thì đi nhiều, trải nghiệm nhiều, dòng đời xô đẩy mà ba mẹ cũng yếu rồi nên em muốn về để có cái nghề ổn định, mà cha mẹ cũng làm nông nên khi bố mẹ ốm để có thể đỡ đần cho bố mẹ”.
Lúc ấy, ý tưởng bỏ phố về rừng, về nhà với cha mẹ nhen nhóm trong cậu. Sau nhiều đắn đo, Bình quyết định lên rừng ở xã Hòa Bắc (huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) để phát triển bản thân và học hỏi, trải nghiệm thêm nhiều điều mới. Cậu hứa với bản thân sau 1, 2 năm thành công cậu sẽ Bắc Trà My lập nghiệp và chăm sóc cha mẹ.
“Em chưa muốn về luôn, sợ về trong tay không có gì, cha mẹ lại suy nghĩ nên em mượn tạm đất của người em để làm và lấy kinh nghiệm trước, sau đó rồi sẽ về nhà”.
Hòa Bắc được bao bọc bởi núi đồi, bên dưới là khung cảnh khu sinh thái tuyệt đẹp. Khí hậu và cảnh vật yên bình, mọi thứ đều rất phù hợp với tính cách và sở thích của Bình.
Vào rừng, cậu quyết định tận dụng “của rừng” để xây dựng cuộc sống mới. Bình hiện đang trồng nhiều loại rau củ quả, khoai,…và một số loại hoa quả như dừa, nho, dưa hấu.
Vị trí địa lý ở Hòa Bắc khà tốt cho việc phát triển cây cối, vì thuộc dạng đồi nên lũ lụt không bị ngập úng, không thường bị sạt lở đất. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất là đất. Bình kể: “Đất trên này là đất đỏ, có đá nên muốn khai thác cũng khó trồng vì muốn khai thác là phải xới, phải cải tạo đất, bón phân rất là nhiều”.
Video đang HOT
Quyết định đúng đắn nhất cuộc đời
Ban đầu, Bình cũng mất một khoảng thời gian dài để thích nghi với cuộc sống nơi đây. Dù có tính toán, lên kế hoạch khá kĩ nhưng cậu vẫn bị lỗ một số tiền không nhỏ vì cậu chưa có quá nhiều trải nghiệm ở trên mảnh đất này.
Cậu chia sẻ “Về đây phải tìm những công việc làm để kiếm thu nhập. Ban đầu, em cũng lăn tăn trong việc đi buôn, tìm mua rừng, mua keo của người ta. Vì em không có quen nên bị lỗ rất nhiều. Thời gian đầu em mua khoảng tầm 50 triệu, lớn hơn là 100 – 200 triệu, cứ ngỡ mình lời được một ít, ai dè đâu lỗ cũng nhiều, tầm khoảng 50 – 60 triệu. Mà cộng dồn vô mấy lần lỗ như thế thì số tiền lỗ cũng không nhỏ”.
Không chỉ vậy, người thân và gia đình Bình cũng phản đối, không muốn cậu sống ở rừng vì sợ cực, vất vả, mẹ Bình không muốn thấy cậu phải cứ đi miết ở ngoài trời, làm lụng chân tay.
Cậu phải mất một thời gian để làm việc trong im lặng, để chứng minh cho ba mẹ thấy sự lựa chọn của cậu không phải là việc đưa ra quyết định một cách bộc phát mà là cả một quá trình nghiên cứu, để người thân tin tưởng vào quyết định này. Sau hơn một năm, Bình cũng có cho mình những thành quả bước đầu và có được cơ ngơi của mình.
Cuộc sống ở Hòa Bắc cũng giúp cậu phát triển cả về tinh thần. Bình tâm sự: “Trên này em vẫn có thể kết nối với nhiều người chung quanh, công nghệ hiện đại vẫn có thể tiếp cận được, vẫn có thể đi xuống phố nếu muốn, thoải mái và rất ổn khi lựa chọn cuộc sống này. Em thấy việc ở trên này rất phù hợp. Trời mưa thì nghỉ ngơi được nhiều hơn vì không làm được gì, còn trời nắng thì bận hơn vì nắng thì làm được nhiều thứ.
Trong tương lai, Bình dự định sẽ nuôi thêm ốc bươu đen để phát triển vì ốc bươu dễ nuôi, lớn nhanh, không cần dùng đến những thuốc hỗ trợ nên không độc hại. Khi ổn định ở trên này rồi thì Bình sẽ trở về quê Trà My, áp dụng những kinh nghiệm của mình đã có ở Hòa Bắc để giúp đỡ công việc cho gia đình.
Tâm sự với tôi, thời điểm này hơi khó khăn nhưng việc bỏ phố về rừng là quyết định đúng đắn nhất trong cuộc đời cậu, là dấu mốc quan trọng để tương lai cậu có thể phát triển và thành công.
Tuy ban ngày rất mệt nhưng về chiều mát hoặc tối thì rất thoải mái, buổi xế chiều thì uống cà phê, nhìn xa xa là khu sinh thái rất đẹp nên rất thích. Khi có thời gian mà tâm trạng em lúc ấy cũng thoải mái nhẹ nhõm thì ngồi thiền, nhưng việc thiền thì em không có quá áp đặt thời gian phải là 30 phút hay 15 phút hay hôm nào cũng thiền thì không có. Hôm nào mà mình thấy mệt quá thì mình có thể nghỉ một hôm cũng không sao”.
Bỏ phố về quê, cô gái 25 tuổi thực hiện ước mơ nơi núi rừng Tây Nguyên
Sau một lần về nhà người bạn ở vùng rừng núi Tây Nguyên, Thu Hiền đã tìm thấy được ở đây điều mà mình luôn mong muốn. Cô quyết định sẽ ở lại và lập nghiệp.
Sinh ra là con nhà nông, gia đình lại nghèo khó nên để phụ giúp gia đình, Phạm Thị Thu Hiền (25 tuổi, sinh ra và lớn lên ở huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) đã phải nghỉ học từ sớm. Năm 2014, cô lần đầu từ quê vào Sài Gòn lập nghiệp với hai bàn tay trắng. Khi ấy, cô đi làm thợ may cho một công ty may gia đình, được khoảng gần 2 năm, Hiền trở về quê vì công việc không phù hợp.
Khi về Kon Tum, cô quyết định đi học nghề nhưng rồi lại dang dở, Hiền một lần nữa quay lại Sài Gòn. Là người lớn trên trong vùng đất phát triển cà phê nên Hiền chọn làm nghề này. Gắn bó với nghề cà phê khoảng 3 năm, công việc và cuộc sống đang trên đà ổn định thì đại dịch Covid-19 bùng phát, văn phòng cô không thể trụ nổi, mọi người xung quanh về quê hết... Hiền cũng về.
Rồi một ngày cô về quê một người bạn chơi, có lẽ chuyến đi đó đã giúp cô thay đổi tất cả. Hiền đã chọn vùng quê của người bạn đó là huyện Đạ Tẻh (Lâm Đồng) để sinh sống và làm việc, sau những tháng năm bôn ba của mình.
"Thả hồn" cùng núi rừng Đạ Tẻh
Tậm sự, Hiền bảo cuộc sống ở núi rừng với cô không quá lạ lẫm vì từ bé cô đã lớn lên ở đó. Nhưng Đạ Tẻh vẫn có một nét riêng rất đặc trưng, khác biệt so với những nơi khác.
Ở đây là một thung lũng lọt thỏm giữa xung quanh toàn núi, đặc biệt là muốn đi ngắm núi, đi chơi thác đều thuận tiện - đó là điều cô thấy thú vị nhất. Quê nhà ở Kon Tum cũng là rừng núi, nhưng Hiền cũng chưa từng được trải qua những cảm giác, được sống là chính mình như ở nơi đây.
Hiền bảo có một thời gian cô cảm thấy rất stress, nên đã về vùng đất này chơi dài ngày. Cái duyên đưa đến giữa Hiền với người sếp của mình, công ty cà phê thì đang cần những người như cô, trong khi đó cô đã đem lòng yêu mảnh đất mới đến này.
"Đầu tháng 4 vừa rồi, em bắt đầu về đây làm. Khi đó cũng đắn đo lắm vì ở đây còn không phát triển và sầm uất. Nhưng cuối cùng em vẫn quyết định về Đạ Tẻh để cùng phát triển thương hiệu cà phê cùng với sếp của mình".
Nhờ am hiểu kiến thức cùng với kinh nghiệm về cà phê, Hiền mới bén duyên cùng Đạ Tẻh và mảnh đất và con người nơi đây. Mọi thứ ở Đạ Tẻh này đều khiến cô xiêu lòng.
"Ở đây mọi người sống tình cảm hơn, cuộc sống từ từ chầm chậm trôi. Ở nơi này em tìm lại được chính mình, tìm được cảm xúc thật của em".
Ngoài cảnh vật núi rừng, Hiền bảo mình còn tìm thấy niềm vui mới trong công việc. Trước đây, cô cũng từng đi kinh doanh cà phê nhưng chỉ khi đi làm ở Đạ Tẻh, cô mới thực sự yêu quý đặc sản của vùng đất Tây Nguyên này.
Hiền yêu cà phê đến mức cô muốn lan tỏa tất cả những điều hay về cà phê cho mọi người cùng yêu, cùng thích như mình. Hiền lập một hội nhóm trên mạng xã hội và dành phần lớn thời gian rảnh để viết bài chia sẻ kiến thức về cà phê mà cô biết, rồi làm thơ, đăng ảnh...
"Hiện tại mong muốn lớn nhất của em là cùng đồng hành và phát triển chuỗi cà phê mà anh chủ ấp ủ lâu nay, vừa tạo được công ăn việc làm cho nhiều người dân nơi chúng em đang sống. Em mong mình sẽ trở thành một mắt xích trong chuỗi công việc mà anh chủ đang làm".
Nơi chữa lành vết thương của tâm hồn
Đôi khi làm việc mệt mỏi, Hiền sẽ ngồi dưới gốc cây để thư giãn, hoặc chạy ra nghe tiếng suối róc rách, hoặc nằm trên bãi cỏ ngắm trăng treo ngọn cây. Nhắm mắt lại hít thở thật sâu, cô cảm thấy bản thân rất nhỏ bé, nhưng ngập tràn cảm giác thư thái, tự do.
Hiền cảm thấy lòng mình lắng dịu, những nỗi buồn của tâm hồn cũng theo gió trôi đi. Bản thân cô đã thay đổi rất nhiều kể từ khi đến đấy, bỏ đi cái ngột ngạt nơi phố xá đông người, bỏ đi ánh đèn hoa lệ nơi phố thị. Hiền đắm chìm trong những ánh hoàng hôn. Cô tìm đến đây như một chốn thanh lọc tâm hồn, tái tạo lại khát khao sống cho mình.
Điều quý giá nhất chính là sự an yên trong tâm hồn. Hiền không bận tâm những toan tính của thời cuộc, không phải nặng đầu vì những thiệt hơn vật chất. Cô sống giản dị như loài cỏ dại. Mỗi sáng lại thả mình bên tách cà phê đen không đường, đi làm về ngồi ngắm hoàng hôn và đọc sách. Mọi thứ trôi qua nhẹ nhàng, bình dị như vậy.
"Em sẽ không chọn đi đâu nữa, đến lúc em dừng bước rồi", Hiền nói.
Cận cảnh hàng ngô nướng bên lề đường của hiện tượng mạng Thanh Nga bento: vài ba chiếc ghế con nhưng nuôi sống cả gia đình Từng nổi tiếng một thời nhờ món ăn vặt bento phủ sóng khắp các trang mạng xã hội, nay Thanh Nga phải bươn chải bán ngô nướng ngoài đường để kiếm thêm thu nhập phụ giúp gia đình. Thanh Nga Bento có lẽ là một trong những cái tên không còn xa lạ với người dùng mạng xã hội. Cô gái nhỏ tên...