Sau 1 tuần ly thân, chồng vào bếp tìm phích nước nóng mới bàng hoàng phát hiện ra một sự thật, sau đó cuống quýt đến xin lỗi vợ
Mở cửa, anh định vào bếp tìm phích để uống cốc nước ấm. Vừa đẩy cánh cửa nhà bếp, cảnh tượng trước mắt khiến Tuân hãi hùng.
Vợ chồng là những người bạn đồng hành bên nhau trong chặng đường đời dài đầy chông gai. Thiết nghĩ có yêu thương và thấu hiểu cho nhau bao nhiêu cũng chẳng bao giờ là thừa. Tuân (32 tuổi) chia sẻ vợ chồng anh lấy nhau được 4 năm và đã sinh được một bé gái gần 3 tuổi.
“Xác định mình là đàn ông phải làm trụ cột kinh tế trong nhà, tôi luôn cố gắng phấn đấu làm việc. Tôi hay làm tăng ca và thường xuyên đi công tác, việc nhà, con cái do vợ tôi quán xuyến hết. Vợ tôi chỉ làm hành chính nhàn hạ, mức lương cũng thấp, để có nhiều thời gian hơn cho gia đình”, Tuân chia sẻ.
Tuân cho rằng đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm. Anh đã làm tốt trách nhiệm và nghĩa vụ của mình nhưng Dung – vợ anh lại không thể làm tròn phận sự của cô khiến anh nhiều phen phải đau đầu.
Ảnh minh họa
Việc nhà việc cửa cô chưa chu toàn, tình trạng con cái nhem nhuốc, nhà cửa bừa bộn thường xuyên xảy ra. Mỗi khi về đến nhà nhìn cảnh lộn xộn, thiếu ngăn nắp mà anh chán nản vô cùng. Chẳng những thế Dung cũng không biết chiều lòng mẹ chồng. Một tuần 7 ngày thì phải đến 3 – 4 ngày anh được nghe mẹ kể tội vợ. Bà bảo cô hay cãi, hỗn láo, sống luộm thuộm, bẩn thỉu thành thói.
Nhiều lần Tuân nhắc nhở, góp ý với vợ cố gắng đảm đương việc nhà chu đáo hơn, học cách lấy lòng mẹ chồng thêm. Ra ngoài xã hội bươn chải kiếm tiền mới nhọc nhằn, ở nhà vài việc cỏn con có đáng là bao. Mẹ Tuân trước nay vẫn được mọi người đánh giá là xởi lởi, dễ tính, vậy mà Dung còn không thể làm vui lòng bà. Điều đó chứng tỏ Dung quá kém cỏi, không hề biết cư xử.
Hôm đó Tuân đi làm mãi gần 10 giờ tối mới về đến nhà. Cơm anh chưa được ăn, công việc mệt mỏi và áp lực, vừa bước vào nhà đập vào mắt lại là cảnh tượng vợ và mẹ đang cãi nhau. Bếp núc lạnh tanh, Dung chưa nấu cơm. Nhà cửa lộn xộn, cô thậm chí còn chưa động tay dọn dẹp. Mẹ Tuân trách Dung về đến nhà là ôm chặt lấy con, chẳng chịu làm gì. Bà giục cô đi nấu cơm, Dung còn nhấm nhẳng tuyên bố không nấu thì đi ăn quán.
Video đang HOT
Tuân nói: “Lúc ấy tôi gần như không thể chịu đựng được nữa, chỉ muốn bùng nổ. Vợ tôi quá không biết điều, không hề thương chồng cũng chẳng nhận thức rõ phận sự của mình. Tôi và cô ấy tối đó đã cãi nhau nảy lửa. Cuối cùng vợ bảo quá mệt mỏi với cảnh sống thế này, tuyên bố ly thân rồi bế con, dọn đồ ra khỏi nhà ngay trong đêm”.
Ngay hôm sau Tuân lên đường đi công tác ngay, một tuần sau anh mới trở về. Cả tuần ấy anh và Dung không liên lạc. Anh chưa muốn ly hôn nhưng muốn Dung tự bươn chải bên ngoài một thời gian để cô hiểu ở nhà vẫn sung sướng thế nào.
Ngày Tuân đi công tác về, mẹ anh vừa hay ra ngoài có việc. Mở cửa, anh định vào bếp tìm phích để uống cốc nước ấm. Vừa đẩy cánh cửa nhà bếp, cảnh tượng trước mắt khiến Tuân hãi hùng. Anh chưa bao giờ nhìn thấy căn bếp nào bẩn thỉu và hôi hám tới nhường ấy. Nồi xoong mốc xanh những thức ăn ôi thiu, bát đĩa bẩn vương vãi khắp nơi, rác tràn ra khỏi thùng rác rơi đầy sàn nhà. Các loại mùi vị hòa quyện lại với nhau khiến Tuân muốn buồn nôn không thể chịu đựng thêm. Cố gắng tìm được phích nước thì cũng chẳng có giọt nước nóng nào.
Ảnh minh họa
Anh dạo quanh nhà một lượt, chỗ nào cũng bừa bãi và bẩn thỉu với tình trạng tương tự. Lúc này anh mới nhớ lại những gì Dung từng cằn nhằn với chồng nhưng anh đều gạt sang một bên và mắng át vợ đi. Mẹ anh tính tình xởi lởi nên có rất nhiều bạn bè. Ban ngày các con đi làm hết, bà thường xuyên rủ bạn về nhà ăn uống, tụ tập. Hầu như ngày nào đi làm về Dung cũng phải lao vào dọn dẹp bãi chiến trường mà mẹ chồng để lại. Sau đó mới được làm những việc khác như nấu bữa tối, chăm con, giặt giũ cho cả nhà.
Mẹ Tuân không tự tay dọn dẹp bao giờ nhưng lại luôn đòi hỏi con dâu phải làm thật sạch sẽ tinh tươm. Cả ngày đi làm cũng đủ mệt, tối về nhà đủ thứ việc đặt lên vai, Dung thực sự khó bề thực hiện chu toàn. Một tuần vừa rồi mẹ Tuân vẫn giữ nếp sinh hoạt cũ song người lau dọn đã không còn nên căn nhà mới trở nên khủng khiếp như vậy.
“Hôm ấy tôi tự tay dọn dẹp nhà cửa, càng thấm thía hơn công việc vẫn bị mọi người coi nhẹ này lại mệt thế nào. Tôi bàng hoàng nhận ra mình đã hiểu sai và trách lầm vợ rồi. Vội lao sang chỗ mẹ con cô ấy thuê trọ, nghe vợ kể lại tôi mới biết cái tối vợ chồng tôi cãi nhau thì cô ấy bị ốm, con tôi cũng bị viêm đường hô hấp quấy khóc cả buổi. Vợ đi làm về bế con mà mẹ tôi lại bắt lau dọn, cô ấy không nhịn được nữa mới cãi lại”, Tuân chia sẻ.
Tuân hối hận vô cùng, chỉ đến khi nhìn rõ và tự tay làm những việc Dung phải làm mỗi ngày thì anh mới thấy nhận định trước kia của mình sai hoàn toàn. Những việc mà anh cho là cỏn con lại có thể vắt kiệt sức lực và tinh thần của những người vợ. Anh chân thành xin lỗi và đón vợ con về. Đồng thời cũng bắt tay vào “chỉnh đốn” lại mọi thứ trong nhà để Dung không còn phải chịu đựng những vất vả và tủi thân như trước.
Thách 100 triệu mẹ chồng cho hẳn 300 triệu, đăng ký xong chồng đưa tờ giấy khiến tôi "hóa đá"
Nguyên đưa tôi về đến cửa nhà, trước khi rời đi anh mở cốp xe lấy ra một tờ giấy chìa ra trước mặt tôi. Tôi thắc mắc không hiểu đó là tờ giấy gì, để rồi đến khi nhìn rõ nội dung ghi trên ấy thì không khỏi kinh hoảng bàng hoàng.
- 100 triệu bây giờ cũng đâu phải nhiều nhặn gì. Công chúng tôi sinh thành, nuôi dưỡng con gái to lớn như trời bể không gì sánh được. Mấy chục năm yêu thương lo lắng cho nó, bây giờ nó về nhà ông bà, là người của nhà ông bà...
Trong ngày nhà chồng tương lai đến nhà tôi bàn chuyện cưới hỏi, bố tôi đã nói với mẹ Nguyên (tên chồng sắp cưới của tôi) như vậy.
100 triệu không phải số tiền lớn nhưng so với gia đình Nguyên và gia đình tôi thì lại không hề là món tiền nhỏ. Bố mẹ Nguyên chỉ có chút lương hưu đủ ông bà tự lo cho mình không cần phiền đến con cháu. Những năm qua Nguyên đi làm cũng không tích góp được gì nhiều. Bởi vì thanh niên tiêu pha không biết tiết kiệm mà lương của anh cũng chỉ có 12 triệu chẳng hề cao.
Nếu gia đình Nguyên đã không phản đối, tất nhiên tôi rất vui vẻ. Ảnh minh họa
Tôi đang định lên tiếng khuyên can bố mẹ thì mẹ Nguyên cười tươi rói:
- Ông bà nói đúng lắm. Tôi cũng có con gái nên tôi hiểu mà. 100 triệu này thấm tháp vào đâu so với công lao bố mẹ sinh thành dưỡng dục con cái nên người. Để bày tỏ sự cảm kích và biết ơn đối với ông bà đã nuôi dạy con dâu tôi, thì gia đình tôi xin phép được đưa đến 300 triệu...
Tôi và bố mẹ kinh ngạc tột cùng sau lời tuyên bố của mẹ Nguyên. Bà chẳng những không hề khó chịu oán trách nhà tôi thách cưới cao, còn chủ động đưa ra sô tiền dẫn cưới gấp 3 lần. 300 triệu thực sự là con số khủng mà không phải nhà ai cũng có thể đưa ra.
Nếu gia đình Nguyên đã không phản đối, tất nhiên tôi rất vui vẻ. Điều đó cho thấy bố mẹ anh coi trọng tôi, muốn bù đắp cho gia đình tôi khi gả con gái. Đồng thời cũng nói lên một điều, đó là điều kiện kinh tế của gia đình Nguyên không hề bình thường như tôi tưởng. Có thể một lần lấy ra 300 triệu đơn giản dễ dàng, chắc chắn bố mẹ anh có của ngầm mà mọi người không biết.
Sau khi đã thống nhất mức tiền dẫn cưới là 300 triệu, bố mẹ Nguyên có đề đạt muốn gộp đám cưới và đám hỏi chung vào một ngày. Vì ông bà dạo này sức khỏe giảm sút, tổ chức thành nhiều đợt rất mệt mỏi. Gia đình tôi lập tức đồng ý, không hề có dị nghị gì.
Sau khi chụp ảnh cưới, đặt cỗ ở nhà hàng cùng các khâu cho đám cưới đã chuẩn bị hòm hòm thì tôi và Nguyên đi đăng ký kết hôn. Làm xong thủ tục đi ra, Nguyên giơ tờ giấy đăng ký kết hôn cười tươi rói bảo rằng từ giờ chúng tôi đã trở thành vợ chồng chính thức rồi. Tôi cũng bật cười đồng tình với anh, niềm hạnh phúc dâng trào trong lòng khi có được một người chồng và gia đình chồng tốt.
Không còn từ gì có thể diễn tả được cú sốc của tôi lúc ấy. Ảnh minh họa
Nguyên đưa tôi về đến cửa nhà, trước khi rời đi anh mở cốp xe lấy ra một tờ giấy chìa ra trước mặt tôi. Tôi thắc mắc không hiểu đó là tờ giấy gì, để rồi đến khi nhìn rõ nội dung ghi trên ấy thì không khỏi kinh hoảng bàng hoàng. Đó là giấy vay nợ, người vay là bố mẹ Nguyên, còn chủ nợ chính là bố mẹ tôi. Số tiền 300 triệu đồng!
- Bố mẹ anh không có tiền, chỉ đủ kinh phí tổ chức đám cưới cho chúng mình thôi. Nên số tiền dẫn cưới này coi như là bố mẹ anh vay nhà em, rồi dần dần ông bà sẽ trả góp mỗi tháng 1 triệu. Yên tâm, bố mẹ anh không quỵt nợ đâu, ông bà không trả được hết thì anh trả.
Không còn từ gì có thể diễn tả được cú sốc của tôi lúc ấy. Rõ ràng gia đình Nguyên đang chơi khăm nhà tôi. 300 triệu, mỗi tháng trả 1 triệu thì phải đến 25 năm mới hết nợ! Quan trọng là tiền thách cưới sao lại trở thành tiền vay nợ? Rõ ràng nhà Nguyên đang muốn cười vào mặt nhà tôi khi thấy nhà tôi thách cưới cao.
Nhưng lúc này chia tay Nguyên thì tôi sẽ trở thành gái một đời chồng. Tôi chưa dám nói chuyện này với bố mẹ, đám cưới lại đang đến rất gần rồi. Số tiền thách cưới sẽ được trao trong ngày cưới, kiểu gì hôm đó không thấy tiền thì bố mẹ tôi cũng biết. Tôi phải làm thế nào trong hoàn cảnh quái gở này?
Giữa lúc ân ái vợ đưa tay vuốt lưng chồng thì bị hất ra: "Khiếp quá đi", cô bàng hoàng thông suốt một sự thật rồi đưa ra quyết định Nhận ra mình vừa thất thố, Sang đành dịu dàng an ủi, âu yếm Oanh, giải thích rằng bàn tay xù xì, nứt nẻ của cô làm anh giật mình nên mới nói năng không suy nghĩ. Cuộc sống nhiều khó khăn, biến cố có thể ập đến bất cứ lúc nào. Chính vì thế trong hôn nhân vợ chồng rất cần phải...