Sau 1 năm xung đột Ukraina, ông Putin thắng nhiều hơn thua
Theo nhiều nhà phân tích, sau 1 năm xung đột tại Ukraina, phe thân phương Tây ở Kiev và phiến quân thân Nga ở miền đông đều thua, chỉ mình Tổng thống Vladimir Putin là người chiến thắng.
Tổng thống Vladimir Putin
Tháng 3.2014, khi sáp nhập bán đảo Crưm, Điện Kremlin đã chấp nhận rủi ro rất lớn: Nga bị Tây phương cấm vận trả đũa làm suy sụp nền kinh tế. Nhưng đổi lại, Nga đã đẩy lùi được viễn cảnh Kiev gia nhập NATO do Mỹ chỉ huy.
Một năm sau ngày xung đột bùng nổ tại miền đông Ukraina, khu vực này bị tan hoang vì bom đạn, mọi hạ tầng cơ sở từ nhà máy sản xuất cho đến sân bay quốc tế đều tê liệt. Phần lãnh thổ do Kiev kiểm soát tuy không bị chiến tranh, nhưng kinh tế khủng hoảng phải trông nhờ vào viện trợ của Brussels và các định chế tài chính quốc tế, với nhu cầu dự kiến cho 4 năm tới là 40 tỷ USD.
Theo AFP, uy tín của chính phủ Ukraina xuống thật thấp, và không còn hy vọng được NATO đón nhận làm thành viên mà lý do chính là không lấy lại được các tỉnh bị mất.
Trong khi đó, bên kia biên giới, ông Putin đạt kỷ lục tỷ lệ dân chúng tín nhiệm. Theo một kết quả thăm dò ý kiến của Viện Levada, 72% dân Nga ủng hộ hành động của ông Putin và 57% mong muốn ông tranh cử nhiệm kỳ 4 vào năm 2018.
Theo RFI, chủ nhân điện Kremlin đoán chắc phương Tây không đi xa hơn những biện pháp trừng phạt đã ban hành. Thực tế đã chứng minh ông Putin đã bắt mạch chính xác nhược điểm của đối phương.
Về quân sự, tuy Mỹ thẳng thừng lên án Nga đưa quân vào Ukraina, nhưng tổng thống Obama không quyết định cung cấp vũ khí sát thương vì sợ chiến tranh leo thang.
Video đang HOT
Về kinh tế, tài chính, cũng vậy. Tuy Mỹ và EU ban hành một loạt biện pháp trừng phạt đánh vào những điểm yếu của kinh tế Nga, và đã góp phần vào việc làm cho đồng rúp mất giá, nhưng phương Tây không trục xuất Nga ra khỏi hệ thống giao dịch ngân hàng SWIFT.
Chủ nhân điện Kremlin biết lợi dụng tình thế khó khăn kinh tế để tuyên truyền đoàn kết dân Nga đối đầu với “áp lực của người ngoài”.
Kinh tế Nga, sau một năm đen tối, đã bắt đầu có dấu hiệu hồi sinh theo như nhận định của Bộ trưởng Alexei Oulioukaiev.
Một dấu hiệu cho thấy quan hệ giữa Nga với phương Tây có chiều hướng hòa dịu. Theo thông báo của Điện Kremlin, lần đầu tiên từ 10 năm nay, Tổng thống Putin sẽ sang New York tham dự Đại hội đồng Liên Hợp Quốc nhân khóa họp lần thứ 70.
Theo K.M/RFI
Lao Động
Tổng thống Putin gọi việc xuyên tạc Thế chiến II là hèn hạ và phản bội
Người đứng đầu nước Nga lại một lần nữa tố cáo các thế lực nhăm nhe "viết lại" lịch sử Chiến tranh Thế giới thứ II.
Tổng thống Vladimir Putin khẳng định các tác giả đó, do theo đuổi các mục đích địa chính trị, đã tìm cách gieo rắc sự bất đồng và tranh cãi giữa các dân tộc và quốc gia.
Tổng thống Nga Putin (ảnh: RIA)
Ông Putin cho rằng những lời nói dối thể hiện sự hoài nghi về Thế chiến II và các mưu toan bôi nhọ nhân dân Xô viết và Hồng quân Liên Xô không dính dáng gì đến sự thật cả.
Các bình luận này được ông Putin đưa ra trong một phiên họp gần đây của ủy ban Nga về chuẩn bị lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Liên Xô trước Đức Quốc xã trong Thế chiến II (9/5).
Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại là cái tên truyền thống mà người Nga dùng để gọi cuộc chiến của họ chống lại nước Đức và đồng minh phát xít trong thời kỳ 1941-1945.
"Tôi bác bỏ các kết luận vô liêm sỉ này cũng như các bình luận không có chút sự thật gì cả. Mục tiêu của bọn họ là rất rõ ràng - họ muốn phá hoại sức mạnh và tinh thần của nước Nga hiện đại, cướp đi của nước chúng ta vị thế của một quốc gia chiến thắng...", ông Putin phát biểu trước ủy ban nói trên. "Họ muốn chia rẽ các dân tộc và kích động mâu thuẫn giữa các bên, sử dụng những bịa đặt lịch sử phục vụ các ván bài địa chính trị".
Binh sĩ Liên Xô tử thủ trong nội thành Stalingrad năm 1942 (ảnh: ww2today.com)
Tổng thống Nga yêu cầu các thành viên trong ủy ban kỷ niệm này nỗ lực bảo vệ sự thật về chiến tranh vệ quốc và đóng góp của Liên Xô trong việc đẩy lui mối đe dọa từ lực lượng Quốc xã.
Ông Putin phát biểu tiếp: "Thật không may, họ tiếp tục thử thách xã hội chúng ta về mức độ trưởng thành, tinh thần đoàn kết, và sức mạnh của các truyền thống lịch sử cũng như mối liên kết giữa các thế hệ. Nhiệm vụ của ủy ban là bình tĩnh đáp trả các thách thức đó dựa trên sự ủng hộ và hợp tác tích cực của các công dân".
Tổng thống Nga cũng lưu ý khía cạnh quan trọng nhất của lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng là phải liên tục mở rộng sự hỗ trợ đối với các cựu chiến binh. Ông nhắc nhở về việc nước Nga vẫn còn tới 2,5 triệu cựu chiến binh thời Vệ quốc, mỗi người trong số đó đều đã đóng góp mồ hôi, xương máu vào chiến thắng trước chủ nghĩa Quốc xã.
Hồi tháng 2/2015, tại một sự kiện liên quan đến các cựu chiến binh, ông Putin cam kết sẽ tăng cường các hỗ trợ dành cho họ.
"Đây là chiến thắng của chúng ta, lịch sử của chúng ta - mà chúng ta sẽ cương quyết bảo vệ một cách mạnh mẽ trước mọi lời nói dối và sự quên lãng", ông Putin nói, ám chỉ đến những thứ mà Moscow gọi là các mưu toan của các quan chức Ukraine và Ba Lan muốn viết lại lịch sử và hạ thấp vai trò cũng như các hy sinh của nước Nga trong cuộc chiến tranh thần thánh chống phát xít.
Tòa án Nuremberg xét xử các quan chức trong chế độ phát xít Đức (ảnh: Wikipedia)
Hồi tháng 1/2015, Tổng thống Putin cũng phản bác các âm mưu "viết lại" lịch sử Thế chiến II và che giấu các tội ác của chủ nghĩa Quốc xã. Khi đó, ông Putin coi các mưu toan này là điều không thể chấp nhận được và vô đạo đức. Ông nhấn mạnh: Những kẻ nào âm mưu làm như vậy thì thường là đang cố gắng đánh lạc hướng dư luận về sự thật đất nước của họ đã hợp tác với trùm phát xít Hitler.
Nguyên văn lời nguyên thủ Nga Putin phát biểu tại Trung tâm Bảo tàng và Khoan dung Do Thái ở Moscow: "Các nỗ lực trực tiếp nhằm làm câm lặng lịch sử, bóp méo và viết lại lịch sử là không thể chấp nhận được và vô đạo lý. Đằng sau các âm mưu này chính là mong muốn che giấu nỗi hổ thẹn của chính họ, nỗi hổ thẹn của sự hèn nhát, đạo đức giả và sự phản bội, là ý đồ biện minh cho sự hợp tác trực tiếp hoặc gián tiếp với chủ nghĩa Quốc xã"./.
Theo Trung Hiếu/VOV.VN/theo RT
Putin: Chớ liều lĩnh khiêu khích Nga! Những cuộc tập trận quân sự hết sức rầm rộ, đồ sộ của quân đội Nga do Tổng thống Vladimir Putin ra lệnh tiến hành từ Thái Bình Dương đến Biển Đen được thiết kế để phát đi thông điệp sắc lạnh: Hãy tránh xa Nga và chớ liều lĩnh khiêu khích Nga trong vấn đề Ukraine . Đây là nhận định được...