Sau 1 năm giao 7,3ha “đất vàng” cho doanh nghiệp, Bà Rịa Vũng Tàu tá hỏa rà soát thủ tục đấu giá
Yêu cầu rà soát được đưa ra sau khi Sở Tư pháp cho biết chưa làm rõ, báo cáo trình tự thủ tục, tính pháp lý trong việc xử lý hoàn trả tiền thuê đất, tài sản đầu tư còn lại trên đất sau khi bị thu hồi…
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa có công văn hoả tốc gửi Sở Tư pháp yêu cầu rà soát trình tự, thủ tục pháp lý tổ chức bán đấu giá khu đất 73.842m2 tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ.
Tại văn bản mới được banh hành, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, trong báo cáo ngày 21/12/2020, Sở Tư pháp chưa làm rõ, báo cáo trình tự thủ tục, tính pháp lý trong việc xử lý hoàn trả tiền thuê đất, tài sản đầu tư còn lại trên đất sau khi bị thu hồi, việc xác định đất đủ điều kiện bán đấu giá, chưa đề xuất phương án xử lý theo chỉ đạo.
Do đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu Sở Tư pháp thống nhất phương án xử lý, tham mưu giải quyết trước ngày 15/1/2021.
Theo tìm hiểu, khu đất 73.842m2 này trước đây được UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao cho Công ty TNHH Minh Đạm để xây dựng khu du lịch. Mặc dù được chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2003, tuy nhiên suốt thời gian dài sau đó, dự án này vẫn “án binh bất động”. Do đó, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ra quyết định thu hồi.
Video đang HOT
Sau khi thu hồi dự án, vào cuối năm 2018, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ký hợp đồng với đơn vị bán đấu giá quyền sử dụng và tài sản gắn liền với khu đất 73.842m2 tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ.
Tại cuộc đấu giá ngày 4/1/2019, bên trúng đấu giá quyền sử dụng và tài sản gắn liền với khu đất 73.842m2 nói trên là Công ty TNHH Tài Tiến, với số tiền trúng đấu giá 115 tỷ đồng.
Bên trúng đấu giá được sử dụng đất trong thời hạn 50 năm, kể từ ngày 8/4/2019. Hình thức sử dụng đất là thuê đất trả tiền một lần cho cả thời gian thuê.
Theo phê duyệt, khu đất 73.842m2 này được xác định là đất du lịch – nghỉ dưỡng tổng hợp (đất sản xuất kinh doanh). Mật độ xây dựng tối đa 25%, chiều cao tối đa 20 tầng đối với khu đất phía núi và 10 tầng với khu đất phía biển.
Liên quan đến việc này, hồi tháng 11/2020, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng đã có văn bản gửi Công an tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Phát triển quỹ đất tỉnh về kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất khu đất diện tích 79.481 m2 (thuê đất trả tiền một lần) tại khu An Hải – An Hội, huyện Côn Đảo.
Tại văn bản trên, lãnh đạo tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giao Công an tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan rà soát, thẩm tra mối quan hệ giữa các đối tượng người tham gia đấu giá, người trực tiếp bỏ giá tại cuộc đấu giá, thống nhất phương án xử lý, và đề xuất giải pháp đấu giá trong thời gian tới (nếu có), tham mưu UBND tỉnh giải quyết theo đúng quy định pháp luật.
Đồng thời, yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp rà soát, cung cấp hồ sơ, thông tin liên quan các đối tượng người tham gia đấu giá, người trực tiếp bỏ giá tại cuộc đấu giá, gửi về cho Công an tỉnh. Thời gian hoàn thành trước ngày 30/11/2020.
Nhiều dự án để mất rừng, chây ỳ bồi thường hàng trăm tỷ đồng
Lâm Đồng mất trắng 1.900 ha khi giao rừng ồ ạt cho hàng trăm doanh nghiệp triển khai dự án đầu tư. Tổng số tiền các doanh nghiệp phải bồi thường cho diện tích rừng bị "bốc hơi" này lên đến 311 tỷ đồng nhưng mới thu được gần 40 tỷ đồng.
Đến nay, Lâm Đồng đã "rộng cửa" thu hút hàng trăm doanh nghiệp đầu tư 329 dự án về du lịch sinh thái, trồng cao su, sản xuất nông lâm kết hợp, nuôi cá nước lạnh... Các chủ đầu tư này thuê đất, thuê rừng với tổng diện tích lên đến gần 53 ngàn ha để triển khai dự án.
Khi phát hiện nhiều doanh nghiệp không đủ năng lực đầu tư và nhân lực bảo vệ rừng hoặc "cù nhây" để tìm cơ hội sang nhượng..., UBND tỉnh quyết định thu hồi hàng loạt dự án thì đã có 1.900 ha rừng bị "bốc hơi".
Nhiều diện tích đất rừng sau khi giao cho doanh nghiệp, cộng đồng thì biến thành vườn cà phê.
Cây có đường kính lớn bị cựa hạ trái phép.
Bên cạnh việc thu hồi toàn bộ 159 dự án và thu hồi một phần diện tích của 35 dự án vì để rừng bị phá, bị lấn chiếm trái phép mà không có biện pháp ngăn chặn; UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo các đơn vị chức năng yêu cầu các chủ đầu tư bồi thường thiệt hại tài nguyên rừng với số tiền lên đến 311 tỷ đồng. Hiện đơn vị được giao chủ trì thu hồi số tiền bồi thường này là Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lâm Đồng.
Theo ông Võ Danh Tuyên, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT, từ tháng 8/2020, tỉnh chính thức giao cho Sở NN&PTNT chủ trì thu tiền bồi thường của các doanh nghiệp. Sở đã thành lập "Tổ thu tiền bồi thường lâm sản thiệt hại" với thành viên là các đơn vị có liên quan, đặc biệt là 12 Hạt trưởng Hạt kiểm lâm của các huyện, thành.
"Tổ đã tống đạt quyết định và làm việc với các doanh nghiệp để thống nhất, thỏa thuận thời điểm nộp khoản tiền này. Nếu chủ đầu tư dự án chây ỳ không trả, sẽ đề nghị thu hồi dự án hoặc chuyển cơ quan cảnh sát điều tra", lãnh đạo Sở NN&PTNT nói.
Sau khi để rừng bị phá, doanh nghiệp đào hố chôn lấp cây để phi tang.
Gỗ tang vật của một vụ án phá rừng nghiêm trọng ở Bảo Lâm bị bỏ khô mục.
Theo các thành viên trong Tổ, nhiều chủ đầu tư đã bị thu hồi toàn bộ hay một phần dự án nên việc đôn đốc các doanh nghiệp này nộp tiền bồi thường giá trị tài nguyên rừng là khó khả thi.
Một số doanh nghiệp khác gặp khó khăn về tài chính hoặc trục trặc khi triển khai dự án nên chây ỳ không chấp hành việc nộp tiền bồi thường mặc dù các cơ quan chức năng đã nhiều lần đôn đốc. Đó là chưa kể, quy định về thu tiền bồi thường còn nhiều bất cập; không có chế tài cưỡng chế, xử lý đối với doanh nghiệp không nộp tiền.
Một chuyên gia Tư pháp cho rằng, để xử lý các doanh nghiệp không thực hiện nộp tiền bồi thường tài nguyên rừng, biện pháp khả thi về mặt pháp lý là căn cứ vào hợp đồng (hợp đồng cho thuê rừng ký giữa bên cho thuê rừng với các doanh nghiệp) để khởi kiện đối với doanh nghiệp chưa chấp hành.
Hà Nội: Đảm bảo chất lượng trong công tác hoàn thiện chính sách, pháp luật Ngay từ đầu năm 2020, công tác xây dựng, kiểm tra văn bản đã được Sở Tư pháp Hà Nội tập trung triển khai thực hiện. Sở chủ động đề xuất với UBND TP chỉ đạo nhiệm vụ, do vậy việc hoàn thiện chính sách, pháp luật trên địa bàn TP được đảm bảo về chất lượng, góp phần giúp thực hiện việc...