Sau 1 năm EC phạt “thẻ vàng”: Nhiều tiến bộ trong khắc phục
Sau 1 năm kể từ ngày Ủy ban châu Âu (EC) rút “ thẻ vàng” cảnh cáo với thủy sản Việt Nam khi chưa đáp ứng được các khuyến nghị về ngăn chặn, giảm thiểu, loại bỏ khai thác bất hợp pháp, không khai báo và không theo quy định (IUU), chúng ta đã đạt được nhiều tiến bộ trong khắc phục “thẻ vàng” tình trạng này.
Hoàn thiện khung pháp lý
Ngày 23.10.2017, EC chính thức áp dụng cảnh báo thẻ vàng với thủy sản Việt Nam. Ngay sau đó, Việt Nam đã và đang tập trung triển khai quyết liệt các hành động thực hiện các khuyến nghị, quy định của EC về khai thác IUU, đồng thời tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách trong việc giải quyết vấn đề thẻ vàng.
Cụ thể: Sửa đổi Luật Thủy sản theo hướng đáp ứng khuyến nghị của EC và dựa trên các nguyên tắc của Công ước Luật Biển 1982, Hiệp định biện pháp quốc gia có cảng của FAO, Hiệp định đàn cá di cư của Liên Hợp Quốc, Bộ luật Nghề cá có trách nhiệm của FAO, Kế hoạch hành động quốc tế của FAO về khai thác IUU, Hướng dẫn của FAO về thực hiện trách nhiệm quốc gia treo cờ và đã được Quốc hội khóa XIV thông qua vào ngày 21.11.2017.
Việt Nam đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc gỡ “thẻ vàng”, hướng đến nghề cá có trách nhiệm. Ảnh: T.L
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các giải pháp khắc phục như: Ban hành chỉ thị về việc triển khai các giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về khai thác bất hợp pháp, không báo cáo, không theo quy định (Số 45/CT-TTg ngày 13.12.2017); Kế hoạch hành động quốc gia nhằm ngăn chặn, giảm thiểu và loại bỏ khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định đến năm 2025 và một số giải pháp cụ thể khác.
Video đang HOT
Bộ NNPTNT cũng đã ban hành Quyết định 4840/QĐ-BNN-TCTS về kế hoạch thực hiện một số giải pháp cấp bách để khắc phục cảnh báo của Ủy ban châu Âu về khai thác IUU; đồng thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố ven biển tập trung thực hiện các giải pháp cấp bách, trọng tâm trong thời gian sớm nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho các tàu lớn hoạt động khai thác, đánh bắt, doanh nghiệp truy xuất nguồn gốc hải sản đánh bắt kịp thời cho đơn hàng.
Gắn định vị cho tàu
Để dễ dàng trong việc hoàn tất các chứng từ liên quan đến nguồn nguyên liệu đánh bắt, khai thác, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đầy đủ hồ sơ truy xuất nguồn gốc các hàng xuất khẩu, Bộ NNPTNT đã yêu cầu các địa phương có đoàn tàu đánh bắt, khai thác có chiều dài 24m trở lên phải lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh Movimar. Theo VASEP, Việt Nam chỉ có 3.000 tàu được lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh Movimar.
Khi tàu được lắp đặt thiết bị định vị vệ tinh này phải mở máy suốt 24/24 giờ khi đi khai thác trên các vùng biển. Việc lắp đặt thiết bị này phải hoàn tất trước tháng 10.2018. Có như vậy, ngành khai thác, đánh bắt của Việt Nam mới thực hiện tốt các tiêu chí mà EC đã đưa ra.
Bộ NNPTNT cũng yêu cầu các địa phương và sở, ngành liên quan có những biện pháp cụ thể để kiểm soát xuất cảng, ra khơi. Các chi cục thủy sản và cảng cá nằm trong danh sách cung ứng nguyên liệu chống khai thác, đánh bắt bất hợp pháp phối hợp chặt chẽ trong xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, lực lượng kiểm tra kiểm soát tàu cá vi phạm trên biển nhưng bỏ qua, có biện pháp xử lý quyết liệt như rút giấy phép khai thác, đánh bắt, không cấp mới đối với chủ tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài bị phát hiện trên hệ thống giám sát hành trình.
Không chỉ ở Trung ương mà tại các địa phương, công tác khắc phục thẻ vàng IUU cũng được triển khai tích cực. Đơn cử như tại Bình Định, từ tháng 9 – 12.2018, tỉnh này phấn đấu có 100% xã, phường có hoạt động nghề cá có cán bộ và các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá được phổ biến, tuyên truyền về Luật Thủy sản năm 2017; 100% tàu cá đăng ký cam kết không vi phạm vùng biển nước ngoài bị bắt và xử lý; 100% tàu cá khai thác thủy sản vùng biển khơi được kiểm tra, giám sát sản lượng thủy sản khai thác khi cập cảng; 100% tàu cá dài từ 24 m trở lên có gắn thiết bị giám sát hành trình công nghệ vệ tinh Movimar và 300 tàu cá dài từ
15m đến dưới 24m có gắn thiết bị giám sát hành trình VX1700 tự động gửi thông tin về trạm bờ 2 giờ/lần.
Bình Định cũng nỗ lực nâng cấp, xây dựng trạm bờ, đảm bảo tiếp nhận thông tin về vị trí của các tàu cá. Xây dựng kế hoạch phối hợp với các cơ quan chức năng tuần tra, kiểm tra, xử lý tàu cá vi phạm quy định IUU.
Với những nỗ lực này, hy vọng EC sẽ gỡ thẻ vàng cho thủy sản Việt Nam vào đầu năm 2019.
Theo Danviet
Phân luồng Cao tốc Nội Bài - Lào Cai để sửa đường tạm qua cầu Ngòi Thủ
Do đoạn đường tạm qua khu vực Cầu Ngòi Thủ, Km136 108, trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (thuộc địa phận huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái), Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đã có thông báo về việc tổ chức phân luồng giao thông để kịp thời sửa chữa, khắc phục.
Thực hiện phân luồng giao thông qua khu vực cầu Ngòi Thủ bắt đầu từ sáng 25-10
Cụ thể, trong thời gian thi công sửa chữa đường tạm, chỉ cho phép các loại xe từ loại 3 (xe từ 31 ghế ngồi trở lên; xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn) lưu thông qua đường tạm và phải tuân thủ theo sự điều tiết của đơn vị quản lý khai thác; Các phương tiện loại 4 và 5 (xe có tải trọng từ 10 tấn và xe container 20 fit trở lên) lưu thông theo hướng Hà Nội - Lào Cai ra khỏi đường cao tốc tại nút giao IC12 đi theo đường Âu Cơ, vào QL37 sau đó đi theo QL70 lên Lào Cai.
Ngoài ra, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam sẽ tạm dừng phục vụ các phương tiện loại 4 và 5 lưu thông theo hướng Lào Cai - Hà Nội đoạn từ Lào Cai đến nút giao IC14. Các phương tiện này từ Lào Cai đi theo QL70, theo QL37 và đường Âu Cơ để vào đường cao tốc tại IC12 về Hà Nội.
Đoạn đường tạm hư hỏng
Để đảm bảo an toàn phục vụ sửa chữa đường tạm, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam cũng đã đề nghị tỉnh Lào Cai, Yên Bái và các cơ quan liên quan phối hợp, hỗ trợ tổ chức phân luồng từ xa cho các phương tiện lưu thông trên đường cao tốc theo phương án trên. Thời gian phân luồng dự kiến kéo dài trong 10 ngày kể từ 8h ngày 25/10/2018.
Trước đó, ngày 5/9 vừa qua, trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã xảy ra vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng giữa xe bồn chuyên chở xăng dầu và xe ô tô con. Vụ tai nạn khiến xe chở bồn đâm gẫy lan can bên trái cầu Ngòi Thủ và rơi xuống khu vực gần cầu rồi bốc cháy làm ảnh hưởng lớn đến kết cấu bê tông của cầu Ngòi Thủ. Ngay sau đó, Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam đã tạm dừng phục vụ các phương tiện lưu thông từ IC12 (Km114 100) đến IC14 (Km149 705) để xử lý sự cố và khẩn trương thi công đường tạm để đảm bảo giao thông thông suốt sau sự cố tai nạn. Vào ngày 27/9 đã hoàn thành hạng mục đường tạm, phục vụ trở lại các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai (đoạn từ IC12 - IC14).
Tuy nhiên, sau một thời gian khai thác, đường tạm xuất hiện một số hư hỏng. Đặc biệt, vào khoảng 4 giờ sáng ngày 25/10 đã xảy ra sạt lở lớn, cần được sửa chữa, khắc phục để đảm bảo tuyệt đối an toàn.
Thanh Ngà
Theo congan.com.vn
Đường hư, phí cứ thu! Các tuyến đường BOT qua hàng chục tỉnh, thành liên tục hư hỏng qua nhiều năm nhưng nhà đầu tư chỉ sửa chữa chắp vá và vẫn thu phí hằng ngày Sau bài viết phản ánh Quốc lộ (QL) 1 qua tỉnh Bình Định - Phú Yên và Quảng Nam rách bươm, phóng viên Báo Người Lao Động tiếp tục ghi nhận các...