Sát thủ trên không nguy hiểm nhất Hải quân Nga
Không quân Hải quân Nga được trang bị nhiều loại máy bay chiến đấu, tuần tra với khả năng tác chiến mạnh mẽ, khiến nhiều nước kiềng nể.
Ngày 17/7 hàng năm được xem là ngày truyền thống của lực lượng Không quân Hải quân Nga với chiến công đầu tiên vào ngày 17/7/1916 khi thủy phi cơ M-9 của Hải quân Đế quốc Nga lúc đó bắn hạ thành công những chiếc máy bay chiến đấu của Đức đang xâm nhập vào vùng biển Baltic. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29KUB (Định danh NATO là : Fulcrum-D) của Hải quân Nga. Và đã gần 100 năm trôi qua nhưng lực lượng Không quân Hải quân Nga vẫn là cánh chim đầu đàn của Hải quân Nga trước bất kỳ mối đe dọa nào nhắm vào nước Nga. Trong ảnh là mẫu trực thăng vận tải đa năng Mi-8 của Hải quân Nga trong một đợt diễn tập đổ bộ đường biển có sự tham gia của các đơn vị không quân. Hiện tại các đơn vị không quân của Hải quân Nga đang được trang bị hơn 250 máy bay các loại trong đó đa phần các loại máy bay có từ thời Liên Xô và đang được hiện đại hóa dần dần. Trong ảnh là biến thể hiện đại hóa của máy bay tuần tra chống ngầm IL-38N của Hải quân Nga. Một chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K của Hải quân Nga. Ngoài những chiếc máy bay tuần tra săn ngầm Il-38 Hải quân Nga còn sở hữu các phi đội trực thăng săn ngầm Ka-27. Cận cảnh tiêm kích trên hạm Su-33 của Hải quân Nga. Tàu sân bay cũng đóng một vai trò không thể thay thế trong lực lượng Không quân Hải quân Nga khi nó giúp tăng cường khả năng cơ động của các đơn vị máy bay chiến đấu của Hải quân Nga ở bất kỳ đâu. Trong ảnh là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay tàu Đô đốc Kuznetsov. Tu-142 máy bay tuần tra trinh sát biển và săn ngầm của Hải quân Nga được phát triển dựa trên máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 do Liên Xô phát triển. Một chiếc Be-12 mẫu thủy phi cơ tuần tra và chống ngầm của Nga trong một đợt tuần tra trên biển. Ka-29 biến thể trực thăng vận tải vũ trang được phát triển dựa trên mẫu trực thăng săn ngầm Ka-27.
Ngày 17/7 hàng năm được xem là ngày truyền thống của lực lượng Không quân Hải quân Nga với chiến công đầu tiên vào ngày 17/7/1916 khi thủy phi cơ M-9 của Hải quân Đế quốc Nga lúc đó bắn hạ thành công những chiếc máy bay chiến đấu của Đức đang xâm nhập vào vùng biển Baltic. Trong ảnh là một chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29KUB (Định danh NATO là : Fulcrum-D) của Hải quân Nga.
Và đã gần 100 năm trôi qua nhưng lực lượng Không quân Hải quân Nga vẫn là cánh chim đầu đàn của Hải quân Nga trước bất kỳ mối đe dọa nào nhắm vào nước Nga. Trong ảnh là mẫu trực thăng vận tải đa năng Mi-8 của Hải quân Nga trong một đợt diễn tập đổ bộ đường biển có sự tham gia của các đơn vị không quân.
Hiện tại các đơn vị không quân của Hải quân Nga đang được trang bị hơn 250 máy bay các loại trong đó đa phần các loại máy bay có từ thời Liên Xô và đang được hiện đại hóa dần dần. Trong ảnh là biến thể hiện đại hóa của máy bay tuần tra chống ngầm IL-38N của Hải quân Nga.
Video đang HOT
Một chiếc tiêm kích trên hạm MiG-29K của Hải quân Nga.
Ngoài những chiếc máy bay tuần tra săn ngầm Il-38 Hải quân Nga còn sở hữu các phi đội trực thăng săn ngầm Ka-27.
Cận cảnh tiêm kích trên hạm Su-33 của Hải quân Nga.
Tàu sân bay cũng đóng một vai trò không thể thay thế trong lực lượng Không quân Hải quân Nga khi nó giúp tăng cường khả năng cơ động của các đơn vị máy bay chiến đấu của Hải quân Nga ở bất kỳ đâu. Trong ảnh là tàu sân bay duy nhất của Hải quân Nga hiện nay tàu Đô đốc Kuznetsov.
Tu-142 máy bay tuần tra trinh sát biển và săn ngầm của Hải quân Nga được phát triển dựa trên máy bay ném bom chiến lược tầm xa Tu-95 do Liên Xô phát triển.
Một chiếc Be-12 mẫu thủy phi cơ tuần tra và chống ngầm của Nga trong một đợt tuần tra trên biển.
Ka-29 biến thể trực thăng vận tải vũ trang được phát triển dựa trên mẫu trực thăng săn ngầm Ka-27.
Theo_Kiến Thức
Mỹ sẽ cung cấp "pháo đài bay" B-52 cho Israel đối phó Iran?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu là một trong những người lớn tiếng nhất, phản đối thỏa thuận hạt nhân Iran. Để xoa dịu những quan ngại của ông, một cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Barack Obama đã đề nghị cung cấp cho Israel loại máy bay ném bom phá boongke B-52.
Sau thỏa thuận hạt nhân lịch sử giữa Iran và nhóm P5 1, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tiếp tục bày tỏ quan điểm phản đối khi cho rằng: "Chúng tôi cho rằng đây không chỉ là một mối đe dọa đối với chúng tôi. Iran đã giết nhiều người Mỹ hơn cả al Qaeda", Thủ tướng Israel nói với hãng tin NBC News.
Một tín hiệu đầu tiên mà chính quyền Obama có thể nỗ lực xoa dịu đồng minh lâu năm của mình là việc Đại sứ Dennis Ross, một cựu cố vấn cao cấp của Tổng thống Obama về vấn đề Iran, đã ủng hộ ý tưởng cung cấp cho Israel các phương tiện quân sự có khả năng tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran.
Một chiếc máy bay ném bom B-52 của Mỹ đang được tiếp dầu
"Để có một lựa chọn quân sự đáng tin cậy, chúng ta phải cứng rắn hơn nhiều," ông tuyên bố hôm 16-7. Trong trường hợp này, "cứng rắn" có nghĩa là máy bay ném bom chiến lược B-52 Stratofortress cùng với những quả bom xuyên GBU-57 có trọng lượng lên đến 30.000 pound (tương đương khoảng 13.600kg).
Theo ông, răn đe là vấn đề rất quan trọng trong khi thực hiện thỏa thuận hạt nhân với Iran, vì thỏa thuận này có hiệu lực trong 15 năm, sau đó nghiễm nhiên trở thành một quốc gia hạt nhân. Israel cần phải có khả năng này trước thời điểm đó.
Trong khi đó, cựu cố vấn Ross cho biết, phi công Israel có thể được huấn luyện tại Mỹ. Thậm chí nếu một thỏa thuận như vậy được thực thi, Israel cũng sẽ phải nâng cấp các đường băng quân sự của mình, vì không có đường băng đang hoạt động nào tại nước này có thể hỗ trợ được một loại máy bay lớn như vậy.
Tuy nhiên, Thiếu tướng Giora Romm, cựu phó tư lệnh không quân Israel, cho rằng Israel không có cơ sở hạ tầng để vận hành máy bay ném bom B-52. Việc nâng cấp sẽ rất tốn kém cho chính phủ Israel, trong khi những người khác thì chỉ ra rằng máy bay ném bom đó có thể không chỉ là một động thái khiêu khích không cần thiết mà còn là một hành động không thiết thực.
Theo_An ninh thủ đô
Khả năng tác chiến "độc" của tàu ngầm mini trên biển Đông So với tàu ngầm cỡ lớn, tàu ngầm mini có giá rẻ, dễ sử dụng, thuận tiện sửa chữa, bảo dưỡng, mà lại đảm nhận được nhiều nhiệm vụ khác nhau. Điều kiện địa hình đáy biển nông, không bằng phẳng, kết hợp với các yếu tố như nồng độ muối, tốc độ và hướng lưu chuyển của các dòng hải lưu đã...