“Sát thủ tàu ngầm” một thời của Không quân Hải quân Việt Nam
Trong quá khứ, Không quân Hải quân Việt Nam đã từng được trang bị những chiếc thủy phi cơ săn ngầm chuyên nghiệp Be-12.
“Sát thủ tàu ngầm” một thời của Không quân Hải quân Việt Nam
Theo sách Lịch sử Không quân Nhân dân Việt Nam, ngày 16/4/1980, Bộ Tư lệnh Quân chủng Không quân quyết định chuyển toàn bộ phi đội tiêm kích MiG-19 (J-6) thuộc Trung đoàn 925 đang làm nghĩa vụ quốc tế tại Campuchia về nước.
Các phi công của Trung đoàn 925 sau đó được phân công đi học chuyển loại tiêm kích MiG-21, trực thăng săn ngầm Kamov Ka-25 và thủy phi cơ săn ngầm Beriev Be-12.
Cuối năm 1980, Tư lệnh Quân chủng Không quân ra quyết định thành lập các phi đội máy bay săn ngầm Be-12 và Ka-25 thuộc Trung đoàn Không quân 933 (Sư đoàn 372).
Sang đầu năm 1981, 4 thủy phi cơ săn ngầm Be-12 đã được Liên Xô chuyển giao cho phía Việt Nam.
Đến tháng 4/1982, chấp hành quyết định của trên, Quân chủng Không quân đã bàn giao toàn bộ phi đội săn ngầm gồm thủy phi cơ Be-12 và trực thăng Ka-25 sang cho Quân chủng Hải quân tiếp quản.
Sau 2 năm trở thành bộ phận Không quân thuộc Hải quân Nhân dân Việt Nam, đến ngày 25/6/1984, tất cả tổ chức quân số, vũ khí trang bị của phi đội săn ngầm lại được bàn giao trở lại Quân chủng Không quân và biên chế vào Trung đoàn Không quân Hải quân 954.
Toàn bộ 4 chiếc thủy phi cơ Be-12 của Việt Nam được cho là đã ngừng hoạt động từ cuối thập niên 1980.
Video đang HOT
Theo Soha News
Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất
Hôm 21/09 vừa qua, một chiếc thủy phi cơ Be-200 mới tinh đã thực hiện thành công chuyến bay thử đầu tiên, chuẩn bị giao cho khách hàng.
Thủy phi cơ siêu hạng Be-200 của Nga xuống Tân Sơn Nhất
Được biết, đây là một trong số những thủy phi cơ Be-200 (phiên bản Be-200Chs) được Hãng chế tạo máy bay Beriev (Nga) sản xuất theo đơn hợp đồng đã ký với Bộ Tình trạng Khẩn cấp Nga.
Be-200Chs liên tiếp gặt hái hợp đồng lớn
Hiện nay, Beriev đang gặt hái nhiều thành công lớn khi liên tiếp giành được các khách hàng quan trong đặt mua dòng thủy phi cơ Be-200Chs, riêng các Bộ Tình trạng Khẩn cấp và Bộ Quốc phòng Nga đã đặt mua hơn 20 chiếc.
Đặc biệt là tháng 6/2012, Mỹ đã ký hợp đồng mua 10 thủy phi cơ Beriev Be-200 chữa cháy chuyên dụng của Nga. Dòng máy bay này cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của các quốc gia Malaysia, Indonesia ở Đông Nam Á và Pháp, Bồ Đào Nha, Ý ở châu Âu.
Một chiếc Be-200 đang được kiểm tra kỹ thuật. Ảnh: Airliners.net
Sở dĩ nó được ưa chuộng vì những ưu điểm vượt trội, nét độc đáo mà không có một loại máy bay tương tự nào có thể sánh bằng. Cụ thể:
Thứ nhất, Be-200 là dòng máy bay đa năng, có thể vừa làm nhiệm vụ chữa cháy, vừa làm nhiệm vụ vận tải hay tuần tra biển xa, tìm kiếm cứu nạn, thậm chí là máy bay chở khách dân dụng.
Khi làm nhiệm vụ chữa cháy, khoang chứa và các thiết bị đặc biệt có thể mang theo "quả bom" nước tới 12 tấn, rất hữu dụng để dập tắt các đám cháy lớn, nhất là cháy rừng trên diện rộng.
Thời gian bay trên không lâu, cho phép thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn rất tốt, có thể hạ cánh trực tiếp xuống khu vực biển, sông hồ để thả xuồng và kíp bay triển khai cứu nạn.
Thứ hai, có khả năng cất hạ cánh trên đường băng thông thường hoặc trên mặt nước, cho phép triển khai tới những khu vực địa hình phức tạp, nhất là những vùng có cơ sở hạ tầng giao thông kém phát triển nhưng lại có nhiều sông hồ hay bờ biển.
Với tầm hoạt động 2.100km, nó có thể dễ dàng tiếp cận các đảo nhỏ trên biển xa trong điều kiện sóng biển cao tới 1,3m.
Căn cứ vào hợp đồng ký ngày 24/05/2013, Bộ Quốc phòng Nga đặt mua 6 chiếc Beriev Be-200 từ Hãng sản xuất máy bay Beriev trị giá khoảng 268 triệu USD, có thể thấy đơn giá mỗi chiếc ước chừng 45 triệu USD.
Đây là một mức giá khá hấp dẫn đối với một loại máy bay đa năng. Chưa hết, theo nhà sản xuất, Be-200 có chi phí vận hành khá thấp, hoạt động ổn định, tin cậy.
Chính Tổng thống Nga Vladimir Putin, người đã từng đích thân lái Be-200, đã nhấn mạnh rằng" Thủy phi cơ Be-200 là loại máy bay tốt nhất thế giới, là "độc nhất vô nhị". Trên thế giới không có loại máy bay nào tương tự có khả năng bay 700 km/h và hút nước ngay khi máy bay lướt trên mặt nước".
Với Be-200, dưới nước hay trên bờ đều vận hành tốt. Ảnh: Airliners.net
Be-200 về Tân Sơn Nhất - triển vọng lớn ở Việt Nam
Tại lễ ký hợp đồng trị giá hàng trăm triệu USD giữa Bộ Quốc phòng Nga và Công ty sản xuất máy bay Beriev năm 2013, đại diện Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất của Nga (UAC) cho biết:
"Các chuyên gia hàng đầu trong nghành công nghiệp quốc phòng Nga kỳ vọng thủy phi cơ Be-200, sẽ mang tới những triển vọng to lớn cho các quốc gia có đường bờ biển dài và cơ sở hạ tầng mặt đất còn chưa phát triển, như ở Việt Nam".
Thật bất ngờ, ngày 21/10/2015 một chiếc Be-200Chs đã hạ cánh xuống sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trước ánh mắt ngỡ ngàng của hàng nghìn hành khách trong và ngoài nước. Có khá nhiều người đã tranh thủ chụp chiếc máy bay độc đáo này làm kỷ niệm.
Mặc dù không có thông tin cụ thể về chuyến bay này khi tới Việt Nam, nhưng nhiều khả năng đây chỉ là chặng dừng ngắn để tiếp nhiên liệu trước khi bay sang Indonesia tham dự Triển lãm quốc phòng Indo Defence 2015 diễn ra từ ngày 07-10/11/2015 tại thủ đô Jakarta.
Be-200 thả "bom nước" dập tắt các đám cháy lớn. Ảnh: Jetphotos.net.
Cũng có thể, nhân tiện chuyến hạ cánh này, phía Tập đoàn sản xuất máy bay Thống nhất của Nga (UAC) và Công ty sản xuất máy bay Beriev mong muốn trình diễn với phía Việt Nam nhằm thuyết phục khách hàng tiềm năng này đặt mua Be-200ChS - loại thủy phi cơ tốt nhất thế giới.
Đến nay, chưa có thông tin chính thức nào khẳng định hợp đồng mua Be-200 giữa Việt Nam và Nga được ký, trong khi đó, các máy bay thủy phi cơ DHC-6 hiện đại nhưng nhỏ hơn từ Canada đã có mặt trong biên chế Hải quân Việt Nam.
Theo Soha News
DHC-6 Việt Nam cứu dân, tham gia chiến dịch quốc tế Là những chiếc thủy phi cơ hiện đại nhất Việt Nam, DHC6 đã tham gia nhiều chiến dịch quốc tế và trong nước quan trọng. Theo Văn phòng Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn (TKCN), lúc 11h ngày 17/3, thủy phi cơ DHC-6 của Quân chủng Hải quân đã chuyển một ngư dân 63 tuổi bị bệnh tim từ Trường Sa...