“Sát thủ săn ngầm” P-3C4 Orion có gì đặc biệt?
Hiện nay, P-3C4 là phiên bản hiện đại nhất của P-3C Orion, được quân đội Mỹ nâng cấp vào cuối năm 2012.
P-3C Orion là sản phẩm của Công ty Lockheed Martin – Mỹ, thuộc loại máy bay trinh sát, chống ngầm cất cánh từ đất liền, chủ yếu dùng để thực hiện tác chiến săn ngầm trên biển tầm xa và tác chiến chống hạm và yểm hộ cho biên đội tàu sân bay trên toàn cầu, trong mọi điều kiện thời tiết.
P-3 Orion đã phục vụ trong Hải quân Mỹ từ những năm 1960 với nhiệm vụ chủ yếu là tuần tiễu chống ngầm. Biến thể cuối cùng của loại máy bay này là P-3C được bàn giao cho Hải quân Mỹ từ 1969 và đã qua nhiều lần cải tạo.
Máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của hải quân Nhật Bản
Chiếc P-3C cuối cùng được sản xuất vào năm 1990, từ đó đến nay, hải quân Mỹ chỉ nâng cấp những chiếc đã có chứ không sản xuất nữa, hiện phiên bản nâng cấp mới nhất là P-3C4.
P-3C có chiều dài 35,6 m, sải cánh 30,4 m, trọng lượng cất cánh tối đa 64,4 tấn, sử dụng 4 động cơ cánh quạt T-56-A-13, công suất mỗi động cơ là 4.600hp đảm bảo cho máy bay đạt vận tốc khoảng 750 km/h với hành trình tối đa 9000 km, bán kính hoạt động tối đa 4000 km.
Tên lửa không đối hạm AGM-84E SLAM
P-3C có khả năng hoạt động liên tục trên không 16 tiếng với phi hành đoàn 11 người, bao gồm 3 phi công, 2 sĩ quan giám sát bay hải quân, 2 kỹ thuật viên bay, 3 sĩ quan vận hành thiết bị trinh sát và một kỹ thuật viên tổng hợp.
Phần bụng phía trước của P-3C thiết kế 1 khoang đạn có kích thước 3,91m X 2,03m X 0,088m, dưới cánh máy bay có 10 giá treo vũ khí với tổng khối lượng lên đến 9 tấn, bao gồm nhiều chủng loại khác nhau, phục vụ cho nhiệm vụ tác chiến đa dạng cả trên biển và trên bộ.
Ngư lôi Mk-54 phiên bản phóng từ máy bay
Video đang HOT
Hệ thống vũ khí chủ yếu bao gồm: Tên lửa chống hạm AGM-84H/K Harpoon, AGM-84E SLAM, tên lửa đối đất hạng nhẹ AGM-65F Maverick, ngư lôi Mk-46, Mk-50, Mk-54.., ngoài ra nó có thể mang theo bom nổ dưới nước, bom thông thường và các loại thủy lôi.
P-3C được trang bị rất nhiều thiết bị trinh sát như Sonar DIFAR, thiết bị phát hiện điểm từ trường bất thường (MAD)…, ngoài ra còn hệ thống phao sonar, phao nước và pháo sáng. Các thông tin thu thập được sẽ được chuyển đến hệ thống máy tính trung tâm, các số liệu phân tích, lưu trữ được gửi đến các cấp chỉ huy hay được sử dụng để vận hành các vũ khí trên máy bay.
Theo ANTD
Lộ diện vũ khí bí mật của "Lực lượng đặc biệt Senkaku"
Từ lâu, Nhật đã âm thầm phát triển một loại thủy phi cơ tiên tiến nhất thế giới để giám sát Senkaku/Điếu Ngư. Loại thủy phi cơ này có tính năng vượt trội so các loại thủy phi cơ săn ngầm tiên tiến mà một số nước châu Á đang sử dụng như: Be-200 của Nga, CL-415 của Canada...
Theo tin của "Japan News Network", ngày 13/02 vừa qua, Nhật Bản đã tổ chức thành công thử nghiệm đa tính năng của loại thủy phi cơ trinh sát US-2 ở khu vực cửa biển thành phố Kobe. Loại thủy phi cơ này có tầm hoạt động tới 4700km, bán kính tác chiến 2200km, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, cực kỳ phù hợp trong điều kiện sóng gió dữ dội ở khu vực quần đảo Senkaku.
Nguyên mẫu số 3 (9903) đang cất cánh
Nhật Bản là quốc đảo rộng lớn gồm nhiều nhiều quần đảo hợp thành với bờ biển trải dài tới gần 3 vạn km nên từ lâu Nhật đã rất quan tâm phát triển lực lượng thủy phi cơ. Ngay từ năm 1967, Cục phòng vệ Nhật Bản đã tự lực nghiên cứu, chế tạo loại thủy phi cơ PS-1 và đưa vào sử dụng tới 23 chiếc (tại thời điểm đó Trung Quốc chỉ có khoảng 10 chiếc). Tuy nhiên, do hạn chế về công nghệ nên loại máy bay này có trần bay thấp, hành trình ngắn, khả năng hoạt động trong thời tiết xấu hạn chế nên đầu thập niên 90 Nhật đã loại bỏ toàn bộ số máy bay đó và phát triển thế hệ thủy phi cơ hiện đại hơn gồm 20 chiếc US-1A.
Nguyên mẫu số 2 khi bay lên thì cụp bánh lái, gấp gọn 2 bên sườn.
US-1A do Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa sản xuất, có khả năng cất, hạ cánh trên mặt biển trong điều kiện sóng cao 3m, tốc độ gió 25m/s (tương đương 90km/h), hành trình tối đa 3000km, bán kính tác chiến 1300km. Tuy vậy, trong thời điểm hiện tại các loại máy bay này cũng đã cũ, khó đáp ứng được yêu cầu tác chiến biển trong thời kỳ mới nên Nhật Bản đã quyết định phát triển thế hệ kế tiếp của nó là US-2.
Khi hạ cánh, phần khoang nổi dưới bụng sẽ hạ xuống trước
Loại máy bay này được Viện nghiên cứu chế tạo máy thuộc Tập đoàn Shin Meiwa phát triển trên cơ sở của US-1A theo yêu cầu riêng của Bộ Quốc phòng Nhật Bản: US-2 phải có tính năng tiên tiến nhất trong số các thủy phi cơ tuần tiễu và săn ngầm trên thế giới.
Trong giai đoạn đầu, US-2 được đặt tên là US-1A Kai với trọng điểm cải tiến tập trung vào hệ thống điều khiển và thao tác trên mặt nước và các thiết bị trinh sát trên máy bay. US-2 được thiết kế hệ thống điều khiển chiều dọc, tích hợp buồng lái kiểu tăng áp và hệ thống bảng điều khiển; thay đổi động cơ AE2100, thay bánh lái 3 lá bằng bánh lái 6 lá; giảm trọng lượng của 2 cánh chính, 2 tấm đệm giảm chấn sóng và trọng lượng khoang phao dưới bụng máy bay.
Giai đoạn chạy quán tính, 2 tấm đệm giảm chấn sóng sẽ hạ xuống nâng cao sức nổi của máy bay
Tất cả những cải tiến trên đã giúp US-2 có sự thay đổi lớn về chất so với US-1A: độ cao bay lên tới 6,1km (gấp đôi US-1A), tốc độ từ 490km/h nâng lên 560km/h, hành trình tối đa tăng lên gần 1000km (4700/3800km). Điểm đặc biệt nhất là US-2 rút ngắn khoảng cách chạy đà cất cánh trên biển so với US-1A tới 38%, từ 735m rút xuống còn 460m, hạ cánh là 220m (với tải trọng 36 tấn). Về phương diện này, US-2 đã vượt qua những loại thủy phi cơ tiên tiến nhất trên thế giới hiện được một số nước trong khu vực sử dụng như: CL-415 của Canada với khoảng cách chạy đà cất/hạ cánh trên mặt nước là 814/655m (tải trọng 18 tấn) và Be-200 của Nga là 1400/800m.
Với khả năng chìm trong nước, nó có thể dễ dàng chui qua gầm cầu
US-2 được thiết kế cabin bằng thủy tinh gia cường, là loại thủy phi cơ cỡ lớn đầu tiên trên thế giới sử dụng cabin chịu lực giúp máy bay có thể chịu được áp suất khi bay trên độ cao tối đa 9km/h và chịu được sức va đập của sóng gió lớn.
Hệ thống thiết bị trên máy bay có trình độ tự động hóa rất cao, hệ thống thông tin sử dụng các thiết bị trên dải sóng cao tần, rất cao tần và siêu cao tần (HF/VHF/UHF); hệ thống dẫn đường sử dụng phương thức hỏi/đáp thông tin vệ tinh 2 chiều (ARQ), thiết bị định vị toàn cầu GPS, thiết bị dẫn đường quán tính; hệ thống trinh sát sử dụng radar tìm kiếm mục tiêu, thiết bị quan sát hồng ngoại ban đêm và hệ thống radar đa nhiệm "Sea King" do công ty Thomson/DASA sản xuất đảm bảo máy bay có thể hoàn thành tất cả các nhiệm vụ: tìm kiếm, cứu hộ; tuần tiễu và trinh sát chống ngầm. Chính vì sử dụng các thiết bị có khả năng tự động hóa cao nên US-2 đã giảm số lượng nhân viên từ 3 (US-1A) xuống còn 2 người.
Với bánh lái Dowty R414 loại 6 lá US-2 có khả năng hạ cánh và di chuyển trên mặt biển như một tàu cánh ngầm
Các tham số chính của US-2:
Chiều dài máy bay: 33,3m
Sải cánh: 33,2m
Chiều cao: 9,8m
Động cơ: 4 động cơ Rolls-Royce AE2100J
Chân vịt: bánh lái Dowty R414 loại 6 lá
Trọng tải cất cánh tối đa/đường băng mặt đất: 47,7 tấn/460m
Tải trọng hạ cánh tối đa/đường băng mặt đất: 47,7 tấn/1500m
Trọng tải cất cánh tối đa/mặt nước: 43 tấn/280m (36 tấn/220m)
Trọng tải hạ cánh tối đa/mặt nước: 43 tấn/330m (36 tấn/280m)
Hành trình: 3700km
Bán kính tác chiến: 2200km
Trần bay tuần tra: 6,1km
Trần bay tối đa: 9km
Tốc độ tuần tra: 480km/h
Tốc độ tối đa: 560km/h
Hiện Bộ Quốc phòng Nhật Bản đã đặt mua 14 chiếc làm nòng cốt trong lực lượng máy bay tuần tiễu và trinh sát chống ngầm của mình, đồng thời Nhật cũng triển khai thêm căn cứ thủy phi cơ thứ 3 ở Okinawa làm căn cứ mẹ cho US-2 để nâng cao khả năng phản ứng nhanh trên biển, phụ trách công việc giám sát mọi động tĩnh của máy bay và tàu ngầm đối thủ tại khu vực Senkaku/Điếu Ngư.
Theo ANTD
Tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ mới của Nga Tàu ngầm lớp Lada là tàu ngầm phi hạt nhân thế hệ thứ tư của Nga, với những cải tiến so với các thế hệ trước, như tiếng ồn nhỏ hơn và các hệ thống tác chiến mới. Tàu ngầm đề án 667 lớp Lada là thế hệ tàu ngầm thứ tư, chạy bằng điện - diesel, do Cục thiết kế hàng hải...