Sát thủ giết 5 mẹ con lộ tẩy từ tấm thiệp cưới ướt nhòe ở hiện trường
Biết người phụ nữ giàu có muốn dẫn 4 con nhỏ vượt biên, Phương và Sơn nhận lời giúp rồi lên kế hoạch giết hại cả nhà để cướp tài sản.
Nguyễn Ngọc Phương và Tu Hồng Sơn bỏ nhà ở Quảng Nam vào thành phố Nha Trang để sống bằng nghề trộm cắp vặt nhưng liên tục bị công an phát hiện. Thấy khó sống lại kiếm được chẳng đáng là bao, trong khi biết nhiều người có nhu cầu vượt biên, cả hai chuyển qua nghề mới.
Tháng 4/1985, qua giới thiệu của Phạm Danh, Phương và Sơn tiếp cận bà Trang hứa hẹn giúp gia đình vượt biên với giá 2,5 cây vàng. Theo thỏa thuận, nếu bà Trang và 4 người con (lớn 11 tuổi, nhỏ chưa đầy 3 tuổi) lên tàu ra nước ngoài trót lọt, bà sẽ đưa chứng minh thư của mình làm tin để Phương và Sơn nhận tiền công được bà gửi lại ở một nhà người quen.
Nơi phát hiện thi thể ba mẹ con bà Trang 30 năm sau. Ảnh. Minh Trang.
Nghĩ bà Trang còn có nhiều vàng, trong khi việc vượt biên rất khó thành công, Phương và Sơn nảy ý định giết người để cướp tài sản và 2,5 cây vàng tiền công. Rạng sáng 15/4/1985, chúng dẫn 5 mẹ con bà Trang đón xe đò vào Phan Thiết. Trong lúc bà Trang nghỉ ngơi ở phòng trọ, hai tên ra ngoài tìm địa điểm gây án. Phương sau đó thông báo với bà Trang đã tìm được điểm xuất phát nhưng chỉ đưa được hai đứa con lớn đi trước. Những người còn lại phải tìm một địa điểm khác và thời gian sẽ thông báo sau. Bà Trang tưởng thật đã đồng ý.
Chiều tối hôm sau, Phương và Sơn đưa 2 bé trai tới bãi biển vắng người ở Mũi Né vờ đứng chờ tàu, rồi bóp cổ, chôn thi thể dưới bãi cát. Hai sát thủ thông báo với bà Trang đã đưa các bé vượt biên thành công, đòi ứng trước tiền.
Thực hiện đến cùng kế hoạch giết cả nhà bà Trang, sau khi trở về Nha Trang, hai sát thủ nhiều đêm lên phương án và quyết định chọn quê của Sơn ở huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi) làm địa điểm gây án tiếp theo. Rạng sáng 15/5/1985, Phương và Sơn đưa ba mẹ con bà Trang đón xe đò ngược ra Quảng Ngãi. Tối hôm sau, chúng đưa các nạn nhân xuống cánh đồng xã Bình Phước (Bình Sơn) rồi đưa qua sông nhằm tìm cách sát hại từng người. Lúc Phương cõng hai đứa trẻ qua sông, Sơn đi sau lựa thời cơ để siết cổ…. và dìm xuống nước. Ngay sau đó, chúng hạ sát bà Trang, lục soát lấy hết giấy tờ, tiền bạc rồi vứt xác xuống sông.
Phá án từ tấm thiệp cưới ở hiện trường
Ngày 17/5/1985, thi thể ba mẹ con bà Trang được người dân phát hiện. Cách hiện trường vài trăm mét, cảnh sát thu được tấm thiệp cưới đã bị ướt nhòe. Kiểm tra tấm thiệp, rất khó khăn cảnh sát cũng chỉ đọc được dòng chữ mời ghi “anh Hiền chị Hóa” cùng hai địa điểm Vĩnh Thạnh và Yên Thành in trên thiệp.
“Sau khi khám nghiệm, chúng tôi nhận định đây là vụ giết người cướp tài sản. Hung thủ có ít nhất hai tên và thông thuộc địa hình ở đây”, đại tá Đỗ Thành Lê, nguyên phó Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Nghĩa Bình (nay là tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định) kể.
Video đang HOT
Hai sát thủ được cảnh sát đưa đi tìm nơi phi táng hai bé trai ở Mũi Né. Ảnh. Tư liệu công an Quảng Ngãi.
Sau nhiều giờ đau đầu với 2 cái tên và 2 địa danh mơ hồ trên tấm thiệp, bất ngờ một cảnh sát hình sự nhớ ra ở thành phố Nha Trang có nhiều địa danh mang từ Vĩnh hoặc Thạnh. Liên lạc với Công an Nha Trang, đơn vị này xác nhận Vĩnh Thạnh là một phường ngoại thành. Một tổ công tác hình sự lập tức lên đường vào Nha Trang điều tra. Tại đây, cảnh sát ghi nhận trong thời gian này có 3 gia đình tổ chức đám cưới. Trong đó, nhà ông Phùng Phú Trung, tổ chức đám cưới cho con gái tên là Phùng Thị Kim Cúc kết hôn với anh Phan Văn Dũng, quê ở huyện Yên Thành (Nghệ An).
Tổ công tác lại tiếp tục lên đường ra Nghệ An gặp vợ chồng Cúc, Dũng. Anh Dũng xác nhận tấm thiệp mời “anh Hóa chị Hiền” là do vợ mình viết nhưng sau đó không gửi vì anh Hóa vốn là người yêu cũ của chị Cúc. Chiếc thiệp sau đó được anh Dũng kẹp vào tập báo để tại nhà chị Cúc ở Nha Trang nhưng sau đó không nhớ gì sao tất cả đã không còn. “Biết đang đi đúng hướng, các trinh sát tiếp tục đi sâu khai thác và biết được Phùng Thị Hằng là người giúp việc hôm đám cưới đã lấy tấm thiệp. Hằng thích đọc báo nên cầm về và không để ý bên trong có cả thiệp cưới”, đại tá Lê nhớ lại.
Có được manh mối này, tổ công lập tức đến nhà Hằng. Gia đình Hằng xác nhận, trước ngày 15/5/1985, bà Trang cùng hai con gái là họ hàng bên ngoại của mẹ Hằng đến ở nhờ nhưng sau đó đi đâu không rõ. Bé gái con bà Trang thấy tấm thiệp đẹp nên cầm theo.
Xác định được nhân thân của nạn nhân, cảnh sát tìm về quê bà Trang tiếp tục điều tra và biết được bà này vắng mặt ở địa phương nhiều tháng nhưng không khai báo. “Chồng bà Trang là sỹ quan Việt Nam Cộng hòa, sau giải phóng đã vượt biển ra nước ngoài. Bà Trang ở lại dành dụm tiền với kế hoạch cùng 4 đứa con ra nước ngoài đoàn tụ với chồng nhưng nhiều lần vượt biên không thành”, đại tá Lê nói và cho hay có được những thông tin này, cảnh sát xác định rất có thể nạn nhân bị giết bởi những kẻ tổ chức vượt biên nên cho trinh sát rà soát tất cả những người làm nghề này có biểu hiện nghi vấn.
“Chúng tôi nhận định hung thủ có thể là người thông thuộc địa bàn, có thể đang sinh sống tại Nha Trang, vì vậy cảnh sát hình sự tập trung rà soát những người quê Quảng Ngãi”, đại tá Lê cho hay. Các trinh sát sau đó xác định, một trong những “môi giới” chuyên tổ chức vượt biên là Phạm Danh mới 22 tuổi nhưng nổi tiếng trong các phi vụ môi giới vượt biên.
Sau nhiều ngày truy tìm khắp các ngõ ngách, chiều 9/6/1985, trinh sát phát hiện Danh đang đi bộ trên đường phố ở Nha Trang nên đuổi bắt. Thấy công an, Danh bỏ chạy buộc các trinh sát phải nổ súng bắn chỉ thiên.
Theo lời khai của Danh, anh ta chỉ đóng vai trò là kẻ môi giới giữa bà Trang với hai người bạn của mình là Sơn và Phương với tiền công 2 chỉ vàng. Cụ thể việc lên thuyền ra biển được tổ chức như thế nào, có thành công hay không Danh không biết.
Các bị cáo tại phiên tòa.
“Sau gần một tháng điều tra cuối cùng cũng xác định được nghi can, lúc đó anh em mừng rỡ. Tuy nhiên, Phương và Sơn vốn là những kẻ giang hồ, chuyên sông dạt dẽo nên rất khó truy tìm”, vị trưởng ban chuyên án lúc đó kể. Hàng chục trinh sát hình sự giỏi nhất lập tức được điều động tỏa đi khắp các địa bàn tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa và các tỉnh lân cận truy bắt hung thủ. Ba ngày sau, Sơn bị cảnh sát khống chế khi đang chuẩn bị lên tàu tại ga Nha Trang để vào TP HCM trốn. Từ lời khai của Sơn, cảnh sát tiếp tục bắt Phương đang lẩn trốn tại nhà một người quen ở trên huyện miền núi Khánh Hòa.
Tại công an, Phương và Sơn khai ra vụ giết hai người con đầu của bà Trang ở Mũi Né. Sau một đêm giết 3 mạng người, sáng sớm hôm sau cả hai bắt xe quay trở lại Nha Trang, đến nhà bà Đào Thị Tuyền mang theo chứng minh thư nạn nhân để nhận nốt 2 cây vàng tiền công giúp vượt biên.
Không lâu sau đó, Tu Hồng Sơn và Nguyễn Ngọc Phương bị HĐXX 2 cấp sơ thẩm và phúc thẩm tuyên án tử hình. Phạm Danh lĩnh 6 năm tù còn bà Tuyền lĩnh 12 tháng tù treo vì tổ chức vượt biên trái phép.
* Tên nạn nhân đã được thay đổi.
Tiến Hùng – Minh Trang
Theo VNE
Giết cô giáo rồi đốt xác phi tang, lãnh 18 năm tù
Sau khi giết cô giáo tiểu học, Đức (17 tuổi) lôi xác nạn nhân lên giường, chất vật dễ cháy lên trên rồi châm lửa đốt xác phi tang.
Bị cáo Ngô Minh Đức cúi đầu trước vành móng ngựa - Ảnh: Hải Tần
Ngày 22.9, tại trụ sở UBND xã Nguyệt Ấn (H.Ngọc Lặc, Thanh Hóa), TAND tỉnh Thanh Hóa mở phiên tòa hình sự sơ thẩm, xét xử lưu động đối với bị cáo Ngô Minh Đức (17 tuổi, ngụ thôn Minh Thạch, xã Nguyệt Ấn) về các tội "giết người" và "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công dân".
Đây là vụ án đặc biệt nghiêm trọng, từng gây rúng động dư luận ở Thanh Hóa hồi đầu năm 2015.
Mặc dù trời mưa lớn nhưng phiên tòa đã thu hút hàng nghìn người dân địa phương đến theo dõi.
Theo cáo trạng, do nợ nần dẫn tới phải cầm cố xe máy, nên ngày 13.3.2015, Ngô Minh Đức xin bố mẹ 7,5 triệu đồng để chuộc xe. Sau đó, Đức không đi chuộc xe mà mang số tiền vừa xin được đi đánh bạc.
Sáng 14.3, sau khi nướng sạch tiền trên chiếu bạc, Đức thất thểu trở về nhà, liền bị bố mẹ chửi mắng, đuổi ra đường.
Đi lang thang trong thôn đến khoảng 11 giờ trưa cùng ngày, Đức tạt vào nhà cô Nguyễn Thị Hạnh (46 tuổi, giáo viên một trường tiểu học trên địa bàn). Lúc này, chỉ có một mình cô Hạnh ở nhà. Vì Đức là con của cô giáo dạy cùng trường với cô Hạnh, nên khi nghe Đức kể bị bố mẹ đuổi khỏi nhà và rất đói bụng, cô Hạnh đã xuống bếp nấu cơm cho Đức ăn.
Một mình ngồi trên phòng khách, Đức nảy sinh ý định trộm cắp tài sản, nên đi vào buồng ngủ của cô Hạnh lục lọi. Bị cô Hạnh phát hiện và tri hô, Đức lao ra bịt miệng, lôi cô Hạnh vào bếp, sau đó dùng dao nhọn đâm liên tiếp vào mặt nạn nhân.
Không dừng lại, Đức tiếp tục nắm tóc, đập đầu cô Hạnh xuống nền nhà làm nạn nhân bất tỉnh, rồi lấy dây ni lông siết cổ nạn nhân cho đến chết mới dừng tay.
Gây án xong, Đức chạy ra chốt cửa chính, sau đó quay vào kéo xác nạn nhân đặt lên giường ngủ, dùng quần áo, sách vở và một chiếc chăn bông chất kín lên người nạn nhân rồi châm lửa đốt xác phi tang. Khi lửa bùng cháy, Đức nhặt con dao gây án và một chiếc điện thoại di động nhanh chóng tẩu thoát khỏi hiện trường.
Sau khi vứt con dao và chiếc điện thoại xuống ruộng lúa ngoài cánh đồng, Đức về nhà tắm rửa, thay quần áo và kể lại toàn bộ sự việc với bố mẹ.
Quá bàng hoàng trước tội ác của con trai, ngay trong chiều 14.9, gia đình đưa Đức đến trụ sở Công an H.Ngọc Lặc đầu thú.
Tại phiên tòa, Ngô Minh Đức cúi đầu thừa nhận mọi hành vi phạm tội của mình, đồng thời xin lỗi gia đình nạn nhân.
Đức cũng tỏ ra ăn năn và mong muốn HĐXX tuyên mức án nhẹ để bản thân có cơ hội làm lại cuộc đời.
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ cũng như lời khai của Đức tại phiên tòa, HĐXX tuyên phạt Ngô Minh Đức với tổng hình phạt 18 năm tù vì 2 tội "giết người" và "hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản công dân"; buộc Đức phải bồi thường cho gia đình bị hại số tiền 240 triệu đồng.
Ngọc Minh
Theo Thanhnien
Bắt được nghi phạm giết nữ công nhân, bỏ xác vào bao ni lông Chiều 17.9, đại tá Nguyễn Hồng Hữu, Trưởng công an huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) cho biết đã bắt được nghi phạm ra tay giết người phụ nữ rồi bỏ xác vào bao ni lông dìm xuống mương nước tại xã Hòa Tịnh, huyện Chợ Gạo. Ảnh minh họa Cơ quan điều tra cho biết công an đã bắt giữ nghi phạm Huỳnh...