“Sát thủ” diệt tên lửa SM-3 có thể bảo vệ Nhật khỏi Triều Tiên?
Bình Nhưỡng ngày 4.7 tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa khiến các nước láng giềng bao gồm Nhật Bản vốn nằm trong tầm bắn của tên lửa Triều Tiên như “ngồi trên đống lửa”.
riều Tiên tuyên bố phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên, có thể vươn tới bất cứ nơi nào trên thế giới. Theo đó, tên lửa Hwasong-14 mà Triều Tiên phóng thử hôm 4.7 đã đạt độ cao 2.802 km, bay được 933 km trong 39 phút trước khi bắn chính xác mục tiêu, đài truyền hình nhà nước Triều Tiên cho biết trong thông báo đặc biệt.
Bước tiến mới trong chương trình tên lửa đạn đạo của Triều Tiên khiến các nước láng giềng của nước này bao gồm Nhật Bản như “ngồi trên đống lửa”.
Nhật Bản cảm thấy bị Triều Tiên đe dọa, một phần do sự hiện diện của các căn cứ quân sự Mỹ tại nước này. Đây là mối đe dọa Triều Tiên đã nhấn mạnh vào năm 1998 khi thử tên lửa Taepodong-1 trên không phận Nhật Bản.
Kể từ đó đến nay, Triều Tiên liên tục thử tên lửa, hạt nhân và đã đạt được nhiều tiến bộ vượt bậc. Nhật Bản được cho là nằm trong tầm bắn của tên lửa đạn đạo tầm trung của Triều Tiên. Theo đó, các hòn đảo chính của Nhật Bản có thể trúng tên lửa Triều Tiên chỉ 10 phút sau khi tên lửa được phóng đi.
Để ngăn ngừa các mối đe dọa từ Triều Tiên, Tokyo đã thực hiện một số biện pháp tích cực riêng, bao gồm cài đặt các hệ thống phòng không sử dụng các tên lửa đất đối không Patriot PAC-3, cũng như trang bị các tên lửa SM-3 tầm xa hơn cho 4 tàu khu trục tối tân nhất. Tuy nhiên, vẫn không có gì chắc chắn, những hệ thống này sẽ hiệu quả hoàn toàn trong việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm trung lớn hơn, nhanh hơn và bay cao hơn mà Triều Tiên đã cải tiến trong những năm qua. Chẳng hạn PAC-3 có hiệu quả trong phạm vi khoảng 30 km nên chỉ có khả năng phòng thủ tại chỗ.
Theo đó, để củng cố và tăng cường khả năng phòng thủ, Tokyo đã ủy thác cho Mitsubishi và Raytheon phát triển tên lửa trên biển SM-3 bản tầm siêu xa mới nhằm bắn hạ tên lửa đối thủ trong giai đoạn vừa được phóng hoặc đang bay tới. Tuy nhiên, phiên bản SM-3 tầm siêu xa mới đã thất bại trong cuộc thử nghiệm lần thứ 2. Do đó, việc đưa vào sử dụng loại tên lửa này hiện tại vẫn chưa thể đáp ứng được.
Do đó, mặc dù Nhật Bản đang nhanh chóng nỗ lực để mua thành phần trên mặt đất cho lực lượng SM-3, bổ sung cho các tàu khu trục trên biển, sự an toàn của Nhật hiện tại trông chờ vào các tên lửa SM-3 Block I được trang bị trên 4 tàu khu trục hiện đại nhất của nước này thuộc lớp Kongo (gồm JDS Kongo, JDS Chokai, JDS Myoko và JDS Kirishima).
Video đang HOT
SM-3 Block I được thiết kế với 3 tầng động cơ đẩy nhiên liệu rắn cho phép đạt tốc độ đánh chặn gấp 10 lần vận tốc âm thanh, tầm bắn gần 611 km, độ cao bay 160km. Ngoài tên lửa, nó cũng có khả năng bắn hạ các vệ tinh.
Tuy nhiên, SM-3 Block I được cho là vẫn chưa đủ để giúp các tàu khu trục bảo vệ toàn bộ các hòn đảo của Nhật Bản. Ngoài ra, các nhà phân tích nghi ngờ SM-3 Block I có thực sự hiệu quả để tiêu diệt các đầu đạn đang bay tới. Trong các cuộc thử nghiệm, tên lửa này chỉ thành công trong việc đánh chặn các mục tiêu khoảng 70-80%.
Mặc dù từ năm 2012, Mỹ và Nhật đã đổ khoảng 3 tỷ USD (mỗi bên 1,5 tỷ USD) vào dự án phát triển một phiên bản SM-3 nặng hơn, nhanh hơn và tầm xa hơn – được gọi là SM-3 Block IIA. Tuy nhiên, phiên bản SM-3 Block IIA có tầm bắn trên lý thuyết là 2.172 km, di chuyển với tốc độ gấp 15 lần vận tốc âm thanh này đã thất bại trong lần thử đánh chặn mục tiêu thứ 2 diễn ra vào ngày 22.6 mới đây.
Dĩ nhiên, một lần thất bại không có nghĩa là SM-3 Block IIA không hiệu quả, nhưng điều đó cho thấy việc đánh chặn các tên lửa đạn đạo khó khăn đến mức nào. Hệ thống phòng thủ giai đoạn giữa trên mặt đất của Mỹ được đặt ở Alaska và California cũng có tỷ lệ thất bại tới gần 40% trong các cuộc thử nghiệm. Theo đó, nếu không có gì thay đổi SM-3 Block IIA dự kiến sẽ được đưa vào sử dụng năm 2018 miễn là nó chứng minh thành công trong lần thử tiết theo.
Theo Danviet
Những lựa chọn của ông Trump để đối phó Triều Tiên
Tên lửa đạn đạo liên lục địa của Triều Tiên được đánh giá là có thể bắn tới mọi nơi trên Trái đất.
Chính sách ngoại giao, quân sự của Mỹ đang bước vào một thời kỳ khó đoán định với Triều Tiên, nhất là khi Bình Nhưỡng tuyên bố tên lửa vừa bắn "có thể vươn tới bất kì đâu trên Trái đất". Adam Mount, chuyên gia cao cấp ở Trung tâm Phát triển Mỹ, nói rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump vẫn có trong tay một số lựa chọn để xử lý vấn đề Triều Tiên.
"Đây là một ngưỡng cửa lớn, một câu hỏi rất khó khi ông Trump bị đẩy vào góc tường và không còn lựa chọn nào khả dĩ hơn ngoài chiến tranh", Mount nói. "Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng Washington vẫn có thể giải quyết bằng các biện pháp khác không sử dụng vũ lực".
Triều Tiên tuyên bố thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa lần đầu tiên trong lịch sử và đây được xem là thời điểm nhạy cảm với quan hệ Bình Nhưỡng-Washington.
Euan Graham, giám đốc Chương trình An ninh Quốc tế tại học viện Lowy (Australia) khẳng định: "Một quả tên lửa đạn đạo liên lục địa thành công và đủ sức bắn tới Mỹ sẽ là lực đẩy giúp Mỹ phản ứng tốt hơn".
Trump từng nói: "Nó không thể xảy ra"
Trong nhiều tháng ròng, rất nhiều nhận định đưa ra quanh việc liệu Triều Tiên có thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa hay không. Đầu tháng 1, lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố chương trình phát triển tên lửa của nước này sẽ vẫn tiếp tục thực thi. "Nghiên cứu, phát triển vũ khí hiện đại là ưu tiên hàng đầu nhằm nâng cao năng lực quốc phòng của Triều Tiên".
Khi đó, Trump viết trên Twitter: "Triều Tiên vừa khởi động giai đoạn cuối cùng của quá trình phát triển vũ khí hạt nhân có thể bắn tới Mỹ. Điều này sẽ không thể nào xảy ra". Sau đó 3 tháng, trong ngày kỉ niệm "Ngày của Mặt trời", một quả tên lửa được diễu hành qua quảng trường Kim Nhật Thành và nhiều chuyên gia quân sự nhận định đây là tên lửa đạn đạo liên lục địa.
"Mỹ không thể ngăn cản Triều Tiên sản xuất nguyên liệu cho vũ khí hạt nhân, thất bại trong việc chặn các vụ thử tên lửa và giờ người Triều Tiên không chỉ có tên lửa, mà đó là 7 loại khác nhau và tất cả đều rất tinh vi", Graham nói.
Học cách sống chung với Triều Tiên
Các chuyên gia nhận định không có một giải pháp nào thực sự hoàn hảo để ông Trump giải quyết vấn đề Triều Tiên. "Có thể thử ngăn chặn Triều Tiên vượt qua ngưỡng cửa ấy, nhưng sự thực thì Bình Nhưỡng đã vượt qua rồi. Lệnh trừng phạt thì sao? Chúng ta gây áp lực lên Mỹ hay Triều Tiên có tác dụng gì không? Tôi nghĩ cần lùi lại và suy nghĩ sâu hơn", chuyên gia Mount nói.
Theo Mount, chính sách ngoại giao hiện nay của tân Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là không phù hợp trong khi việc sử dụng vũ lực là điều cần loại bỏ. "Sử dụng quân sự sẽ gây hại rất lớn và ảnh hưởng tới lợi ích của Mỹ", Mount nói. Chuyên gia này nhận định hàng triệu người sẽ thương vong nếu chiến tranh hai miền nổ ra.
Graham cho rằng một giải pháp khả thi hơn là học cách sống chung với một Triều Tiên "có hạt nhân và luôn kích động". Chuyên gia này nói: "Điểm khó tránh khỏi là chúng ta phải sống chung với một Triều Tiên có tên lửa tầm xa. Vấn đề chỉ là thời gian cho tới khi Washington nuốt được viên thuốc đắng này".
Trung Quốc có thể làm gì?
Trump luôn ủng hộ chính sách gây áp lực lên Trung Quốc để buộc nước này bắt ép Triều Tiên phải thực hiện các yêu cầu của phương Tây. Sau vụ thử ngày 4.7, ông Trump viết trên Twitter rằng "cần có hành động mạnh tay hơn nữa nhắm vào Triều Tiên".
Tuy nhiên, trong vài tuần trở lại đây, ông Trump đã mất bình tĩnh với Trung Quốc khi cho rằng Bắc Kinh khó kiểm soát Bình Nhưỡng. "Tôi nghĩ rằng khó có thể nói Trung Quốc đủ sức kiểm soát Kim Jong-un. Ông Kim sẵn sàng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa cho thấy Triều Tiên không hề e dè lệnh trừng phạt của LHQ hay Trung Quốc", chuyên gia Graham nói. "Nó chẳng khác gì cú chọc vào mắt Trung Quốc".
Chuyên gia này cho rằng Trung Quốc có thể chỉ trích Mỹ do Washington không chịu rút lui tập trận chung với Hàn Quốc trên bán đảo Triều Tiên để Bình Nhưỡng ngừng chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân. "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ né tránh bất kì chỉ trích nào và nói rằng "Chúng tôi không thể kiểm soát nổi Triều Tiên", Graham nhấn mạnh.
Theo Danviet
Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên bắn ra là đạn đạo liên lục địa Theo đánh giá của chuyên gia quân sự, tên lửa Triều Tiên có thể bắn tới bang Alaska của Mỹ. Mỹ xác nhận tên lửa Triều Tiên bắn ngày 4.7 là đạn đạo liên lục địa. Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson vừa lên tiếng chỉ trích hành động thử tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên và nói rằng...