“Sát thủ” diệt tàu sân bay của Trung Quốc có nguy hiểm?
Mặc dù Trung Quốc quảng cáo rùm beng tên lửa DF-21D. Tuy nhiên, một chuyên gia hải quân Mỹ lại cho rằng ’sát thủ’ diệt tàu sân bay của Trung Quốc chẳng qua chỉ là con ‘ngoáo ộp’ mà thôi.
Trung Quốc đã thử nghiệm thành công trước dự đoán và đang ở giai đoạn đầu triển khai hệ thống tên lửa (Đông Phong) Dongfeng 21D (DF-21D) chuyên dùng để chống các cụm tàu sân bay tiến công (CSG) Mỹ. Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ, Đô đốc Robert Willard nhận định bước đi này đang làm đảo lộn tận gốc bố trí binh lực ở Thái Bình Dương.
Ý nghĩa chiến lược của hệ thống DF-21 với tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) lắp trên bệ phóng cơ động và các phương tiện vệ tinh phát hiện ở chỗ nó có khả năng chặn đứng sự xâm nhập của các CSG Mỹ gần hơn vài trăm cây số tính từ bờ biển Hoa lục.
Nằm trong phạm vi này có cả hải phận eo biển Đài Loan trong trường hợp giả định có xung đột giữa Trung Quốc với Đài Loan, một đồng minh của Mỹ. “Vùng an ninh” của Trung Quốc như vậy đang mở rộng tới “chuỗi đảo thứ hai”, (từ quần đảo Ogasawara chạy qua quần đảo Mariana và Guam đến Palau).
Vùng biển này được Trung Quốc coi là “vùng biển gần”, nhưng hiện nay trong khu vực này hạm đội Mỹ đóng tại các nước đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc đang hoạt động.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates tháng 9.2010 khẳng định, nếu Trung Quốc hoặc một nước nào đó triển khai một hệ thống có khả năng đe dọa các CSG trên đại dương thì chiến thuật sử dụng chúng sẽ buộc phải xem xét lại toàn bộ. Ở hình thức hiện nay, CSG hầu như không có khả năng chống lại các tên lửa đường đạn tự dẫn như DF-21 hiện tại Lầu Năm Góc chỉ nhìn thấy lối thoát ở sự liên kết chặt chẽ hơn giữa hải quân và không quân.
Tàu sân bay Mỹ liệu đã hết thời tung hoành trên Thái Bình Dương do sự có mặt của DF-21D? (Ảnh: tàu sân bay George Washington).
Video đang HOT
Hệ thống hiện chưa thử nghiệm xong, Đô đốc Robert Willard đánh giá, để hoàn thành toàn bộ các thử nghiệm sẽ cần vài năm nữa xuất hiện các câu hỏi cả về thành phần vệ tinh làm nhiệm vụ dẫn đường cho DF-21. Nhưng ngay từ bây giờ, các nhà phân tích quân sự đã nhìn thấy mối đe dọa trực tiếp đối với Mỹ: Trung Quốc sẽ có thể bù đắp sự thiếu hoàn thiện của phương tiện trinh sát bằng số lượng tên lửa phóng đi.
khi tên lửa Trung Quốc áp dụng chiến thuật ‘đánh hội đồng’?.
Theo chuyên gia Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga) Konstantin Makienko, tên lửa DF-21 quả thực có thể làm thay đổi cán cân sức mạnh bằng cách xua đuổi khỏi bờ biển Trung Quốc các tàu sân bay Mỹ, vốn là nền tảng sức mạnh toàn cầu của Mỹ. Nhưng tên lửa này khả năng thực sự có khả năng tác chiến đến mức nào thì chưa biết việc chế tạo một tên lửa như vậy là vấn đề kỹ thuật hóc búa ngay cả Liên Xô trước đây cũng đã phải từ bỏ việc chế tạo ASBM tuy đã có những dự án như thế.
Vấn đề là ở chỗ, tàu sân bay không đứng nguyên một chỗ nên việc dẫn một tên lửa như vậy là rất khó (Liên Xô từng dự định trang bị cho tên lửa này đầu đạn hạt nhân, nhưng kể cả như thế cũng không bảo đảm chắc chắn tiêu diệt được một tàu sân bay đang di chuyển). Bởi vậy, những bài báo hoảng hốt trên trang nhất các tờ báo của Mỹ phản ánh những thay đổi sâu sắc trong thái độ của Mỹ và Anh đối với sức mạnh gia tăng của Trung Quốc chứ không phải là những nỗi sợ hãi hiện thực về kỹ thuật quân sự trước Trung Quốc, ông Makienko nhận định.
Tuy nhiên, có vẻ Trung Quốc đã tìm ra cách giải quyết vấn đề bằng cách phóng “vệ tinh thăm dò từ xa” thứ ba để tham gia cùng 2 vệ tinh khác đang bay ở các quỹ đạo có độ cao tương tự. Ba vệ tinh bay ở độ cao 600 km trên Thái Bình Dương. Các vệ tinh được trang bị radar khẩu độ tổng hợp, hoặc các camera số và có thể dùng để quan sát các mục tiêu trên biển. Mặc dù Trung Quốc khẳng định, chức năng của các vệ tinh này là thuần túy khoa học.
Một radar khẩu độ tổng hợp điển hình có thể tiến hành chụp ảnh với độ phân giải khác nhau. Ở độ phân giải trung bình (độ chính xác 3 m), diện tích chụp ảnh là 40×40 km. Ở độ phân giải thấp (độ chính xác 20 ) diện tích chụp ảnh tăng lên đến 100×100 km. Nhóm 3 vệ tinh Trung Quốc dường như là một hệ thống vệ tinh quân sự quan sát đại dương.
Có thể nhận định đây là mắt xích còn thiếu để dẫn đường cho các tên lửa đường đạn chống hạm (ASBM) của Trung Quốc đến các tàu sân bay Mỹ.
Trong vòng gần 5 năm, Trung Quốc tiến hành phát triển hệ thống chỉ thị mục tiêu cho ASBM. Các sensor này có thể sử dụng công nghệ hồng ngoại (nhiệt) để dẫn tên lửa đường đạn ở giai đoạn bay cuối.
Vấn đề này đã được thảo luận trong nhiều thập kỷ, nhưng chỉ có Trung Quốc nỗ lực kết hợp các hệ thống chỉ thị mục tiêu với các ASBM thành một tổ hợp thống nhất. Toàn bộ hệ thống phát hiện và dẫn đường cho tên lửa có thể gồm các vệ tinh, tàu ngầm và máy bay tuần tra làm nhiệm vụ định vị vị trí tương đối của tàu sân bay trước khi phóng ASBM (DF-21D có tầm bắn 1.700 km).
Mới đây, một chuyên gia hải quân Mỹ lại cho rằng ’sát thủ’ diệt tàu sân bay của Trung Quốc chẳng qua chỉ là con ‘ngoáo ộp’ mà thôi. Theo ông Ronald O’Rourke, hải quân Mỹ đủ khả năng sở hữu các hệ thống để vô hiệu hóa hoặc làm nhiễu các hệ thống mục tiêu và giám sát hàng hải tầm xa của Trung Quốc, phá hủy DF-21D trong các giai đoạn khác nhau khi bay, giăng bẫy và đánh lừa khi chúng tiến gần tới các mục tiêu đã định.
Các phương án để phá hủy ’sát thủ’ diệt tàu sân bay trên không bao gồm việc phát triển các phiên bản tên lửa đánh chặn SM-3, trong đó có SM-3 Block IIA. Hải quân Mỹ cũng cần đẩy nhanh việc mua tên lửa đánh chặn giai đoạn đoạn cuối trên biển. Các phương án khác bao gồm đẩy nhanh phát triển và triển khai các súng siêu điện từ, laser điện tử năng lượng cao dùng cho tàu và laser bán dẫn.
DF-21D cũng có thể bị đánh bại khi chúng lại gần các mục tiêu đã định. Mỹ có thể trang bị cho các chiến hạm hệ thống tác chiến điện tử tinh vi hoặc tạo ra các đám mây khói nhằm ‘chọc mù’ radar của tên lửa.
Theo Dantri
"Sát thủ" diệt tàu sân bay của Trung Quốc không đáng sợ
Một báo cáo mới của Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ khẳng định tên lửa đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc (ASBM) có thể bị đánh bại và không phải là "nhân tố thay đổi cuộc chơi" như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.
Tên lửa Đông Phong-21D của Trung Quốc trong một cuộc diễu binh.
Nhiều nhà phân tích quốc phòng gần đây đã đưa ra hàng loạt cảnh báo mạnh mẽ rằng Mỹ có nguy mất tàu sân bay vì một tên lửa ASBM của Trung Quốc. Tuy nhiên, ông Ronald O'Rourke, một chuyên gia hải quân từ Vụ khảo cứu Quốc hội Mỹ (CRS), cho hay tên lửa đạn đạo Đông Phong 21D của Trung Quốc, được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay", có thể bị đánh bại bằng việc phối hợp các biện pháp khác nhau.
Theo báo cáo mang tựa đề: "Trung Quốc hiện đại hóa hải quân: những ảnh hưởng đối với hải quân Mỹ" được công bố hồi cuối tháng 3, ông O'Rourke cho hay có vài khía cạnh mà các biện pháp có thể được thực hiện để ngăn chặn "sát thủ tàu sân bay". Những biện pháp này bao gồm khi tàu mục tiêu bị phát hiện và nhận dạng, khi dữ liệu bị truyền tới bệ phóng ASBM, khi bắn ASBM và khi đầu nổ tìm thấy tàu mục tiêu.
Ông O'Rourke đưa ra một loạt các gợi ý như hải quân Mỹ phải sở hữu các hệ thống để vô hiệu hóa hoặc làm nhiễu các hệ thống mục tiêu và giám sát hàng hải tầm xa của Trung Quốc, phá hủy các ASBM trong các giai đoạn khác nhau khi bay, giăng bẫy và đánh lừa các ASBM khi chúng tiến gần tới các mục tiêu đã định.
Các phương án để phá hủy ASBM trên không bao gồm việc phát triển các phiên bản tên lửa đánh chặn SM-3, trong đó có SM-3 Block IIA. Hải quân Mỹ cũng cần đẩy nhanh việc mua tên lửa đánh chặn giai đoạn đoạn cuối trên biển.
Các phương án khác bao gồm đẩy nhanh phát triển và triển khai các súng siêu điện từ, laser điện tử năng lượng cao dùng cho tàu và laser bán dẫn.
ASBM có thể bị đánh bại khi chúng lại gần các mục tiêu đã định bằng cách trang bị cho các tàu hệ thống chiến tranh điện tử hoặc hệ thống tạo ra các đám mây khói nhằm làm đánh lửa radar của ASBM.
Ông O'Rourke cũng nói thêm rằng quốc hội Mỹ nên đặt vấn đề xem liệu phiên bản Flight III của tàu khu trục lớp DDG-51 Arleigh Burke, mà hải quân Mỹ dự định sẽ nhận vào năm 2016, có các khả năng thực hiện các sứ mệnh phòng thủ tên lửa và trên không chống lại các lực lượng Trung Quốc, trong đó có ASBM, hay không.
Theo Dantri
Hạm đội tàu sân bay Mỹ sắp bị "khai tử"? Nhiều ý kiến cho rằng các tàu sân bay Mỹ đang nhanh chóng trở thành chứng tích hao tiền tốn của trong thời đại chiến tranh mới và ngày càng dễ bị tấn công bởi các vũ khí "hủy diệt tàu sân bay", như tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong-21D của Trung Quốc. Tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower (phải)...