‘Sát thủ’ diệt khủng long đến từ góc ngách tối tăm của hệ mặt trời
Cách đây 66 triệu năm, một tiểu hành tinh lao đến Trái đất và rơi xuống khu vực ngoài khơi bán đảo Yucatán, mang đến hủy diệt và chấm dứt sự thống trị kéo dài 150 triệu năm của loài khủng long.
Mô phỏng vụ tấn công của tiểu hành tinh hủy diệt các loài khủng long SHUTTERSTOCK
Giờ đây, các nhà khoa học cho rằng đã tìm được “hang ổ” của tiểu hành tinh đó, theo Space.com hôm 16.8.
Video đang HOT
Tiểu hành tinh hủy diệt có đường kính gần 10 km. Kích thước của nó gây nhiều tranh cãi liên quan đến nguồn gốc, vì 10 km được cho quá lớn đối với một tiểu hành tinh nhưng khá nhỏ trong trường hợp sao chổi.
Theo báo cáo mới đăng trên chuyên san Icarus, để chấm dứt sự thống trị của các loài khủng long, tiểu hành tinh này phải thuộc nhóm các tiểu hành nguyên thủy, tối tăm và khổng lồ (GDP).
Đồng tác giả, tiến sĩ William Bottke của Viện Nghiên cứu Tây Nam (SwRI, bang Texas của Mỹ), cho hay dựa trên mô hình máy tính, nhóm của ông cho rằng tiểu hành tinh phải đến từ nửa vòng ngoài của vành đai tiểu hành tinh nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc. Đây là khu vực chứa chấp nhiều tiểu hành tinh còn sót lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời nhiều tỉ năm trước.
Mô hình cho thấy khu vực trên có thể phóng thích các GDP về hướng Trái đất với tần suất cao gấp 10 lần so với suy nghĩ trước đây. Theo tính toán, cứ mỗi 250 triệu năm, Trái đất có thể hứng chịu một vụ tấn công đến từ các tiểu hành tinh thuộc nhóm này.
Theo tiến sĩ David Nesvorný, một đồng tác giả của báo cáo, phát hiện mới cho phép các nhà thiên văn học hiểu thêm về nhóm những tiểu hành tinh có kích thước đáng nể, từ đó hỗ trợ nỗ lực dự báo nguy cơ tấn công của các tiểu hành tinh trong tương lai và ngăn chặn thảm họa như thời khủng long tái diễn.
Phát hiện thêm 2 loài khủng long chưa từng được biết đến, to như cá voi xanh
Các hóa thạch bí ẩn tại tây bắc Trung Quốc được xác định thuộc về 2 loài khủng long chưa từng được biết đến.
Mô phỏng hình dáng 2 loài khủng long Silutitan sinensis (phải) và Hamititan xinjiangensis. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CNN
Đài CNN ngày 13.8 đưa tin giới khoa học vừa xác nhận việc phát hiện 2 loài khủng long mới ở tây bắc Trung Quốc, một trong những loài động vật có xương sống đầu tiên được phát hiện trong khu vực.
Vô số hóa thạch được tìm thấy tại vùng tây bắc Trung Quốc trong vài năm qua, bao gồm khu vực Tân Cương và thung lũng Turpan-Hami. Trong số đó có nhiều hóa thạch của loài thằn lằn có cánh, trứng, phôi và mảnh vỡ hóa thạch của cột sống và xương lồng ngực của 3 loài khủng long bí ẩn.
Các chuyên gia phát hiện 2 mẫu vật thuộc về các loài khủng long chưa được biết đến và họ đặt tên là Silutitan sinensis và Hamititan xinjiangensis .
Loài Silutitan ước tính dài hơn 20 m, trong khi loài Hamitian dài 17 m. Điều này khiến chúng to gần bằng cá voi xanh, động vật biển dài từ 23-30 m.
Phát hiện mới thuộc về các nhà khoa học tại Viện Khoa học Trung Quốc và Viện Bảo tàng quốc gia Brazil, với nghiên cứu đăng trên chuyên san Scientific Reports.
Các hóa thạch có nguồn gốc từ kỷ Phấn trắng sớm cách đây khoảng 120-130 triệu năm. Cả 2 loài đều thuộc họ khủng long hông thằn lằn (sauropod) ăn cỏ với các cổ dài.
Mỹ tìm cách tiếp cận 'kho báu' trị giá 10.000 triệu tỉ USD Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang khởi động một sứ mệnh đã ấp ủ từ lâu lên một tiểu hành tinh chứa rất nhiều kim loại quý hiếm. Tiểu hành tinh Psyche 16 - NASA Trang Indy100 ngày 7.8 đưa tin NASA đang khởi động một sứ mệnh nghiên cứu một tiểu hành tinh có tên là Psyche 16, được...