Sát thủ diệt Guam DF-26C của Trung Quốc đã lộ diện?
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên mạng.
Mạng Wantchinatimes tại Đài Loan ngày 11/9/2014 dẫn tin từ trang Strategy Page đưa tin cho biết Trung Quốc đã vô tình để lộ hình ảnh tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C – loại vũ khí vốn mới được báo chí Trung Quốc tung hô là “sát thủ Guam” thời gian gần đây.
Tuy nhiên, việc Trung Quốc vô tình hay cố ý khoe tên lửa đạn đạo DF-26C với thế giới bên ngoài là điều khó kết luận bởi TQ không đơn giản lại “vô tình” đến như vậy đối với các loại vũ khí mật mang tầm quan trọng chiến lược của mình.
Hình ảnh được cho là tên lửa DF-26C của Trung Quốc
Mạng Strategy Page có trụ sở tại Washington cho rằng sở dĩ tên lửa DF-26C có biệt danh là “sát thủ Guam” bởi theo tuyên truyền của TQ, đây là loại vũ khí có thể được TQ sử dụng để tấn công các cơ sở, căn cứ quân sự của Mỹ trên đảo Guam ở Thái Bình Dương trong trường hợp xảy ra xung động quân sự.
Strategy Page là nơi chuyên theo dõi, đánh giá sự phát triển quân sự trên quy mô toàn cầu, đặc biệt là những cường quốc đang nổi và những khu vực có khả năng xảy ra xung đột.
Thông tin được Strategy Page đăng tải cho rằng tên lửa đạn đạo tầm trung DF-26C do Trung Quốc phát triển có tầm bắn khoảng 3.500 km.
DF-26C được cho là phiên bản tên lửa đạn đạo tấn công được phát triển dựa trên nền tảng tên lửa DF-21.
Đối với Mỹ, vũ khí này của Bắc Kinh là một mối đe dọa đối với sự an toàn của các cơ sở, căn cứ quân sự mà Washington bố trí trên đảo Guam ở Thái Bình Dương.
Trang thông tin của Mỹ bình luận mặc dù quân đội Trung Quốc có truyền thống giữ bí mật về các loại vũ khí của nước này nhưng nay thì khác, có thể Bắc Kinh muốn cố tình phô trương năng lực hoặc các vệ tinh của nước ngoài cũng chụp được chúng khi được triển khai ở các địa điểm nhất định.
Quân đội Mỹ hoàn toàn có khả năng giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 của Trung Quốc – loại vũ khí có thể mang đầu đạn hạt nhân bằng các phương triện trinh sát như vệ tinh, máy bay cũng như các trạm radar, cảm biến lắp đặt trên các vùng biển.
Quân đội Trung Quốc không bao giờ chủ động công bố các hình ảnh về các loại vũ khí quan trọng của mình nhưng chúng lại xuất hiện rất nhiều trên các diễn đàn, trang mạng ở nước này.
Strategy Page nhận định rằng Trung Quốc được cho là sở hữu khoảng 400 đầu đạn hạt nhân, có một số hệ thống tên lửa đạn đạo có khả năng bắn tới lục địa Mỹ.
Theo Strategy Page, 2/3 số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc được thiết kế cho các tên lửa, chủ yếu là tên lửa đạn đạo DF-21 – sau này đang được thay thế bằng DF-26C.
Video đang HOT
Chính vì vậy mà theo dự đoạn, một khi xảy ra xung đột giữa Mỹ và Trung Quốc thì không thể loại trừ khả năng Bắc Kinh sẽ phát động tấn công hạt nhân nhằm vào Guam ở Tây Thái Bình Dương.
Theo Giáo Dục
Nga đưa tàu Zubr tập trận ở biển Baltic đối phó tình hình Ukraine?
Hạm đội Baltic Nga tổ chức cuộc tập trận chiến thuật bay ở biển Baltic với sự tham gia của 20 tổ máy bay, ngoài ra tàu đổ bộ đệm khí Zubr cũng tập đổ bộ...
Hạm đội Baltic Nga tập trận (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Hạm đội Baltic Nga tổ chức tập trận
Tờ "Tin tức Trung Quốc" ngày 10 tháng 9 dẫn mạng rusnews đưa tin, ngay 10 tháng 9, Cục thông tin Hạm đội Baltic Nga công bố cho biết, Hạm đội Baltic Quân đội Nga bắt đầu tổ chức diễn tập chiến chuật bay của lực lượng hàng không hải quân tại thao trường huấn luyện trên biển và trên bộ tại khu vực Kaliningrad.
Thông tin cho biết: "Phi công của lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Baltic sẽ hoàn thành tất cả nhiệm vụ huấn luyện tác chiến không kể ngày đêm. Cuộc diễn tập đã sử dụng hơn 20 máy bay và trực thăng các loại, cùng hơn 800 binh sĩ của căn cứ lực lượng hàng không hải quân Hạm đội Baltic".
Theo bài báo, nhân viên hơn 20 tổ máy lần lượt lái máy bay chiến đấu Su-27, Su-24, máy bay trực thăng vũ trang-vận tải Mi-24 và Mi-8 cùng với máy bay trực thăng hải quân Ka-27 và máy bay vận tải quân dụng An-26 tham gia diễn tập.
Hạm đội Baltic Nga tập trận (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Tàu đệm khí Zubr tập đổ bộ ở biển Baltic
Gần đây, trang mạng Bộ Quốc phòng Nga đã công bố một chùm ảnh mới nhất về cuộc diễn tập của Hạm đội Baltic Quân đội Nga ở khu vực Kaliningrad. Nhưng thông tin chi tiết hơn về cuộc diễn tập lần này hoàn toàn không được tiết lộ.
Hiện nay, khói lửa ở miền đông Ukraine vẫn đang diễn ra, mối lo ngại của 3 quốc gia Liên Xô cũ ở biển Baltic gồm Estonia, Latvia và Lithuania đang gia tăng. Sắp tới, Hải quân Nga diễn tập ở khu vực biên giới của họ và máy bay quân sự xuất hiện, ba nước biển Baltic lo ngại họ có thể trở thành một khu vực điểm nóng địa-chính trị tiếp theo sau Ukraine.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Ukraine ngày 8 tháng 9 tuyên bố, từ ngày 8 đến ngày 10 tháng 9, cuộc diễn tập liên hợp giữa Ukraine và Mỹ mang tên "Sea Breeze-2014 bắt đầu tổ chức ở phía tây bắc Biển Đen.
Tổng cộng có 12 tàu chiến và tàu bảo đảm hậu cần tham gia diễn tập, máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của lực lượng hàng không Hải quân Ukraine cũng sẽ tham gia diễn tập. Bộ Quốc phòng Ukraine nhấn mạnh, tổ chức diễn tập là "thực hiện kế hoạch hợp tác song phương giữa Bộ Quốc phòng hai nước Ukraine-Mỹ".
Ngoài ra, cuộc diễn tập quân sự đa quốc gia NATO mang tên "Rapid Trident" cũng sẽ tổ chức ở trường bắn Yavoriv, bang Lviv, phía tây Ukraine từ ngày 16 đến ngày 26 tháng 9. Dự kiến sẽ có 200 quân nhân Mỹ và hơn 1.000 quân nhân của nhiều nước trong đó có Ukraine tham gia diễn tập.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Mỹ Mary Harf cho biết, những cuộc diễn tập này là "diễn tập thường niên", nhằm nâng cao mức độ phối hợp ăn ý liên quan đến phòng vệ quốc gia và bảo đảm an ninh, ổn định khu vực này, hoàn toàn không phải là phản ứng với tình hình Ukraine hiện nay.
Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố, lực lượng tên lửa chiến lược Nga quyết định trong tháng 9 này cũng sẽ tổ chức diễn tập quân sự quy mô lớn. Người phát ngôn lực lượng tên lửa chiến lược Nga Andreyev cho biết, diễn tập sẽ tổ chức tại khu biên giới Altai, sẽ có hơn 4.000 binh sĩ và hơn 400 trang bị quân sự tham diễn.
Cuộc diễn tập sẽ sử dụng vũ khí tối tân, mô phỏng thực hiện nhiệm vụ tác chiến trong tình huống bị gây nhiễu điện tử, vô tuyến điện và khu vực triển khai lực lượng bị địch tấn công tập trung.
Hạm đội Baltic Nga tập trận (nguồn báo Hoàn Cầu, TQ)
Theo Giáo Dục
Top trực thăng săn tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới Trực thăng với hệ thống tác chiến chống tàu ngầm được các lực lượng hải quân trên thế giới sử dụng rộng rãi như một biện pháp chống ngầm tầm xa. Sau đây là những loại trực thăng tốt nhất thế giới xét trên các tiêu chí như hệ thống chống ngầm, tầm hoạt động và khả năng "bám trụ" trên không dài...