“Sát thủ đánh chặn” MiG-31 của Nga tập trận ở Viễn Đông
Các tiêm kích đánh chặn MiG-31, một trong những dòng chiến đấu cơ bay nhanh nhất thế giới, thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã cùng nhau phô diễn sức mạnh trong cuộc tập trận ở khu vực Viễn Đông.
Sputnik ngày 16/3 đưa tin một nhóm tiêm kích đánh chặn MiG-31 thuộc Hạm đội Thái Bình Dương đã bay hơn 2.200 km để tham gia tập trận ở khu vực Viễn Đông của Nga. Trong ảnh: Các phi công kiểm tra kỹ thuật của một tiêm kích MiG-31 trước khi tham gia tập trận
Tham gia tập trận tại Viễn Đông, MiG-31 sẽ thực hành khả năng dò tìm và đánh chặn các mục tiêu thông qua hàng chục chuyến xuất kích. Trong ảnh: Việc chuẩn bị cho mỗi lần xuất kích của MiG-31 được tiến hành kỹ lưỡng.
MiG-31 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 và được ca ngợi là một trong những dòng chiến đấu cơ bay nhanh nhất thế giới với tốc độ tối đa lên tới 3.000 km/giờ. Trong ảnh: Một phi công chuẩn bị vào buồng lái của tiêm kích MiG-31.
Video đang HOT
Tiêm kích MiG-31 được coi là sát thủ đánh chặn, “khắc tinh” của các loại tên lửa hành trình, máy bay do thám không người lái, trực thăng và nhiều loại máy bay như máy bay ném bom chiến lược hay máy bay siêu thanh.
MiG-31 là dòng tiêm kích đánh chặn có thể tác chiến được trong mọi điều kiện thời tiết. Với khả năng bay ở độ cao 20 km và được trang bị hệ thống radar mạnh mẽ, MiG-31 được mô tả là “thợ săn” các mục tiêu trong thời gian nhanh nhất.
MiG-31 có thể được trang bị các loại tên lửa không đối không có tầm bắn lên tới hơn 100 km và chỉ cần 4 chiếc MiG-31 cùng sải cánh một lúc là có thể kiểm soát 1.100 km không phận.
Bộ Quốc phòng Nga được cho là đã triển khai các đơn vị tiêm kích đánh chặn MiG-31 tới căn cứ không quân ở Syria năm 2016. Theo giới chuyên gia quân sự, việc triển khai MiG-31 tới Syria sẽ giúp hỗ trợ, giảm bớt tần suất hoạt động của các máy bay cảnh báo sớm A-50 của Nga.
Vì MiG-31 là dòng máy bay ra đời từ những năm 1970 trong thời kỳ Liên bang Xô viết nên không tránh khỏi những thiếu sót. Do vậy, Không quân Nga đã tiến hành một số chương trình nâng cấp cho các tiêm kích đánh chặn hạng nặng này.
Thành Đạt
Ảnh: Sputnik
Theo Dantri
Soi sức mạnh tiêm kích Nga có khả năng bắn hạ cả vệ tinh
Phi công Nga cho biết tên lửa tầm xa R-33 trang bị trên tiêm kích MiG-31 có thể bắn hạ các vệ tinh ở quỹ đạo thấp gần Trái Đất.
MiG-31 là dòng tiêm kích đánh chặn tầm xa chủ lực của không quân Nga, có nhiệm vụ duy nhất là tiêu diệt các mục tiêu trên không có nguy cơ xâm phạm không phận và đe dọa nước Nga. Phi công vận hành MiG-31 cho biết loại máy bay này có thể bắn hạ cả vệ tinh trinh sát và thông tin liên lạc ở quỹ đạo thấp, Tv Zvezda ngày 17/2 đưa tin.
Chỉ huy Trung đoàn tiêm kích số 790 của Nga cho biết MiG-31 có thể mang tối đa 4 tên lửa tầm xa R-33 hoặc R-37M, cùng 4 tên lửa tầm trung R-77-1 hoặc tầm gần R-73.
Tên lửa Vympel R-33 (NATO định danh: AA-9 Amos) là vũ khí chính của MiG-31, được thiết kế để tiêu diệt các mục tiêu bay nhanh và có độ cao lớn của Mỹ như máy bay trinh sát SR-71 Blackbird, oanh tạc cơ B-1 Lancer và B-52. Tên lửa nặng 493 kg, có tầm bắn tối đa tới 304 km.
R-33 được trang bị đầu dò radar bán chủ động (SARH), có khả năng cập nhật dữ liệu mục tiêu sau khi rời máy bay, đồng thời có hệ thống dẫn đường quán tính để bay tới các mục tiêu ở khoảng cách xa. Radar mảng pha quét điện tử Zaslon của MiG-31 có thể dẫn bắn đồng thời 4 tên lửa R-33 đến 4 mục tiêu khác nhau.
Nhờ khả năng phát hiện mục tiêu từ khoảng cách lớn, kết hợp với tầm bắn xa của tên lửa R-33, phi công tiêm kích MiG-31 có thể khóa mục tiêu và bắn hạ vệ tinh của đối phương.
MiG-31 (NATO định danh: Foxhound) là tiêm kích đầu tiên trên thế giới được trang bị radar mảng pha vào năm 1981. Hệ thống radar hiện đại này cho phép nó phát hiện mục tiêu từ khoảng cách 200 km, bám bắt và tấn công nhiều mục tiêu cùng lúc mà không cần sự can thiệp của sĩ quan điều khiển hỏa lực.
Nga từng phát triển phiên bản MiG-31D chuyên diệt vệ tinh với nhiều cải tiến khác biệt với mẫu MiG-31B thông thường, tuy nhiên dự án này đã bị ngừng trước năm 2000
Theo Tử Quỳnh (Vnexpress)
Sức mạnh "quái thú bầu trời" MiG-31 Nga điều đến Syria Tiêm kích đánh chặn hạng nặng MiG-31 lần đầu tiên được điều đến trực chiến ở Syria là một trong những mẫu tiêm kích mạnh nhất và mang tính biểu tượng của Không quân Nga MiG-31 phóng tên lửa tầm xa R-33. Theo National Interest, trong giai đoạn cuối của Chiến tranh Lạnh, MiG-31 (NATO gọi là Foxhound) vẫn là một bí ẩn...