‘Sát thủ của các vị vua’, nguy hiểm nhất thế giới
Nấm mũ tử thần được mệnh danh là ’sát thủ của các vị vua’ trong nhiều thế kỷ. Loại nấm này cũng là nguyên nhân của 90% các ca ngộ độc nấm ngày nay với hơn 100 người chết mỗi năm.
Nấm mũ tử thần mọc từ một lớp màng giống quả trứng trắng, khi nấm lớn lên sẽ để lại phần giống chiếc cốc ở gốc
Mũ của nấm có màu trắng hoặc vàng lục và có đường kính từ 4 đến 16 cm. Chỉ cần ăn nửa chiếc mũ này là đủ để làm một người trưởng thành tử vong
Loại độc tố nguy hiểm nhất trong nấm mũ tử thần là amatoxin, rất bền, không bị phá hủy bởi nấu chín, đông lạnh hay sấy khô
Video đang HOT
Khi ăn phải, amatoxin xâm nhập vào máu qua ruột và bắt đầu phá hủy cơ thể, ngăn chặn enzyme RNA polymerase, loại enzyme cần thiết để tế bào tạo ra protein quan trọng
Điều này có thể gây ra các vấn đề như chảy máu, rối loạn chức năng thận và tổn thương nghiêm trọng cho gan, dẫn đến suy gan và tử vong
Tuy nhiên, đến nay các nhà khoa học vẫn chưa giải đáp được vì sao nấm lại tạo ra chất độc amatoxin
Theo ghi chép, hoàng đế La Mã Claudius được ghi nhận đã chết vì ăn loại nấm này vào năm 54 sau Công nguyên. Hoàng đế La Mã Charles VI cũng tử vong vì lý do tương tự năm 1740
Mỗi tháng có 2 trẻ tử vong do không được ghép gan
Số trẻ chờ ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2 lên đến hơn 100 bé nhưng nguồn tạng vô cùng khan hiếm.
Dù bệnh viện đã cố gắng tăng số ca ghép nhưng trung bình mỗi tháng có khoảng 2 bé tử vong do suy gan giai đoạn cuối.
Chia sẻ thông tin với báo chí sáng nay (17/10), BSCK2 Nguyễn Hồng Vân Khánh - Phó khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) cho biết, kể từ khi được Bộ Y tế công nhận đủ điều kiện tự chủ ghép tạng, trong 3 năm 2021- 2024, có 28 ca ghép gan đã được thực hiện, trong khi 15 năm trước (2005 - 2020) bệnh viện chỉ triển khai được 13 ca.
Hiện nay, mỗi năm bệnh viện thực hiện trung bình 10-14 ca ghép gan, đặc biệt trong tuần cuối tháng 8, có 3 ca ghép được thực hiện liên tiếp.
Bệnh viện Nhi đồng 2 chia sẻ về các ca ghép tạng ngày 17/10. Ảnh: Bạch Dương
Theo TS.BS Trần Thanh Trí - Trưởng khoa Gan Mật Tụy - Ghép gan, 3 ca được thực hiện liên tục vào các ngày 26, 28 và 30/8. Các bé đều trong tình trạng xơ gan, teo ống mật, dù đã thực hiện phẫu thuật Kasai (dùng một đoạn ruột thế chỗ ống mật nối với rốn gan, giúp thoát mật được sản xuất từ gan) nhưng tình trạng vẫn rất nặng, chỉ ghép gan mới có cơ hội sống.
Đây là lần đầu tiên Bệnh viện Nhi đồng 2 thực hiện liên tiếp 3 ca ghép gan trong một tuần. BS Trí cho biết, quá trình chuẩn bị phải rất đồng bộ, từ 2 phòng mổ, ê kíp phẫu thuật (khoảng 50 người/ca) đến cả quá trình hậu phẫu phức tạp và kéo dài.
"Mặc dù đã đẩy nhanh tốc độ nhưng hiện nay bệnh viện có khoảng 100 ca chờ ghép gan, 70 ca chờ ghép thận. Mỗi tháng trung bình có 2 bé tử vong do suy gan giai đoạn cuối mà không có nguồn tạng để ghép" - bác sĩ Vân Khánh chia sẻ.
Một ca ghép gan tại Bệnh viện Nhi đồng 2. Ảnh: BVCC
Theo BS Trần Thanh Trí, khó khăn lớn nhất chính là nguồn tạng rất khan hiếm. Hiện nay, nguồn gan và thận ghép cho trẻ chủ yếu do người thân trong gia đình hiến, nguồn tạng từ người cho chết não rất ít. Bệnh viện đã nhiều lần đề xuất người từ 11-18 tuổi chết não được hiến tạng nhưng do chưa được đưa vào luật nên không thực hiện được.
Hiện Bệnh viện Nhi đồng 2 là cơ sở duy nhất phía Nam triển khai ghép tạng cho trẻ em. Chi phí một ca ghép gan tại bệnh viện sau khi trừ bảo hiểm y tế, dao động khoảng 300 - 500 triệu đồng.
Dự kiến trong tháng 11 tới, bệnh viện sẽ thực hiện tiếp 4 ca ghép gan.
Ăn bữa sáng giàu protein giúp hỗ trợ sức khỏe tim mạch Protein là một phần quan trọng của bất kỳ chế độ ăn uống nào, đặc biệt là đối với sức khỏe tim mạch. Protein giúp xây dựng xương, cơ, sụn, da và máu và hỗ trợ sản xuất enzyme, hormone và vitamin. Kết hợp sữa chua Hy Lạp với trái cây để tăng thêm chất xơ và hương vị, rắc thêm hạnh nhân...