‘Sát thủ côn trùng’ chỉ nhỏ bằng chiếc iPhone
Kích thước chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay, nhưng loài bò sát cổ này là nỗi khiếp sợ của những loài côn trùng hàng trăm triệu năm trước.
Hóa thạch của một loài vật nhỏ bé, được phát hiện tại phía nam Madagascar hơn 2 thập kỷ trước có thể là chìa khóa để chúng ta hiểu được nguồn gốc của những loài khủng long, cũng như cách mà những loài thằn lằn có cách lại bay được.
Những hóa thạch cho thấy kích thước của loài bò sát cổ này chỉ nằm gọn trong lòng bàn tay. Ảnh: AMNH.
Nghiên cứu mới được đăng tải trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences mô tả những hóa thạch của loài bò sát 237 triệu năm tuổi có tên Kongonaphon kely.
Cái tên này, kết hợp giữa phương ngữ vùng Madagascar và tiếng Hy Lạp cổ đại, có nghĩa là “sát thủ côn trùng nhỏ”. Chúng được tìm thấy tại lòng chảo Morondava, phía nam Madagascar và có kích thước ngắn hơn một chiếc iPhone.
Hóa thạch này được phân loại là bò sát cổ, tổ tiên của cả khủng long và thằn lằn bay. Những hóa thạch tìm được đã cung cấp các bằng chứng quan trọng về quá trình tiến hóa của bò sát, từ những loài kích thước nhỏ nhắn như Kongonaphon trở thành những con vật khổng lồ.
Video đang HOT
“Mọi người thường nghĩ khủng long luôn rất to lớn. Loài vật mới này là tổ tiên gần trước khi khủng long và thẳn lằn bay tách thành hai loài khác nhau, và nó rất nhỏ”, Christian Kammerer, nhà cổ sinh vật học tại bảo tàng tự nhiên Nam Carolina chia sẻ.
Khi nghiên cứu hóa thạch nói trên, nhóm khoa học tìm thấy những bằng chứng chỉ ra rằng loài tổ tiên khủng long này ngày càng nhỏ đi sau khi khủng long và thằn lằn bay xuất hiện. Răng của chúng cho thấy nhiều khả năng chúng ăn côn trùng. Kích thước nhỏ là lợi thế giúp cho loài thằn lằn này tồn tại khi có thể xâm nhập vào những vùng thức ăn mà các loài thằn lằn lớn chưa biết đến.
Cơ thể nhỏ bé có lẽ là một phần lý do giúp loài bò sát này tiến hóa đứng hai chân, mọc lông, thậm chí bay được hàng triệu năm sau. Ảnh: Alex Boersma.
Vì có kích thước nhỏ, khung xương của loài Kongonaphon bắt đầu thích nghi với những tiến hóa như đi bằng hai chân, bắt đầu mọc lông để giữ ấm cơ thể, và có thể là cả tập bay.
“Việc phân tích tiến hóa kích thước cơ thể của khủng long và các loài bò sát cổ cho thấy những chi tiến hóa đầu tiên có thể mang kích thước nhỏ hơn nhiều so với mọi người nghĩ”, nhóm nghiên cứu viết trong báo cáo của mình.
Theo Science Alert, phát hiện về loài Kongonaphon đã mở ra một thời kỳ mới cho những nhà nghiên cứu khủng long và bò sát cổ, vào thời điểm mà những con vật khổng lồ bắt đầu phát triển trên Trái Đất 230 triệu năm trước.
Phát hiện 'quái điểu' chưa từng thấy mang dòng máu khủng long
Quá trình phục dựng hé lộ một sinh vật giống chim nhưng rất rực rỡ và kinh di. Quái điểu này sống vào thời hoàng kim của loài khủng long.
Một bộ hàm kinh dị nằm lẫn trong thảm thực vật cổ đại được thu thập trên đảo Wright, miền nam nước Anh đã hé lộ một sinh vật kỷ Phấn Trắng chưa từng được biết đến trước đây.
Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Portsmouth (Anh) đã đặt tên khoa học cho sinh vật là Wightia declivirostris. Nó mang hình hài một quái điểu, nhưng thực ra là bò sát! Wightia declivirostris thuộc nhóm sinh vật mang tên pterosaur, tức "dực long" hay "thằn lằn có cánh", cùng dòng máu với loài khủng long đi trên mặt đất, nhưng lại biết bay.
"Quái điểu" đảo Wright - ảnh đồ họa của Megan Jacobs, thành viên nhóm nghiên cứu
Trước đây, một số loài pterosaur khác từng được ghi nhận hiếm hoi ở Trung Quốc, Nam Mỹ, Bắc Phi và một số quốc gia khác ở Châu Âu, nhưng đây là lần đầu tiên một loài pterosaur xuất hiện ở Anh quốc.
Tuy hóa thạch tìm được lần này chỉ là một phần hàm, nhưng nó nằm trong tình trạng rất tốt. Kết hợp với hồ sơ từ các pterosaur khác trên thế giới, các nhà khoa học đã phục dựng được chân dung của nó.
Các phần hóa thạch được tìm thấy - ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp
"Quái điểu" sở hữu một chiếc mỏ rất nhọn chứa nhiều cơ quan cảm giác tinh vi để phát hiện thức ăn, phù hợp với hiểu biết về giống loài. Nếu như các loài khủng long ăn thịt khác gây kinh hoàng khắp mặt đất, thì pterosaur tạo ra một bầu trời không kém phần đe dọa. Điểm nổi trội nhất của nó là một chiếc mào lớn và rực rỡ, nhằm giúp chúng cạnh tranh trong vũ điệu kêu gọi bạn tình. Sải cánh của nó có thể lên đến 4 m, nhưng vẫn được coi là thằn lằn bay cỡ trung bình và nhỏ.
Theo giáo sư David Martill, một nhà cổ sinh vật học, thành viêm nhóm nghiên cứu, phát hiện này làm tăng thêm hiểu biết về thế giới cổ đại ở đảo Wright, vốn đã rất nổi tiếng vì những hóa thạch kỷ Phấn Trắng đa dạng khác.
Kỷ Phấn Trắng là thời đại hưng thịnh của giống loài khủng long, trước khi một thiên thạch khổng lồ đâm sầm vào trái đất vào cuối kỷ này, kết thúc thời đại "quái thú".
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Cretaceous Research.
Hóa thạch ngư long mang thai 246 triệu năm tuổi Các nhà khoa học khai quật hóa thạch ngư long với hộp sọ tương đối hoàn chỉnh, răng lớn và đang mang thai ít nhất 3 con non. Hộp sọ hóa thạch của loài ngư long mới phát hiện tại Nevada, Mỹ. Ảnh: Martin Sander. Nhà cổ sinh vật Đức Martin Sander tới dãy núi Augusta, bang Nevada, để nghiên cứu vào mỗi...