Sát thủ Bình Phước xin tử hình sớm: Đồng ý là…nhân đạo
Liên quan đến việc sát thủ Bình Phước xin tử hình sớm, LS Hoàng Minh Ngọc cho rằng đồng ý là nhân đạo
Hành động trái tự nhiên
Liên quan đến việc sát thủ Bình Phước, Nguyễn Hải Dương nộp đơn cho cơ quan công an xin thi hành án tử hình sớm, trao đổi với Đất Việt, LS Đỗ Hải Bình (Đoàn luật sư TP.HCM), người được chỉ định bảo vệ cho Dương) đã xác nhận thông tin trên.
Theo LS Bình, việc nộp đơn của Nguyễn Hải Dương là hoàn toàn bình thường, bất cứ bị cáo nào cũng có quyền đó. Tuy nhiên quyết định nằm ở các cơ quan thực thi pháp luật.
“Trong lần gặp gỡ gần đây nhất, Dương có nói với tôi: “Em phạm tội rõ như ban ngày. Biết trước rồi. Tử hình là đúng rồi. Muốn làm nhanh để khỏi ồn ào và ảnh hưởng tới gia đình, mất thời gian”. Tôi đã động viên, an ủi và cố gắng thuyết phục”, LS Bình cho biết.
Bị cáo Nguyễn Hải Dương
Cũng theo vị LS này, trong buổi làm việc tâm trạng bị cáo Dương khá thoải mái và không hề có biểu hiện lo lắng.
“Tôi thấy Dương rất bình tĩnh. Trước khi công an dẫn ra gặp tôi thì thấy anh ta nói chuyện, cười với điều tra bình thường. Còn khi nói chuyện với tôi có những cái mâu thuẫn trong vụ án tôi muốn hỏi sâu thì Dương vẫn giấu, kiên quyết không trả lời. Tôi cũng thắc mắc với quyết định của Dương vì những người sắp đối diện với bản án tử hình thường có ham muốn sống rất mãnh liệt.
Video đang HOT
Dù có gây tội tàn ác đi nữa nhưng khi bình tâm lại vẫn có mong muốn được sống ngày nào hay ngày đó. Việc xin chết của Dương có vẻ hơi trái với tự nhiên. Vì thế tôi đang lên phương án thứ hai là thông qua chuyên gia tâm lý để khơi thông tâm lý Hải Dương trước khi bàn về vụ án sau, đi vào sự thật”, LS Bình khẳng định.
Khó được chấp nhận
Là người có nhiều năm kinh nghiệm, LS Phạm Công Hùng, nguyên thẩm phán TAND Tối cao cho rằng có nhiều hung thủ sau khi gây tội ác tày trời muốn kết thúc tội ác sớm để không chịu một sức ép về lương tâm, day dứt, dày vò.
“Việc Dương làm đơn xin tử hình sớm là quyền của bị cáo nhưng pháp luật không thể chấp nhận vì cái quyền xử bắn, tử hình một con người phải theo trình tự pháp luật chứ không thể muốn là được.
Trong trường hợp này, khi phiên tòa phúc thẩm chưa diễn ra thì các cơ quan pháp luật sẽ đưa đơn đó vào hồ sơ rồi trình lên Chánh án và Viện trưởng Viện KSND tối cao. Trên cơ sở xem xét các chứng cứ khác và đơn của Dương thì sẽ quyết định có kháng nghị hay không. Nếu không kháng nghị thì việc tử hình sẽ được tiến hành tiếp theo”, LS Hùng nhấn mạnh.
Trong khi đó, LS Phạm Công Út – Đoàn LS TP.HCM cho rằng đề nghị của bị cáo Dương xét về luật và về tình cảm đều không thể đồng ý được.
“Thứ nhất là chính sách nhân đạo, quyền được sống quan trọng chứ không phải quyền được chết. Hơn nữa quyền được chết hiến pháp Việt Nam chưa cho phép. Ngay cả với những người bị bệnh hiểm nghèo, nan y, bệnh tật giày vò xin được chết sớm để giải thoát cũng không được. Khi chưa cho phép mà đáp ứng yêu cầu như vậy là sai.
Thứ hai là hành vi tội ác của Nguyễn Hải Dương rất man dợ, bị xã hội lên án, nếu cho phép tử hình luôn theo nguyện vọng thì sẽ không tạo được tính giáo dục, dăn đe vì thế yêu cầu này có thể được xem là cái lợi của anh ta.
Ngoài ra, hiện nay án tử hình không xử bắt như ngày trước mà sẽ tiến hành tiêm thuốc độc. Mà phòng này không phải địa phương nào cũng có. Ngoài ra hầu hết lượng thuốc thì Việt Nam đều phải nhập chứ không thể tự sản xuất được. Vì thế cần phải có kế hoạch chứ không thể muốn là được”, LS Út nêu quan điểm.
Theo LS Út, hiện nay trên thế giới việc tử hình sớm so với bản án cũng đang gây nhiều tranh cãi và có rất ít nước đã làm việc này.
“Chúng ta phải thận trọng xem xét. Đây vừa là quyền nhân đạo vừa thể hiện tính răn đe của pháp luật. Cần phải nhìn nhận, đánh giá hết sức khách quan”, LS ÚT nói thêm.
Chấp thuận tử hình sớm là nhân đạo
Cũng đưa ra ý kiến, LS Hoàng Minh Ngọc – Nguyên thẩm phán TAND Tối cao cho rằng các cơ quan thực thi pháp luật nên xem xét và chấp nhận đề nghị của bị cáo Dương.
LS Ngọc phân tích: “Theo tôi, để cho bị cáo Dương sống lay lắt như thế thực ra mà nói cũng không có nhân đạo đâu. Vì anh ta phải sống thấp tha thấp thỏm ngày nào cũng lo cũng nghĩ. Nghĩ đến cái chết mà lo lắng, sợ sệt. Nếu theo 1 quan điểm đúng đắn kéo dài tình trạng đó của người ta chưa chắc đã là nhân đạo đâu. Nếu tôi là người có thẩm quyền giải quyết thì cũng sẽ chấp nhận thôi”.
Theo LS Ngọc nhiều nước trên thế giới họ đã đưa quy định này vào luật và đáp ứng nguyện vọng của phạm nhân.
Nguyễn Huệ
Theo_Báo Đất Việt
Đơn xin tử hình sớm của sát thủ Bình Phước vô giá trị
Mới đây, sát thủ Nguyễn Hải Dương trong vụ thảm sát Bình Phước đã làm đơn xin thi hành án tử hình sớm nhất có thể. Tuy nhiên, đơn của Hải Dương không có giá trị pháp lý.
Tử tù Nguyễn Hải Dương tại phiên tòa sơ thẩm ngày 17.12.2015
Không làm đơn kháng án và chấp nhận án tử hình mà HĐXX phiên sơ thẩm tuyên ngày 17.12.2015, Nguyễn Hải Dương đã cầm chắc cái chết trong tay. Thậm chí bị cáo này còn mong muốn được sớm thi hành án sau những tội ác mình gây ra.
Cụ thể bằng hành động, Dương đã từ chối hợp tác với luật sư của mình là ông Đỗ Hải Bình. Cùng với đó đối tượng này đã viết đơn xin thi hành án sớm chuyển cho Công an trại giam Bình Phước để từ bỏ sự sống.
Tuy nhiên, luật sư Trịnh Bá Thân (Đoàn luật sư TP.HCM) khẳng định: "Đơn xin thi hành án tử sớm của Nguyễn Hải Dương không có giá trị về mặt luật pháp. Bởi lẽ, việc thi hành án sớm không có bất kỳ yếu tố nào mà bị cáo có thể tác động được. Dù không làm đơn kháng cáo nhưng Dương vẫn phải tham dự phiên tòa phúc thẩm tại TP.HCM với vị trí của nhân chứng và bị cáo của vụ án.
Ngay sau khi phiên tòa sơ thẩm kết thúc, Dương có quyền làm đơn kháng cáo trong vòng 15 ngày và 7 ngày để viết đơn xin ân xá gửi Chủ tịch nước. Tuy nhiên, cả hai việc trên Hải Dương đều không làm. Điều đó đồng nghĩa với việc án tử đã có hiệu lực với Dương. Tuy nhiên, vì vụ án chưa hoàn toàn khép lại với đơn kháng cáo của Trần Đình Thoại và Vũ Văn Tiến, Dương buộc phải có mặt tại phiên tòa vì trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là quyền lợi của mình".
Chính vì thế, dù Nguyễn Hải Dương có muốn được thi hành án tử hình sớm cũng không được. Ít nhất, bị cáo này phải hoàn thành nghĩa vụ của mình tại phiên tòa phúc thẩm (dự kiến diễn ra vào tháng 5.2016).
Theo_Dân việt
Hành trình 'gom' 10 ngàn chữ ký của gia đình 'sát thủ' Vũ Văn Tiến Sau phiên tòa sơ thẩm tháng 12 năm ngoái xét xử vụ thảm án giết 6 người ở Bình Phước, Vũ Văn Tiến cùng Nguyễn Hải Dương bị tuyên án tử hình. Từ đó đến nay, gia đình Tiến đã lặn lội khắp nơi xin chữ ký của nhiều người dân, với hy vọng tìm cho Tiến một con đường sống, dù điều...