Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 3)
Con số nạn nhân ngày càng tăng trong khi cảnh sát không thể quy tội cho Alcala.
Sau vụ án nữ tiếp viên hàng không Cornelia “Michael” Crilley đã bị hãm hiếp và bóp cổ tới chết trong căn hộ riêng, Alcala trốn sang New Hampshire và làm việc tại một công ty chuyên tổ chức trại hè cho học sinh.
Một ngày, hai nữ sinh trường làng Georges vô tình phát hiện người phụ trách tên John Berger của mình rất giống với hình một người bị FBI truy nã. Vì chính quyền đang truy tìm Alcala vì bị nghi liên quan tới hiếp dâm bé Taili S. trên truyền hình nên 2 nữ sinh đã biết mặt y. Ngay lập tức, 2 cô gái báo cho chính quyền và Alcala bị bắt vào tháng 8/1971.
Alcala bị tòa tuyên có tội bắt cóc và hãm hiếp trẻ em. Nhờ luật pháp khá khoan dung của bang California đối với tội hiếp dâm, Alcala chỉ phải lĩnh 34 tháng tù giam.
Nạn nhân giàu có và danh giá Ellen Hover
Năm 1974, một thiếu nữ 13 tuổi tên “Julie J.” gọi điện khẩn cấp tới cảnh sát báo rằng một người đàn ông đã bắt cô tại bờ biển Huntington. Theo lời Julie J., cô đang đứng đợi xe buýt thì Rodney Alcala đi tới và đề nghị cho cô đi nhờ tới trường. Tuy nhiên, hắn lại không cho cô gái đang hoảng sợ ra khỏi xe và lái thẳng tới bờ biển. Hắn kéo Julie ra vách đá, ép cô hút cần sa và hôn cô.
Lần này, Alcala chỉ bị phạt về hành vi bạo lực và sử dụng cần sa nên phải lĩnh 2 năm tù giam.
Mùa hè 1977, khi ra trại, Alcala được một nhân viên cảnh sát cho tiền tới thăm họ hàng ở New York.
Ellen Hover
Cảnh sát New York tin rằng Alcala đã sát hại một doanh nhân người Manhattan vào tháng 7 năm đó. Nạn nhân là Ellen Hover, 23 tuổi, con gái của Herman Hover, ông chủ của quán bar đêm nổi tiếng tại Hollywood là Ciro’s.
Theo đó, Ellen Hover lần cuối cùng được nhìn thấy tại căn hộ của mình ở đường 44 vào ngày 15/7/1977. Trong tờ giấy nhắc việc, Ellen ghi có một cuộc hẹn với một người tên John Berger vào ngày hôm đó.
Video đang HOT
Gia đình nạn nhân đã thuê thám tử riêng cũng như đăng trên tờ New York Times để truy tìm hung thủ ẩn mặt có cái tên John Berger.
Trong khi đó, Alcala chuyển về Los Angeles, lấy tên thực của mình và làm thợ xếp chữ cho tờ Los Angeles Times.
Tuy nhiên, phải tới gần một năm sau đó, FBI mới có thể tìm ra Alcala có liên quan. Hắn thú nhận có biết Ellen Hover nhưng vì các điều tra viên chưa tìm thấy thi thể cô gái nên đành để Alcala tự do.
Sau này, thi thể Ellen Hover được tìm thấy tại thị trấn Tarry, bắc New York. Trong số 100 bức ảnh cảnh sát thu được tại nhà Alcala sau này, có hình của cô gái xấu số.
Trong khi đó, Rodney Alcala vẫn sống ngoài vòng pháp luật, cậy vào trí thông minh để tự do với những chiêu trò của mình.
Jill Barcomb
Trong khi cảnh sát New York bận rộn với vụ án Ellen Hover bị sát hại thì những người đồng nghiệp của họ tại Los Angeles cũng điên đầu với việc một người phụ nữ trẻ bị sát hại và giấu xác trong khe núi, khu vực ngoại ô thành phố. Và cái tên Rodney Alcala lại được đưa vào danh sách những nghi can hàng đầu.
Jill Barcomb
Nạn nhân được xác định là Jill Barcomb, 18 tuổi. Cô là tình nguyện viên chơi kèn trumpet tại một trường phổ thông trung học. Cô gái xinh đẹp dáng cao được phát hiện bị sát hại tại đại lộ Sunset, ven đường Mulholland vào tháng 11/1977. Cô gái lõa thể chết với tư thế đang quì gối. Đầu cô có vết thương lớn, có khả năng hung khí là viên đá dính máu nằm gần đó.
Khám nghiệm tử thi, cảnh sát phát hiện Jill đã bị hãm hiếp và bóp ngạt tới 3 lần. Hung khí lần lượt là một chiếc thắt lưng, chiếc quần nịt của cô gái và một ống quần của cô.
Điều tra viên xác định DNA thu được tại hiện trường là của Alcala.
Một số phụ nữ trong danh sách 100 người nghi là nạn nhân của Alcala do cảnh sát Hoa Kỳ công bố:
Theo khampha
Sát nhân và 100 người phụ nữ (Kỳ 2)
Rodney Alcala có sở thích chụp ảnh các nạn nhân hắn đã từng hãm hiếp và giết hại.
James Alcala sinh năm 1943 tại San Antonio, Texas, Hoa Kỳ. Năm 12 tuổi, hắn và mẹ cùng các em chuyển tới sống ở khu ngoại ô Los Angeles. Người cha đã qua đời.
Alcala gia nhập quân đội khi 17 tuổi và được làm một chân thư ký. Tuy nhiên, Alcala chỉ làm được một vài năm. Năm 1964, hắn gặp một rối loạn nhỏ về thần kinh. Bác sỹ quân đội nói rằng Alcala bị chứng tẩy chay xã hội, khó hòa nhập với môi trường xung quanh. Bị buộc thôi việc, Alcala trở lại Los Angeles và theo học đại học, lấy bằng cử nhân năm 1968.
Cũng trong năm này, Alcala đã bắt cóc, cưỡng hiếp và gần như giết chết một bé gái 8 tuổi.
"Tali S.", cái tên mà báo chí đặt cho nạn nhân, đang trên đường tới trường ở Hollywood thì một người đi đường nhìn thấy Rodney Alcala bắt cô bé vào ô tô của mình ở đường Sunset Boulevard. Những nhân chứng đã theo sau Alcala tới căn hộ của hắn ở đại lộ De Longpre và gọi cảnh sát. Khi cảnh sát tới hiện trường, Alcala đã đánh vào đầu bé gái bằng một chiếc ống kim loại và cưỡng hiếp bé. Khi cảnh sát ập vào, "yêu râu xanh" bỏ trốn, để lại bé gái gần như đã chết, xung quanh là những thiết bị chụp ảnh.
Một người phụ nữ được coi là nạn nhân của Alcala
Một thám tử đồn cảnh sát Los Angeles là Steve Hodel được giao nhiệm vụ điều tra. Điều ngạc nhiên là những giáo sư tại trường đại học của Alcala nói rằng có lẽ cảnh sát đang đi nhầm hướng bởi họ không thể tưởng tượng được rằng một sinh viên nghệ thuật ăn nói nhẹ nhàng, tính cách lãng mạng lại có thể gây ra tội ác như thế.
Alcala bay từ Los Angeles tới New York để trốn nã.
Dưới cái tên giả John Berger, Alcala sống cuộc đời phóng đãng khi theo một khóa học tại đại học New York. Sau này, theo nhận định của cảnh sát nơi đây, Alcala đã tìm lại bé Taili S. và hãm hiếp cô bé. Lần này bé không còn được may mắn và đã thiệt mạng.
Ngày 12/6/1971, cô gái tên Cornelia "Michael" Crilley đã bị hãm hiếp và bóp cổ tới chết trong căn hộ riêng tại 427 đường E.83. Nạn nhân 23 tuổi này là một nữ tiếp viên hàng không xinh đẹp.
Một người phụ nữ được coi là nạn nhân của Alcala
Vụ án xảy ra, cảnh sát New York nhận định nghi phạm chính là bạn trai Crilley tên Leon Borstein. Tuy nhiên, cảnh sát đã không điều tra được danh tính hung thủ. Mãi sau này khi Alcala bị bắt, cảnh sát tin rằng hắn đã gây ra điều này vì những chứng cứ, manh mối tại hiện trường rất giống với các vụ án mạng khác mà Alcala gây ra.
Giết người kinh khủng chỉ sau... Hitler
Alcala gây ra nhiều vụ án hiếp, giết khác nhưng mãi tới 30 năm sau mới bị bắt và kết án. Sau khi kẻ sát nhân bị xét xử, cảnh sát Hoa Kỳ công bố khoảng 100 bức ảnh phụ nữ do Alcala chụp. Các bức ảnh được phát hiện giấu trong một cái tủ ở Seattle, Washington, nơi Alcala giữ các món đồ của y trước khi bị bắt. Mặc dù nhiều phụ nữ trong hơn 100 bức ảnh chỉ tạo dáng bình thường, ở công viên hoặc trên bãi biển, vài người đã cởi đồ trước ống kính của y. Cảnh sát tin rằng Alcala đã giữ những tấm ảnh như một món đồ kỷ niệm bệnh hoạn về các nạn nhân của y.
Hai trong số các bức ảnh đã được Alcala chụp sau khi nạn nhân bị sát hại. Công tố viên Matt Murphy giải thích về nguyên nhân công bố các bức ảnh: "Chúng tôi muốn tìm thấy những người phụ nữ có mặt trong các bức ảnh đó. Chúng tôi muốn biết liệu họ chỉ tạo dáng cho một kẻ giết người hàng loạt chụp ảnh hay đã trở thành nạn nhân của những trò giết người tàn bạo mà y thực hiện. Alcala thích thú với việc gây nỗi đau cho người khác. Y là con quỷ dữ, kẻ biết rõ bản thân đang làm điều sai trái nhưng không hề quan tâm". Thanh tra Claiff Shepard có cùng quan điểm: "Hắn ta đứng ở một vị trí ngay dưới trùm phát xít Hitler và trên gã sát nhân hàng loạt Ted Bundy. Những gì y gây ra với các nạn nhân là hành động tra tấn". Cơ quan điều tra cho biết Alcala thường đưa nạn nhân vào tầm ngắm bằng cách đề nghị chụp hình họ. Tiếp đó y sẽ khống chế, cưỡng hiếp nạn nhân. Thú vui của Alcala là siết cổ nạn nhân cho tới khi ngất đi rồi làm họ tỉnh lại và cuối cùng ra tay sát hại.
Trước đây, kẻ giết người tàn bạo nhất nước Mỹ vẫn thường được cho là Henry Lee Lucas. Mặc dù bị kết tội sát hại 4 người vào cuối những năm 1970, cảnh sát tin rằng y có thể đứng đằng sau hơn 200 cái chết. Khi bị tống giam, Lucas thừa nhận đã gây ra 600 cái chết, dù sau này y thay đổi lời khai, nói rằng mình phóng đại "thành tích" để được nổi tiếng. Ted Bundy thì bị buộc tội đã cưỡng hiếp và sát hại 35 phụ nữ trong khoảng thời gian từ năm 1973 đến 1978, dù cảnh sát cho biết số nạn nhân có thể nhiều hơn. Y bị tử hình bằng ghế điện vào năm 1989 vì vụ giết người cuối cùng xảy ra ở bang Florida.
Theo khampha
Cô gái sống trong chiếc hộp (Kỳ 5) Bản giao kèo và "công ty nô lệ" do Cameron nghĩ ra khiến cô gái dần quy phục hắn. Công ty nô lệ Trong suốt thời gian bị giam cầm, Colleen rất ít khi gặp Janice hay đứa con nhỏ của hai vợ chồng. Phần lớn thời gian trong ngày, cô bị buộc bằng xích sắt, bịt mặt và phải khỏa thân khi...