Sạt nghiệp vì nuôi giun quế
Nuôi giun quế từng được coi là nghề giúp nông dân Hà Tĩnh làm giàu. Song hiên tỉnh có khoảng 50 hộ nguy cơ trắng tay vì bị lừa khi ký hợp đồng bao tiêu.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh, địa bàn này có khoảng 50 hộ đang bị sạt nghiệp vì trót hợp đồng nuôi giun cao sản với Công ty Cổ phần thương mại du lịch Hùng Vương (trụ sở tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Theo ký kết, người dân phải mua con giống, thuốc, chế phẩm từ công ty, khi có sản phẩm, công ty sẽ thu mua hết để xuất khẩu. Vì quá tin tưởng, nhiều hộ gia đình đã đầu tư hàng trăm triệu để xây mới trang trại. Họ được cán bộ công ty về tận nhà chuyển giao công nghệ, kỹ thuật. Thế nhưng, công ty này chỉ thu mua lứa đầu, thậm chí có hộ chưa bán được lứa nào thì công ty đã bặt vô âm tín.
Anh Trần Xuân Trường ở xóm 12, xã Vượng Lộc, huyện Can Lộc kê, vào tháng 4/2011 có người đến nhà giới thiệu là cán bộ của Công ty Hùng Vương đến phát triển mô hình liên kết nuôi giun quế.
Theo lời giới thiệu, loại giun này được xuất khẩu ra nước ngoài để làm thuốc chữa bệnh tai biến, làm kem dưỡng da và chế biến thực phẩm, nhu cầu rất lớn. Họ nói ngon ngọt: một năm là lấy lại vốn, sang năm thứ hai là có lợi nhuận, mỗi tháng bình quân phải lãi 20 triệu.
Tin lời, anh Vượng vay Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 200 triệu đồng để đầu tư mua giống và tiền chế phẩm của Công ty Hùng Vương, sắm lưới, làm sàn trang trại. Nuôi lứa đầu, Công ty yêu cầu anh Trường phải mua 7 loại thuốc, tính ra một lứa nuôi 3 tháng 15 ngày mất 13-15 triệu đồng tiền thuốc. Khi thu hoạch được 230 kg giun, bán được 30 triệu đồng.
Nông dân ở Hà Tĩnh nuôi giun quê.
Video đang HOT
Nhưng lứa nuôi thứ hai thì không thấy người của Công ty Hùng Vương về, gọi điện thoại cũng không thể liên lạc được. Chị Trần Thị Đờn, ở xóm 10 xã Vượng Lộc, vay nợ tới 250 triệu đồng để đầu tư nuôi giun quế. Nhưng Công ty Hùng Vương chỉ thu mua 2 lứa với tổng số tiền 40 triệu đồng, sau đó họ đơn phương ngừng thu mua.
Chị Đờn bức xúc: “Họ nói nuôi giun cao sản, sau hai năm là có xe hơi đi, kỹ thuật đơn giản, đầu ra sẽ do Công ty Hùng Vương bao lo hết. Thế nhưng nay người của công ty bỏ trốn. Nuôi tiếp thì không có đầu ra, giun không có thức ăn nên chết dần”.
Anh Trường cho biết: “Hàng chục hộ dân ở huyện Can Lộc đã phải vay tiền đầu tư, giờ bị mất trắng. Gia đình tôi giờ chưa biết làm gì để sống, tiền vay ngân hàng không biết lấy đâu ra để trả. Vào cuối năm 2012 tôi và một vài hộ nuôi giun ở xã Vượng Lộc đã bắt xe ra Hà Nội đến trực tiếp Công ty Cổ phần thương mại du lịch Hùng Vương ở huyện Đông Anh, Hà Nội. Nhưng đến nơi thì thấy cửa khóa chặt, hỏi người dân xung quanh thì họ bảo công ty đã đóng cửa im lìm gần một năm rồi”.
Việc nuôi giun quế ở Hà Tĩnh là bài học cho các hộ nông dân khi tham gia các mô hình kinh tế với các doanh nghiệp chỉ tin vào lời nói mà không tìm hiểu kỹ càng.
Nuôi giun quế từng được ngành khuyến nông, các cấp hội nông dân, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở nhiều địa phương quảng bá là mô hình kinh tế giúp dân làm giàu. Thế nhưng giờ đây nghề nuôi giun quế đã tàn lụi vì tắc đầu ra.
Ông Nguyễn Kim Hoài, Chủ tịch Hội Nông dân xã Phú Kim, huyện Thạch Thất (Hà Nội) cho hay, năm 2008, biết được thông tin ở một số huyện của Hà Nội có mô hình nuôi giun quế đem lại thu nhập cao, Hội Nông dân xã Phú Kim đã đưa nông dân sang xã Võng La (huyện Đông Anh) tham quan, học tập.
Sau đó, Hội đã vận động hội viên, nông dân thực hiện mô hình. Hơn một trăm hộ dân ở các thôn Thúy Lai, Phú Nghĩa, Ngoại Thôn triển khai nuôi giun quế. Đến nay, hầu hết các hộ nông dân ở xã Phú Kim nói riêng và huyện Thạch Thất nói chung không nuôi loài này nữa.
Ông Nguyễn Điển, người đi đầu trong phong trào nuôi giun quế ở xã Phú Kim cho biết, năm 2009, gia đình ông bắt đầu nuôi giun quế với diện tích 50m2. Trước kia mỗi ngày thu hoạch 6-7 tạ giun, bán được từ 20-30 nghìn đồng một kg, cho thu nhập trên 10 triệu đồng mỗi tháng. Sau đó giá giun giảm dần còn 10 – 12 nghìn đồng mỗi kg và đến nay thì hoàn toàn không bán được vì chẳng có ai mua.
Mô hình nuôi giun quế đã bị “khai tử”, nguyên nhân chính là nguồn thức ăn cho giun quế (phân trâu, bò) ngày càng cạn kiệt, mặt khác do quá nhiều người dân tham gia mô hình này dẫn đến cung vượt cầu. Cùng với giun quế, gần đây những nông dân đã đầu tư nuôi nhím, nuôi dế mèn, nuôi chồn nhung đen cũng phải sạt nghiệp vì sản phẩm rớt giá, tắc đầu ra.
Theo VNE
Nuôi cá sấu, kiếm hàng trăm triệu đồng mỗi năm
Anh Đinh Phước Nghiệp mới 27 tuổi đã là ông chủ trại nuôi cá sấu có tiếng, lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Chàng trai trẻ Đinh Phước Nghiệp, ngụ ở ấp 2, xã Bình Lợi, huyện Bình Chánh (TP HCM), vừa được Thành đoàn TP HCM tuyên dương gương thanh niên sản xuất giỏi năm 2012.
Làm quen và thí điểm nuôi thử 50 con cá sấu vào năm 2009 nhưng chỉ sau một năm anh kiếm lời được gần 100 triệu đồng.
Năm 2011 anh mạnh dạn vay 100 triệu đồng từ nguồn vốn khởi nghiệp của Hội Liên Hiệp Thanh niên thành phố để đầu tư xây dựng ao chuồng, mua thêm con giống để phát triển.
Anh Nghiệp cho biết, mỗi con cá sấu giống hiện có giá hơn 400.000 đồng (khoảng hơn 1 lạng/con).
Đinh Phước Nghiệp bên trại cá sấu
Trong 3 tháng đầu người nuôi cá sấu cần phải chăm sóc thật kỹ lưỡng, giai đoạn này thức ăn của cá sấu là tép con phải được cắt đầu, cắt đuôi nếu không cá dễ bị mắc cổ, bỏ ăn.
Sau thời gian 3 tháng, thức ăn chính của cá sấu là các loại đầu cá hoặc cá sống. Và sau 24 tháng kể từ ngày bắt đầu nuôi thì có thể xuất chuồng.
Khi xuất chuồng, mỗi con có trọng lượng từ 17 - 20kg, giá dao động từ 110.000 đồng đến 120.000 đồng/kg.
Hiện trang trại của Nghiệp có 6 chuồng với 500 con cá sấu, dự kiến tháng 4/2013, anh sẽ xuất chuồng khoảng 250 con.
'Nếu không có gì trở ngại thì lứa xuất chuồng cá sấu tới đây trừ hết chi phí mình kiếm ít nhất hơn 200 triệu đồng', anh Nghiệp khoe.
Nhận xét về mô hình này, anh Nguyễn Tấn Phụng, Bí thư Xã đoàn Bình Lợi cho biết:
Vùng đất nhiễm phèn như Bình Lợi thì việc trồng trọt sẽ không mang lại hiệu quả so với mô hình nuôi cá sấu.
Đây là mô hình rất hay mà thanh niên nông thôn có thể học tập, áp dụng để mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Theo Tinngan
"Vây" công ty tư vấn du học đòi lại tiền Sáng 27-10, nhiều phụ huynh đã tập trung tại văn phòng Công ty cổ phần giáo dục và đào tạo quốc tế Đại Tây Dương (gọi tắt là Atlantic) tại TP Thủ Dầu Một (Bình Dương), yêu cầu giám đốc Mai Xuân Quảng trả lại phí đã đóng cho công ty để lo thủ tục du học. Một số phụ huynh bức xúc...