Sát ngày cưới, cặp đôi làm rớt 100 triệu đồng, đang ’sụp đổ’ thì bất ngờ nhận 1 cuộc gọi
Cuộc đời này vẫn còn nhiều tấm lòng lương thiện, nhặt được của rơi tìm cách trả lại.
Một câu chuyện về người tốt việc tốt đang được cộng đồng mạng chia sẻ và nhận về nhiều bình luận ấm áp.
Theo đó, ngày 9/5, vợ chồng bà Hoàng, ông Thuận (Quảng Nam) đã vô tình nhặt được một chiếc túi xách trong đó có nhiều tài sản giá trị: tiền mặt (rất nhiều tờ 500k), một ít vàng, một chiếc điện thoại, hóa đơn chụp ảnh cưới và giấy tờ tùy thân mang tên N.B.Phương (Quảng Nam).
Sáng 10/5, bà Hoàng đã gọi vào số điện thoại trên hóa đơn và đầu dây bên kia là chị Phương nghe máy. Hai bên đã có một cuộc gặp gỡ trực tiếp, khi xác nhận lại chị Phương đúng là chủ nhân của số tài sản nhặt được, vợ chồng bà Hoàng đã trao trả toàn bộ cho chị Phương, trước sự chứng kiến của nhiều người dân trong thôn.
Số tài sản được trao trả cho người mất.
Chị Phương chia sẻ thêm, hôm 9/5, do lu bu chở theo nhiều đồ đạc chuẩn bị cho lễ cưới nên chị sơ ý đánh rơi túi xách. Toàn bộ số tiền trong túi là tiền lo cho đám cưới, nên khi phát hiện mất tài sản, chị rất lo lắng. Khi nhận cuộc điện thoại của bà Hoàng, chị Phương bất ngờ và vui mừng khôn xiết.
Video đang HOT
Hoàn trả xong số tài sản nhặt được, vợ chồng bà Hoàng cũng cảm thấy nhẹ lòng.
Câu chuyện về tấm lòng tốt đang được cộng đồng mạng chung tay lan tỏa. Nhiều người không tiếc thời gian để lại những bình luận ấm áp cho hành động nhặt được của rơi, tìm cách trả lại của vợ chồng bà Hoàng.
Theo baodatviet
Xúc động người lao công ăn mỳ luộc, tích cóp từng đồng quyên góp cho trẻ em nghèo suốt 30 năm
Dù phải sống trong một ngôi nhà lụp xụp và phần lớn các bữa ăn là mỳ luộc nhưng người đàn ông này vẫn trích một phần tiền lương ít ỏi của mình để giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khó trong suốt 30 năm qua.
Tuy chỉ là một người lao công, thu nhập hàng tháng chỉ vừa đủ ăn đủ tiêu nhưng ông Zhao sống ở thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc lại vô cùng "giàu có". Ông không giàu có về vật chất, tiền tài mà là giàu có về tình người, tấm lòng lương thiện khó ai sánh bằng.
Tuy là lao công với đồng lương ít ỏi, ông Zhao vẫn quyên góp tiền cho trẻ em nghèo suốt 30 năm qua.
Bố của ông Zhao qua đời từ khi ông còn nhỏ, mẹ lại mắc bệnh tâm thần nên suốt thời thơ ấu, ông Zhao phải sống dựa vào lòng tốt từ những người xung quanh. Do đó, khi lớn lên và trở thành lao công trong thành phố, ông Zhao vẫn không thể quên được những ngày tháng nghèo khổ đó cũng như tấm lòng của dân làng.
Chính vì vậy, ông Zhao đã quyết định quyên góp một phần tiền lương ít ỏi của mình cho những trẻ em nghèo. Việc làm tử tế này của ông Zhao không chỉ diễn ra ngày một ngày hai mà ông đã làm việc này suốt 30 năm qua và quyên góp được 180.000 tệ (hơn 620 triệu đồng) cho trẻ em nghèo.
Tài sản lớn nhất của ông Zhao trong suốt 30 năm qua chính là những tấm giấy chứng nhận quyên góp tiền cho trẻ em nghèo.
Với mức lương hàng tháng là 2.000 tệ (gần 7 triệu đồng), tuy không nhiều nhặn gì nhưng nếu "khéo ăn, khéo co" thì ông Zhao cũng sẽ có một cuộc sống không đến nỗi nào. Tuy nhiên, ông lại chọn sống cùng gia đình trong một ngôi nhà nhỏ lụp xụp và phần lớn các bữa ăn của ông đều là mỳ luộc. Không chỉ vậy, suốt 30 năm trời, ông Zhao cũng không hề mua cho mình một chiếc áo mới.
Ban đầu khi làm việc này, gia đình không hiểu cho ông Zhao và luôn thắc mắc tại sao ông có thể quyên góp số tiền lương ít ỏi của mình. Thậm chí, ông còn bán ngôi nhà riêng của mình và vợ con rồi đi thuê nhà ở. Vợ ông Zhao nhiều lần hỏi ông rằng lý do chồng mang tiền cho người lạ trong khi gia đình vẫn thiếu thốn.
Dù đã ở độ tuổi gần 60 nhưng ông Zhao vẫn tiếp tục làm công việc này để kiếm tiền giúp đỡ trẻ em nghèo.
Lúc này, ông Zhao đã dẫn vợ lên một ngôi làng trên vùng núi để vợ có thể tận mắt nhìn thấy những đứa trẻ nghèo mà ông giúp, cũng như điều kiện sống khốn khó của chúng. Từ đó, vợ của ông Zhao không bao giờ đôi co, cãi nhau với chồng về chuyện này nữa.
" Tôi đã từng giống như những đứa trẻ, không đủ ăn và cảm thấy bất lực, trơ trọi giữa cuộc đời. Tôi muốn giúp chúng thay đổi số phận", ông Zhao nói.
Mặc dù đã làm việc này trong suốt 30 năm nhưng sự tử tế của ông Zhao chỉ được đền đáp vào tháng 12 năm ngoái, khi ông phải nhập viện vì tắc đường ruột nghiêm trọng. Vào thời điểm đó, vợ của ông Zhao đi làm xa nhà, không có ai chăm sóc ông. Những đứa trẻ mà ông giúp đỡ khi biết tin đã vội chạy tới chăm sóc, túc trực bên cạnh ông Zhao.
Ở độ tuổi gần 60, công việc lao công bắt đầu ảnh hưởng tới sức khỏe của ông Zhao nhưng ông vẫn chưa có ý định nghỉ việc, bởi đây là cách duy nhất để ông có thể tiếp tục giúp đỡ những đứa trẻ nghèo khổ.
Trần Xuân
Theo saostar
Chuyện tử tế ngày Tết: Bà cụ bán đào đi bộ 10km và hành động tuyệt vời của người thanh niên 'Bà lên đây cháu chở' - 'Cảm ơn cháu nhé', những câu thoại giữa anh thanh niên và bà cụ vác đào 10 cây số xuống thành phố đã khiến cộng đồng mạng nhủ thầm: 'Tình người vẫn là điều ấm áp nhất'. Những câu chuyện tử tế về người tốt việc tốt luôn khiến chúng ta cảm thấy ấm lòng. Càng đặc...