Sạt lở nghiêm trọng nghi do thủy điện xả nước
Nhiều năm qua, suối Cát đoạn chảy qua thôn Thượng Giang, xã Tây Giang, huyện Tây Sơn (tỉnh Bình Định) có tình trạng bờ suối bị xâm thực, sạt lở nghiêm trọng.
Theo phản ánh của các hộ dân sống xung quanh và có đất canh tác ven suối Cát đoạn qua xóm 1, thôn Thượng Giang 1 (xã Tây Giang) và thôn Trung Sơn (xã Tây Thuận), khoảng 4 năm trở lại đây, khoảng cách từ mép ruộng đến suối cả 50 m, nhưng bây giờ bờ suối sát chân ruộng, thậm chí nhiều đoạn ngoạm sâu vào đất sản xuất của người dân.
Bờ suối sạt lở nghiêm trọng.
Dẫn chúng tôi đi thực tế dọc bờ suốt Cát, ông Trần Cường (61 tuổi, thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang) lo lắng: “Trước lòng suối chỉ khoảng 20m, giờ sạt lở có đoạn rộng cả 100m. Trước đây, bờ suối cát thoai thoải, người dân dễ dàng qua suối đi làm đồng, là chỗ cho gia súc uống nước, tắm. Giờ đây, lòng suối bị xâm thực, khoét sâu vào cuốn trôi nhiều diện tích đất canh tác của người dân, tạo ra như những bức tường dựng đứng cao cả 4-5m… Vào mùa mưa lũ, nước trên thượng nguồn thủy điện đổ về với lưu lượng lớn, hàng ngàn khối đất bị sạt lở, đổ ầm xuống suối, cuốn trôi đất và hoa màu của người dân”.
Theo người cho rằng nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do Nhà máy Thủy điện An Khê – Kanak thường xuyên vận hành xả nước lưu lượng lớn. Nông dân Trương Đình Tuấn (62 tuổi, ở xóm 1, thôn Thượng Giang 1) bức xúc: “Gia đình tui có hơn 3 sào đất trồng đậu phộng, có sổ đỏ do Nhà nước cấp đàng hoàng. Thế nhưng, chỉ trong vòng hơn 1 năm, gần 2 sào đất bị cuốn trôi, cát bồi lấp phải bỏ hoang, còn hơn 1 sào cũng ảnh hưởng, giờ cũng không trồng được hoa màu. Tôi chẳng biết, cứ tiếp tục thế này người dân sống ở dọc suối Cát có còn đất sản xuất nữa hay không. Chúng tôi cũng nhiều lần làm đơn kiến nghị lên cấp xã, cấp huyện để ngăn chặn tình trạng xâm thực này nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”.
Một đoạn suối Cát đoạn chảy qua thôn Thượng Giang (xã Tây Giang, huyện Tây Sơn) bị sạt lở nghiêm trọng
Cũng niềm lo lắng cho người dân, trưởng thông Thượng Giang 1, ông Nguyễn Minh Hồng, phân trần: “Tình trạng sạt lở bờ suối Cát đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế, sinh hoạt của người dân. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân đều kiến nghị lên các cấp, ngành chức năng nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết”.
Khi chúng tôi đem nỗi bức xúc, lo lắng của người dân đến chính quyền xã Tây Giang, ông Ngô Tốt, Chủ tịch UBND xã Tây Giang, cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân về tình trạng sạt lở suối Cát, UBND xã Tây Giang đã gửi văn bản cho Nhà máy Thủy điện An Khê – Kanak yêu cầu trả lời và giải quyết tình trạng xả nước gây xâm thực, cuốn trôi nhiều diện tích đất đai, hoa màu nhưng đại diện của nhà máy chưa có hồi âm.
Trước đó, từ năm 2011 – 2013, Nhà máy Thủy điện An Khê – Kanak xả nước vận hành tổ máy phát điện với lưu lượng lớn chảy về suối Cát, gây ra tình trạng sạt lở, làm mất gần 15 ha đất sản xuất của người dân ở các xã Tây Giang, Tây Thuận… Sau đó, Ban quản lý Dự án Thủy điện 7 (là chủ đầu tư Nhà máy Thủy điện An Khê- Kanak) phối hợp với UBND huyện Tây Sơn kiểm kê, bồi thường thiệt hại về đất đai, hoa màu bị xâm thực cho người dân địa phương. Đồng thời, xây dựng bờ kè chống xói lở tại xã Tây Thuận nhằm ngăn chặn tình trạng xâm thực.
Video đang HOT
Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng, bờ kè chống xói lở lại làm thay đổi dòng chảy của suối Cát. Đến nay, nhiều diện tích tích đất nông nghiệp, hoa màu ở các khu vực khác như thôn Thượng Giang 1, xã Tây Giang tiếp tục bị sạt lở, cuốn trôi khiến người dân bức xúc và lo lắng.
Sạt lở làm bờ suối Cát như những bức tượng dựng đứng gây nhiều khó khăn cho đời sống của người dân
Ông Tuấn đứng bên mảnh ruộng hơn 3 sào bị cát bồi lấp không thể sản xuất
Nhiều diện tích đất canh tác bị xói mòn, bồi lấp cát không thể sản xuất hoặc sản xuất không năng suất
Trao đổi với chúng tôi về tình trạng trên, ông Tạ Xuân Chánh, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn, cho biết: “Hiện UBND huyện Tây Sơn vẫn chưa nhận được đơn thư, báo cáo phản ánh về việc tình trạng sạt lở. Nếu đúng như các anh vừa cho biết, huyện sẽ cử cán bộ trực tiếp đến hiện trường để kiểm tra ngay và sẽ có thông tin cụ thể”.
Doãn Công
Theo Dantri
Vụ cây xăng mọc sát trường học: "Thỏa thuận ngầm" để che giấu sai phạm
Để che giấu sai phạm khi cho doanh nghiệp thuê đất công, lấn đường vào Trung tâm học tập cộng đồng, chính quyền xã Vạn Thắng đã ký một "thỏa thuận ngầm" với doanh nghiệp, lừa dối người dân trong thời gian dài.
Như Dân trí đã có bài phản ánh, UBND xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống (Thanh Hóa) đồng ý cho công ty TNHH Thương mại và dịch vụ vận tải An Bình (Cty An Bình) thuê lô đất bên QL45, nằm ngay sát Nghĩa trang liệt sỹ, Trung tâm học tập cộng đồng và trường Mầm non Vạn Thắng để mở cây xăng, khiến người dân địa phương bức xúc.
Đến nay, sau thời gian dài, sự việc vẫn chưa được cơ quan chức năng huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa xử lý dứt điểm.
Chính quyền xã Vạn Thắng đã cho doanh nghiệp thuê đất công lấn hết đường vào Trung tâm học tập cộng đồng.
Ông Trần Văn Thuấn - Chủ tịch UBND huyện Nông Cống - thừa nhận, việc lãnh đạo xã Vạn Thắng cho Cty An Bình thuê đất công xây dựng cây xăng là không đúng chức năng, nhiệm vụ. Chủ tịch xã Vạn Thắng đã thỏa thuận với doanh nghiệp cấp đất sai quy định.
Theo đó, diện tích đất ban đầu xã Vạn Thắng cho Cty An Bình thuê không đủ để mở cây xăng theo quy định. Cty An Bình đã "thỏa thuận" với lãnh đạo xã Vạn Thắng làm hồ sơ để được cấp đủ diện tích đất mở cây xăng. Khi có đủ diện tích đất, phía Cty An Bình đã được UBND tỉnh Thanh Hóa cấp sổ đỏ cho diện tích đất này.
Theo "thỏa thuận", chủ cũ của cây xăng An Bình không được sử dụng hết diện tích đất để tránh "lấn" sang đường vào và sân của Trung tâm học tập cộng đồng xã Vạn Thắng. Tuy nhiên khi chủ mới của cây xăng về, đơn vị này đã xây tường rào, nhà nhân viên ra hết diện tích đất theo giấy chứng nhận được cấp.
Diện tích đất cây xăng Vạn Thắng được xã cho lấn hết 2/3 đường vào Trung tâm học tập cộng đồng
Việc làm này đã bị người dân xã Vạn Thắng phản ứng, khi doanh nghiệp này đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân mới vỡ lẽ là chính quyền xã đã "thỏa thuận" với doanh nghiệp rồi bán hết diện tích công nói trên. Một điều làm người dân xã Vạn Thắng bức xúc nữa là khoảng cách từ cây xăng của Cty An Bình đến trường Mầm non Vạn Thắng không đủ theo tiêu chuẩn khiến phụ huynh lo lắng cho sự an nguy của con trẻ.
Liên quan đến những sai phạm của lãnh đạo xã Vạn Thắng, Chủ tịch UBND huyện Nông Cống đã yêu cầu Chủ tịch UBND xã Vạn Thắng kiểm điểm làm rõ trách nhiệm. Trong quá trình chờ kết luận giải quyết vụ việc từ cơ quan chức năng, để che giấu những sai phạm, chính quyền xã Vạn Thắng lại thêm một lần nữa "thỏa thuận ngầm" với doanh nghiệp để "mượn" lại phần đất đã bán.
Theo đó, "văn bản thoản thuận" này được ký ngày 2/12/2014 tại UBND xã Vạn Thắng. Đại diện chính quyền xã Vạn Thắng có ông Nguyễn Văn Niệm - Chủ tịch UBND xã; ông Ngô Quang Thụ - Phó Chủ tịch và ông Ngô Thọ Long - Bí thư Đảng ủy xã. Bên phía Cty An Bình có ông Nguyễn Văn Vinh - Giám đốc công ty.
Văn bản thỏa thuận giữa chính quyền xã Vạn Thắng và Cty An Bình để mượn lại đất, che giấu sai phạm, lừa dối người dân.
Trong văn bản thỏa thuận yêu cầu Cty An Bình không được xây lấn ra phần đất vốn là đường đi vào Trung tâm học tập cộng đồng xã Vạn Thắng. Cty An Bình phải phá dỡ nhà nhân viên cạnh Trung tâm học tập cộng đồng, lùi tường vào theo thỏa thuận... để người dân có đường vào Trung tâm. Chính quyền xã Vạn Thắng cam kết thanh toán tiền đã phá dỡ tường rào cho Cty An Bình với tổng giá trị là 6.500.000 đồng.
Cây xăng Vạn Thắng nằm cách trường mầm non chỉ khoảng 20
"Thỏa hiệp" trên giữa xã Vạn Thắng với doanh nghiệp nhằm che giấu việc xã đã bán phần đất trên cho doanh nghiệp. Mới đây bản "thỏa thuận" này đã bị người dân phát hiện và cung cấp cho phóng viên Dân trí.
Hiện UBND huyện Nông Cống đã yêu cầu lãnh đạo xã Vạn Thắng làm kiểm điểm, thời gian tới Huyện ủy và UBND huyện Nông Cống sẽ thành lập hội đồng kỷ luật để xử lý vụ việc nói trên.
Dân trí sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc này.
Thái Bá
Theo Dantri
Dân dựng lán trại phản đối công ty muối Cho rằng công ty sản muối công nghiệp gây nhiễm mặn, ảnh hưởng đời sống nên hơn 10 ngày nay, hàng chục hộ dân của hai thôn Quán Thẻ 3 và Lạc Tiến, huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) dựng lán trại ngăn chặn việc bơm nước biển vào ruộng muối. Người dân dựng lán trại để ngăn việc bơm nước biển vào đồng...