Sạt lở, mỏ vàng lớn nhất nước ngừng hoạt động
Sự cố sạt lở đất đá, nước tràn vào hầm đã khiến Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu phải tạm ngừng hoạt động.
Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu đóng ở xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, Quảng Nam vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Quảng Nam, UBND huyện Phú Ninh cùng một số ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, báo cáo về tình trạng sạt lở, ngập nước khiến nhà máy khai thác vàng này phải tạm ngừng hoàn toàn việc sản xuất để khắc phục sự cố.
Theo Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu, nguyên nhân gây nên tình trạng trên là do ảnh hưởng của bão, lũ vừa qua làm cho tình trạng sạt lở diễn ra nghiêm trọng trên các tuyến đường từ thành phố Tam Kỳ đến mỏ vàng Bồng Miêu và đường từ nhà máy vào khu mỏ Núi Kẽm, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh.
Cụ thể, đoạn đường từ xã Tam Dân đến xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh bị sạt lở nghiêm trọng, còn đoạn đường từ văn phòng công ty và nhà máy chế biến vào khu vực hầm mỏ bị sạt lở lớn ở 2 địa điểm. Việc này khiến phương tiện chủ yếu phục vụ sản xuất và đưa đón công nhân không thể lưu thông. Đồng thời, do mưa lớn liên tục trong khi công nhân không vào được mỏ, dẫn đến toàn bộ hầm lò khu mỏ Núi Kẽm bị ngập nước nghiêm trọng.
Công ty này còn cho biết, nhiều ngày qua, công ty đã huy động lực lượng, phương tiện khắc phục tình trạng sạt lở, nhưng vẫn không thể thông tuyến. Trước tình trạng này, để đảm bảo an toàn tính mạng cho công nhân và tài sản của nhà máy, Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu buộc phải tạm thời ngừng toàn bộ hoạt động sản xuất để khắc phục sự cố.
Video đang HOT
Công ty TNHH vàng Phước Sơn tạm ngừng hoạt động vì nhân viên bếp ăn kéo ra chặn đường ra vào nhà máy
Trong khi đó, Công ty TNHH vàng Phước Sơn ở xã Phước Đức, huyện Phước Sơn, Quảng Nam cũng tạm thời ngừng hoạt động, toàn bộ công nhân được thông báo nghỉ việc từ lúc 22 giờ đêm qua 26/11. Nguyên nhân, do một số nhân viên nhà bếp chặn đường đi ra vào của xã Phước Đức, nơi có nhà máy chế biến vàng và khu vực mỏ vàng Phước Sơn.
Ngay sau đó, cán bộ, công nhân người Việt Nam và nước ngoài của công ty tạm thời nghỉ việc được hưởng lương tối thiểu theo qui định 1.650.000 đồng/tháng cho đến khi tình trạng được giải quyết.
Hơn 700 cán bộ, công nhân người Việt Nam và nước ngoài làm việc tại Công ty TNHH Khai thác vàng Bồng Miêu cũng nhận được thông báo nghỉ việc tạm thời và hưởng mức lương tối thiểu 1.650.000 đồng/tháng cho đến khi được thông báo làm việc trở lại.
Theo Khampha
Bắt ong kiếm tiền nuôi con, bị đốt nguy kịch
Trong lúc đi bắt ong bán kiếm tiền mua sách, vở cho con, anh Nguyễn Thìn (34 tuổi, trú thôn Phước Lợi, xã Tam Lãnh, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam) bị ong vò vẽ đốt gần trăm mũi, đang trong tình trạng nguy kịch.
Anh Nguyễn Thìn bị ong vò vẽ đốt khắp người, đang nguy kịch
Ngày 6/9, bác sĩ Lê Văn Tuấn, Trưởng Khoa hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, cho biết: "Bệnh nhân Nguyễn Thìn nhập viện vào lúc 18 giờ ngày 2/9, toàn thân bị ong vò vẽ đốt, mặt và tay sưng phù, không thở được nên bệnh viện đã cho thở qua đường mở khí quản".
Theo bác sĩ Tuấn, qua gần 5 ngày nhập viện, hiện tình trạng sức khỏe của bệnh nhân Thìn ngày càng suy kiệt dần, thận và gan suy nhược. Bệnh viện đã họp và đi đến quyết định chuyển bệnh nhân ra Đà Nẵng để chữa trị và lọc máu mới cứu được anh Thìn.
Tuy nhiên, do gia đình bệnh nhân khó khăn, thuộc diện hộ nghèo, không có tiền chữa trị. Được biết, mỗi lần lọc máu sẽ tốn khoản 20 đến 25 triệu đồng, bệnh nhân phải lọc từ 5 đến 6 lần. Nên trước mắt, bệnh viện vẫn để bệnh nhân lại chưa chuyển đi Đà Nẵng. Hiện toàn bộ số tiền chữa trị của bệnh nhân Thìn, Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam và BHYT lo".
Bác sĩ khoa hồi sức đang chăm sóc bệnh tình của bệnh nhân Thìn
Bà Nguyễn Thị Ngữ (chị ruột của nạn nhân Thìn), nước mắt ngắn dài: Hoàn cảnh của Thìn rất bi đát, Thìn có vợ và 3 con nhưng vợ đã bỏ đi cách đây 5 năm. Hiện đứa con đầu của Thìn được chính quyền xã Tam Lãnh đưa đi nuôi giáo dưỡng, còn hai đứa đang học lớp 3 và lớp 4. Thìn không có việc làm ổn định, ngày ngày đi phát keo thuê kiếm tiền nuôi con ăn học. Những lúc rảnh rỗi, Thìn đi bắt ong về bán kiếm thêm tiền sắm sách vở cho con.
Bà Ngữ cho biết lúc bị ong đốt, trong túi nạn nhân chỉ còn có 50.000 đồng."Sau khi nhận thông tin Thìn bị ong đốt, tôi chạy mượn quanh hàng xóm được gần 400.000 đồng để chở Thìn xuống cấp cứu ở Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam. Mấy ngày nay, tôi liên tục túc trực ở bệnh viện để theo dõi sức khỏe em trai. Hôm qua, tôi có nghe bác sĩ nói chuyển Thìn đi ra Đà Nẵng, nhưng bây giờ tiền đâu mà chuyển đi ra đó..." - bà Ngữ khóc nghẹn.
Bàn tay của anh Thìn bị ong đốt kín
Ông Bùi Quang Minh, Chủ tịch UBND xã Tam Lãnh, cho biết: "Gia cảnh Thìn rất khó khăn: Là hộ nghèo của xã, không có nghề nghiệp ổn định. Đang nuôi 2 con nhỏ ăn học, vợ thì bỏ đi biệt tăm. Sau khi nhận được trường hợp của Thìn bị ong đốt nguy kịch. Xã Tam Lãnh đã tổ chức vận động, quyên góp được gần 4 triệu đồng gửi xuống hỗ trợ cho Thìn. Mong các nhà hỗ tâm giúp cho Thìn qua cơn nạn này còn để về nuôi 3 con nhỏ ăn học" - ông Minh nói.
Theo Thúy Phương (Người lao động)
Mỏ vàng Bồng Miêu dậy sóng Liên tiếp mấy ngày nay, khu vực mỏ vàng Bồng Miêu (xã Tam Lãnh, Phú Ninh, Quảng Nam) trở nên "nóng" trở lại khi xuất hiện hàng trăm người chờ cơ hội để xông vào khu bãi chứa quặng của nhà máy vàng Bồng Miêu chờ "cướp" quặng. Theo đó, do yêu cầu công việc, Công ty TNHH vàng Bồng Miêu tiến hành...