Sạt lở gia tăng nghiêm trọng, dân “sạt lở niềm tin”
Cuối tháng 10/2014, nước lũ phủ khắp ĐBSCL. Kèm theo đó, tình trạng sạt lở bắt đầu gia tăng mạnh. Câu chuyện sạt lở đã trở thành “quen thuộc” trong 10 năm trở lại đây. Nhưng đến nay chính quyền địa phương vẫn loay quay tìm giải pháp.
Sạt lở “ bủa vây”
Cuối tháng 10/2014, sạt lở gia tăng một cách chóng mặt ở trên sông Tiền đoạn qua địa bàn huyện Thanh Bình (tỉnh Đồng Tháp). Thống kê của địa phương cho thấy, tổng chiều dài sạt lở là 13.460m, có nơi ăn sâu vào đất liền đến 20m, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống gần 1.300 hộ, trong đó gần 1.000 hộ cần di dời khẩn cấp.
Mới đây tại xã Tân Long, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang đã xảy ra sạt lở nghiêm trọng
Tuy nhiên, theo lãnh đạo của UBND huyện Thanh Bình, các cụm, tuyến dân cư vượt lũ “đã đông kẹt người”, không còn nền bố trí cho các hộ dân sạt lở khẩn cấp (!?). UBND huyện này đã kiến nghị tỉnh Đồng Tháp cho chủ trương, hỗ trợ kinh phí đầu tư cụm, tuyến dân cư và kè chống sạt lở để đảm bảo cuộc sống cho hơn 1.000 hộ dân bị ảnh hưởng do sạt lở.
Trước đó, tỉnh Đồng Tháp đã phát đi thông báo công bố tình trạng khẩn cấp sạt lở đất bờ sông Tiền đoạn chảy qua khu vực P.11, thành phố Cao Lãnh. Cụ thể là khu vực P.11 xuất hiện nhiều vết nứt có nguy cơ sạt lở, đe dọa tính mạng và tài sản của hàng trăm hộ dân.
Tại Hậu Giang, chỉ tính riêng huyện Châu Thành, đã xảy ra 21 vụ sạt lở từ đầu năm đến nay, làm mất 3.700 m2 đất, gây thiệt hại gần 700 triệu đồng. Theo Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, toàn tỉnh có hơn 100 điểm bờ sông có nguy cơ sạt lở rất cao. Các điểm này tập trung nhiều trên các tuyến sông Cái Côn, Mái Dầm, Cái Dầu, Ngã Sáu, Nàng Mau…Liên tục trong 3 năm qua, các công bố tình trạng khẩn cấp về sạt lở liên tục được các tỉnh An Giang, Đồng Tháp phát đi.
Video đang HOT
Cà Mau là vùng đặc trưng sạt lở ảnh hưởng thủy triều với 48 vị trí sạt lở bờ ở sông Gành Hào, Cửa Lớn, cửa Bồ Đề, Sông Đốc… Các tỉnh phía Tây, tỉnh Tiền Giang là vùng đặc trưng ảnh hưởng của thủy triều và dòng chảy từ thượng nguồn. Sạt lở gần như “bủa vây” khắp ĐBSCL: từ các tuyến đê bao mía mới xây dựng ở Hậu Giang đến cặp các bờ sông Tiền, sông Hậu, các tuyến sông lớn ở Hậu Giang, Cà Mau, đê biển Tây, các tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường giao thông nông thôn, đến các vạt rừng ven biển đều chịu thiệt hại nghiêm trọng.
Đến hẹn lại lên!
Chưa có con số thống kê tổng hợp từ các địa phương trong vùng nhưng con số thiệt hại hàng năm phải đến hàng trăm tỷ đồng. Kèm theo đó, địa phương nào cũng xin dự án làm kè, đê bao để chống chọi với sạt lở. Số tiền “xin làm dự án” bình quân vài chục tỷ đồng, thậm chí “dự tính” hơn ngàn tỷ đồng.
Nhiều tuyến đường, cầu giao thông ở ĐBSCL bị sạt lở
Cụ thể, tại An Giang, hơn 50 khu vực có nguy cơ sạt lở cao. Đáng lo nhất là 4,3 km bờ sông Hậu đi qua TP Long Xuyên, trung tâm tỉnh lỵ An Giang. Để “giữ” 4,3km bờ sông này, Sở TN-MT tỉnh An Giang đề xuất UBND tỉnh phê duyệt dự án chỉnh trị dòng chảy tuyến sông Hậu khu vực TP Long Xuyên. Cần đến 2.400 tỷ đồng để thực hiện dự án này!
Nhiều hội thảo chống sạt lở đã được tổ chức ở ĐBSCL. Các nhà khoa học, hiểu tính chất thổ nhưỡng ĐBSCL, có đất nền thấp, yếu đã khuyến cáo: khu vực có nguy cơ sạt lở lớn, tốc độ sạt lở cao (nhất là khu vực có báo động cấp II), các địa phương cần có kế hoạch từng bước sơ tán toàn bộ tài sản ra khỏi vùng nguy hiểm. Các công trình đã xây dựng, lấn chiếm ven sông, nhất là với các công trình lấn ra lòng sông, cản dòng chảy, tải trọng lớn trên bờ sông sớm tháo dỡ kịp thời. Đây là phương án “tháo chạy sạt lở an toàn”.
Tuy nhiên, điều mà dư luận quan tâm: sạt lở ngày càng gia tăng, thiệt hại ngày càng nghiêm trọng nhưng trách nhiệm quản lý xây dựng của các địa phương nằm ở đâu? Khi mà nhà ở của người dân, thậm chí các công trình xây dựng cứ nhắm vào khu vực ven sông mọc lên.
Điển hình có 2 vụ sạt lở trong 3 năm gần đây tại Cần Thơ được dư luận quan tâm. Đây là hai công trình sát cạnh bờ sông. Vụ mới đây nhất là sạt lở bờ kè sông Cần Thơ xảy ra tại một đoạn bờ kè có chiều dài 56 mét, gây thiệt hại khoảng 1,5 tỉ đồng. Dự án kè sông Cần Thơ có tổng chiều dài 10,2km, tổng mức đầu tư là 711,4 tỉ đồng.
Tuy nhiên, do thi công chậm và trượt giá nên đến nay, chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng tăng cao, đội giá lên khoảng 1.500 tỉ đồng. Trước đó, Cầu Trà Niền Cần Thơ bị sạt lở, kéo 5 căn nhà trôi xuống sông Cần Thơ làm 2 người chết nhưng đến nay những tổn thất của nó mới được “định vị”. Giải pháp khắc phục “tạm” dự án cầu Trà Niền với số tiền khá “khủng” 36 tỷ đồng gần bằng với tổng vốn đầu tư ban đầu (khoảng 40 tỷ đồng).
Tuy nhiên, điều mà người dân gần đây quan tâm là các nguyên nhân sạt lở bờ sông do con người gây ra đang gia tăng. Trong đó, việc khai thác cát lậu tràn lan đã làm hàng trăm căn nhà dân trôi xuống sông và đặt hàng ngàn hộ dân sống ven sông vào cảnh nguy hiểm rình rập. Thực tế, vừa qua đã xuất hiện khá “dày” hiện tượng can thiệp, bảo kê, đùn đẩy trách nhiệm liên đới đến các sà lan khai thác cát trái phép.
Các chuyên gia chống sạt lở khuyến cáo, cần nghiêm cấm xây dựng các loại nhà cửa, công trình tạm trong phạm vi 20-30m tính từ mép bờ sông khi chưa có quy hoạch công trình bảo vệ bờ. Khuyến cáo là thế, nhưng để tìm một biển báo cảnh báo: Không nên xây dựng nhà ở khu vực có nguy cơ sạt lở ven sông ở ĐBSCL thật là khó. Trong khi đó, cảnh sạt lở nghiêm trọng, cảnh nhà dân, cầu đường lọt xuống miệng “hà bá” cứ diễn đi diễn lại hàng năm.
Giới xây dựng miền Tây đang “ví von” hiện nay xây dựng bờ kè có hai cách thi công: một là xây dựng bờ kè để chống sạt lở thiệt, hai là xây dựng bờ kè để… làm đẹp. Phải chăng các công trình “bờ kè làm đẹp” hay có sự cố? Sạt lở đang là vấn nạn mỗi năm gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng trong vùng. Tìm ra giải pháp để hạn chế đến mức thấp nhất là nhu cầu bức xúc. Song, các địa phương cũng cần thể hiện trách nhiệm đối với việc triệt phá các sà lan khai thác lậu, các công trình bờ kè. Đừng để “sạt lở niềm tin” đối với nhân dân!
Phạm Tâm
Theo Dantri
Lục bình bủa vây trên sông Sài Gòn
Hơn 10 năm nay, trên mặt sông Sài Gòn, khúc gần cầu Phú Cường (giáp danh giữa tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi, TPHCM) luôn bị lục bình vây kín gây khó khăn trong việc di chuyển, ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch của thành phố.
Khoảng hơn 2 năm trở lại đây, diện tích phát tán của lục bình ngày càng mở rộng, bủa vây kín bề mặt sông làm tuyến đường huyết mạch giao thông đường thủy quan trọng trên sông Sài Gòn đoạn qua Bình Dương, Củ Chi... gặp nhiều khó khăn.
Bên cạnh đó, hầu hết những người dân hai bên bờ sông này làm nghề đánh bắt cá tôm hay làm những nghề bám trụ dòng sông. Việc lục bình dày đặc như thế này khiến các phương tiện di chuyển là điều không thể.
Trước đây, để giải quyết tình trạng này, nhiều người dân đã tiến hành vớt lục bình để làm phân xanh, phục vụ việc trồng trọt. Tuy nhiên, diện tích nông nghiệp dần bị thu hẹp nên phương pháp này cũng không được tiến hành lâu dài.
Hiện UBND TPHCM đã giao cho trường Đại học Công Nghiệp TPHCM chế tạo và thử nghiệm xong loại máy cắt, vớt lục bình trên sông. Đây sẽ là giải pháp hữu hiệu trong việc giải quyết tình trạng lục bình vây kín mặt sông Sài Gòn để các phương tiện lưu thông trên sông dễ dàng hơn và giúp người dân sinh sống dễ dàng hơn.
Lê Bình
Theo Dantri
Cháy lớn, khói cuồn cuộn bủa vây khu dân cư Ngọn lửa bất ngờ bùng phát tại lò sấy gỗ của Xí nghiệp Lâm đặc sản xuất khẩu Tam Kỳ-Quảng Nam vào lúc 7h30p sáng nay (6/1) khiến cột khói bao trùm cả khu dân cư... Ngọn lửa bùng cháy tại khu lò sấy gỗ của Xí nghiệp Lâm đặc sản xuất khẩu Tam Kỳ, thuộc Công ty Lâm đặc sản xuất khẩu...