Sạt lở đe dọa nghiêm trọng đến người dân TP HCM
Việc sạt lở vì “cát tặc” hoành hành đang uy hiếp tính mạng, tài sản của nhiều cư dân ven sông và an toàn đường thủy của Thành phố.
Thời gian qua, tại nhiều nơi ở các huyện Cần Giờ, Nhà Bè của TP HCM liên tục xảy ra nhiều sự cố sạt lở nghiêm trọng, khiến hàng loạt căn nhà, hàng ngàn hecta đất bị nước sông nuốt chửng.
Ngoài nguyên nhân sạt lở do mật độ tàu thuyền lưu thông trên sông rạch gia tăng, thì nạn bơm hút cát trái phép, công khai trắng trợn cả ngày lẫn đêm. Điều này đang uy hiếp tính mạng, tài sản của nhiều cư dân ven sông và an toàn đường thủy của thành phố.
Hiện trường sạt lở ở Nhà Bè
Hai bên bờ sông Đồng Tranh, một tuyến nhánh của sông Lòng Tàu, dài khoảng 30 km, tiếp giáp giữa huyện Cần Giờ của TP HCM và huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, bị sạt lở, ăn sâu vào đất liền hàng chục mét, có đoạn cả trăm mét. Sạt lở cũng đã kéo sập các biển báo và cả hành lang an toàn giao thông đường thủy.
Video đang HOT
Theo người dân ở đây, nguyên nhân khiến sạt lờ bờ sông ngày càng trầm trọng chính là nạn bơm hút cát trái phép. Ông Lê Văn Mười, một người dân ở huyện Cần Giờ bức xúc: “Tình hình khai thác cát trái phép khá là nghiêm trọng, gây ra sạt lở dữ quá mà chính quyền địa phương không có cách nào để làm triệt để. Đáng lẽ phải có biện pháp phân luồng tàu bè, cấm tàu chạy sát khu dân cư và chống “cát tặc” chứ”.
Nạn bơm hút cát trái phép cũng làm thay đổi thực trạng của một nhánh sông Trà ở huyện Cần Giờ. Nhiều đoạn chỉ là một nhánh nhỏ, người dân có thể qua lại bằng cầu khỉ, nhưng sau nhiều năm bị sạt lở, đã nở rộng đến hơn 150m. Gần đây nhất, hàng chục căn nhà và hơn 5.000m2 đất bảo vệ hành lang đường thủy bên nhánh sông này bị nước nhấn chìm trong đêm tối…
Bà Mai Thị Hồng Thủy, một người dân ở khu vực này cho biết: “Tại khu tắc sông Trà này tình hình sạt lở ngày càng trầm trọng. Bà con ở đây đi thì không đi được, mà ở cũng không xong. Mong lãnh đạo địa phương sớm có biện pháp giúp bà con an tâm ổn định cuộc sống”.
Hiện trường vụ sạt lở tại Thủ Đức
Có thể thấy, các phương tiện bơm hút cát trái phép đã phá hoại hai bờ bờ sông các tuyết Soài Rạp và Lòng Tàu, nơi tiếp giáp hai huyện Nhà Bè, Cần Giờ của TP HCM với huyện Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai, huyện Cần Giuộc của tỉnh Long An và huyện Gò Công Đông của tỉnh Tiền Giang.
Thiếu tá Phan Đăng Khoa, Phó Đồn trưởng Đồn Biên phòng Cần Thạnh, Bộ đội Biên phòng TP HCM cho biết thêm: “Cần Giờ là khu vực thuộc địa bàn rừng sinh quyển thế giới, việc thay đổi uốn nắn làm thay đổi dòng chảy, sóng tàu tạo nên sự sạt lỡ. Nghiêm trọng nhất là tình hình “cát tặc” hoành hành tại đây đã khiến cuộc sống nhiều hộ dân ở địa bàn Cần Giờ đối mặt với tình trạng nguy hiểm, đặc biệt là ở xã Tam Thôn Hiệp”.
Theo lực lượng tuần tra của bộ đội biên phòng, tình trạng bơm hút cát trái phép ngày càng phổ biến, ngang nhiên diễn ra cả ngày lẫn đêm. Mới đây, lực lượng Biên phòng thành phố buộc phải nổ súng để bắt 5 vụ khai thác cát trái phép, xử lý hơn 30 đối tượng, phương tiện từ Đồng Nai, Bà Rịa- Vũng Tàu hoạt động ở khu vực Cần Giờ.
Việc vây bắt rất khó khăn vì chỉ cần thấy bóng dáng lực lượng chức năng là các đối tượng tẩu tán tang vật, kéo tàu chạy ngay sang địa phương giáp ranh, hoặc manh động hơn là đánh đắm tàu rồi nhảy xuống sông.
Đại tá Phan Đình Đức, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng TP HCM cho rằng: Cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị và địa phương giáp ranh với thành phố, không để các đối tượng khi thành phố đánh thì dạt sang Đồng Nai và ngược lại. Trong thời gian tới, công tác phối hợp giữa các lực lượng chức năng cần phải được quan tâm vào cuộc của nhiều lực lượng hơn, kể cả Cảnh sát đường thủy, Công an các quận, huyện của thành phố và Công an huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.
Tình trạng khai thác cát trái phép đã được cảnh báo từ lâu. Tình trạng này đang từng ngày làm thay đổi thực trạng, dòng chảy nhiều sông rạch, gây sạt lở bờ sông và cả khu dân cư. Đã đến lúc chính quyền các địa phương và ngành chức năng phải phối hợp chặt chẽ, đồng bộ để xử lý quyết liệt nạn bơm hút cát trái phép./.
Vinh Quang
Theo_VOV
TT-Huế: Di tích lịch sử Quốc gia bị xâm hại nghiêm trọng
Nằm trên địa phận tỉnh Thừa Thiên - Huế, Di tích lịch sử Quốc gia chùa Thánh Duyên hiện đang bị xâm hại nghiêm trọng.
Mặt tiền chùa Thánh Duyên. (Ảnh: vncgarden.com).
Theo chính quyền địa phương, từ năm 2014 đến nay, nhiều cây cổ thụ bị đốn hạ bởi các hoạt động xây dựng trái phép đang diễn ra tại đây. Chỉ tính riêng trong tháng 10 năm nay, các đối tượng đã chặt 2 cây cổ thụ từ thời vua Minh Mạng có niên đại khoảng 200 - 300 năm tuổi. Không những vậy, hoạt động xây dựng trái phép còn đe dọa nghiêm trọng đến hoạt động trùng tu, bảo tồn của chùa Thánh Duyên, làm thay đổi hiện trạng vốn có của di tích lịch sử này.
Trong thời gian tới, đơn vị quản lý sẽ tiến hành giám sát chặt chẽ hơn nhằm bảo vệ thực trạng của di tích. Trong khuôn viên chùa Thánh Duyên, hiện vẫn còn lưu giữ gần 100 cây cổ thụ có niên đại 100 - 300 năm tuổi.
Theo_VTV
PRO đối diện nguy cơ mất vốn Sau 3 lần triệu tập, TAND TP. Đà Nẵng lại phải hoãn phiên tòa phúc thẩm vụ án thất thoát 25,36 tỷ đồng tại CTCP Procimex Việt Nam (PRO) liên quan tội tham ô tài sản, cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng do không có sự tham dự đầy đủ...