Sạt lở đe dọa hàng chục hộ dân cù lao Bắc Phước
Ảnh hưởng liên tiếp bởi 2 trận bão số 10 và số 11 đã khiến khoảng 300m bờ kè thuộc tuyến đê kè chống sạt lở 476 đoạn qua thôn Dương Xuân, cù lao Bắc Phước ( xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) bị hư hỏng nặng, trực tiếp uy hiếp sự an toàn của hàng chục hộ dân nơi đây.
Bờ kè sạt lở nghiêm trọng
Đoạn kè bị sạt lở này kéo dài khoảng trên 300m và đang có nguy cơ tiếp tục sạt lở bởi thời điểm mùa mưa đang đến. Tuyến đê kè chống sạt lở này được xây dựng vào năm 1994 với tổng kinh phí là 706 triệu đồng, do người dân thôn Dương Xuân tự bỏ tiền đóng góp.
Tuyến kè này có chiều dài khoảng trên 1,2km, được xây dựng với mục đích bảo vệ an toàn, chống sạt lở cho khu dân cư Dương Xuân. “Hồi chưa xây kè, dân chúng tôi sống ở cù lao này luôn nơm nớp lo âu bởi nạn sạt lở xâm lấn vào làng.
Nạn sạt lở diễn ra ngày càng mạnh, trong đó thời điểm diễn ra sạt lở mạnh nhất là vào mùa bão lũ. Cù lao Bắc Phước nằm giữa bốn bề sông nước, nên ai cũng rất lo lắng trước nạn xâm thực diễn ra hàng năm. Bởi thế khi cả làng cùng góp tiền xây được tuyến kè này ai cũng mừng, hồi đó việc người dân tự đóng góp hàng trăm triệu đồng để xây dựng kè là cả một nỗ lực rất lớn của người dân, bởi ai cũng thấy sự cấp thiết của việc xây kè. Qua nhiều mùa mưa bão tuyến kè vẫn đứng vững bảo vệ xóm làng nhưng nào ngờ, trận bão số 10 và 11 vừa qua mạnh quá đã đánh sập, ăn tận vào sát nhà dân khiến ai cũng lo âu…”, ông Trần Văn Dương, Chủ nhiệm HTX Dương Xuân lo lắng nói.
Có mặt tại tuyến kè sát mép sông đoạn qua thôn Dương Xuân, chúng tôi chứng kiến sạt lở đã làm sập đoạn kè kéo dài hơn 300m. Toàn bộ phần mái kè được đúc bằng bê tông tấm đã bị sụp đổ, trôi tuột xuống sông, tạo thành những chiếc hàm ếch ăn sâu vào dưới nền đường bê tông đi qua làng, gây nguy cơ sụp đổ tuyến đường này bất cứ lúc nào.
Có những điểm, sạt lở đã ăn sâu vào sát sân nhà dân. Trong tổng số 76 hộ dân của toàn thôn thì có khoảng 10 hộ dân nằm sát bờ kè đã bị sạt lở ăn sát vào sân nhà, gây mất an toàn về nhà cửa, tài sản và cây trồng.
Video đang HOT
Ông Nguyễn Văn Diện, bà Nguyễn Thị Tuyến và nhiều người dân có mặt tại bờ kè thắc thỏm lo âu, cùng cho biết: “Đất cù lao Bắc Phước vốn đã hẹp, dân cư chúng tôi chen chúc sống chật chội như thành phố, nhưng sạt lở đã làm sập bờ kè bảo vệ khiến chúng tôi rất lo lắng. Nếu không có biện pháp khắc phục sớm thì chắc chắn kè sẽ tiếp tục hư hỏng, tuyến đường sẽ bị sập. Đến lúc đó, chúng tôi cũng chẳng biết lấy đất đâu mà sinh sống nữa…”.
Được biết, dự án xây dựng tuyến đê kè chống sạt lở cho toàn bộ cù lao Bắc Phước có tổng chiều dài 7,6 km, đến nay đã thi công hoàn tất 6km, chủ yếu qua các khu vực nuôi trồng thủy sản, đồng ruộng.
Tuy nhiên, phần còn lại 1,6 km trực tiếp đi qua các khu dân cư thì vẫn chưa được xây dựng. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Văn Ngữ, trưởng thôn Dương Xuân cho biết: “Phần còn lại có chiều dài 1,6 km, trực tiếp đi qua các khu dân cư của thôn Dương Xuân (1,2km), Hà La (400m) không hiểu vì sao vẫn chưa được thi công, dù 6km trên tòan tuyến đã hoàn thành đã khá lâu. Đề nghị cơ quan chức năng sớm xem xét, cho thi công phần kè còn lại của dự án, để bà con chúng tôi yên tâm sinh sống, sản xuất”.
Theo ANTD
"Nếu mưa cực đoan thì chẳng hồ nào chịu nổi!"
Đó là băn khoăn, suy nghĩ của ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thủ lợi Thanh Hoá khi nói về những hồ đập bị vỡ tại Tĩnh Gia (Thanh Hoá) vừa qua.
Hồ Yên Mỹ tiếp tục xả nước nên 20 hộ dân ở xã Công Bình vẫn bị cô lập (ảnh: Gia Anh)
Theo khảo sát, hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có tới 610 hồ, đập lớn nhỏ. Trong đó có hồ Cửa Đạt (tại huyện Thường Xuân, Thanh Hoá) có dung tích là 1,5 tỷ m3; Hồ Sông Mực (trên địa bàn huyện Như Thanh, Thanh Hoá) có dung tích chứa 200 triệu m3; Hồ Yên Mỹ ( trên địa bàn huyện Nông Cống) có dung tích là 82 triệu m3 và hồ Hao Hao có dung tích 10 triệu m3, còn lại là những hồ từ 200 nghìn m3 trở lên như Hồ Đồng Đáng (ở xã Trường Lâm, huyện Tĩnh Gia) và hồ Thung Cối (ở xã Phúc Lâm, huyện Tĩnh Gia) nằm trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
Vừa qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 10, 5 xã của huyện Tĩnh Gia đã bị ngập chìm trong nước lũ, nguyên nhân dẫn tới việc ngập lụt đó là do vỡ hồ Đồng Đang, Thung Cối và 2 đập trên địa bàn huyện Tĩnh Gia.
Mưa lũ vừa qua đã làm hàng nghìn người dân đứng trước khó khăn về đời sống kinh tế (ảnh: Gia Anh)
Cơn mưa xảy ra vào đêm 30/9 đến sáng ngày 1/10 đã làm hàng nghìn người dân thuộc các xã Tân Trường, Trường Lâm, Tùng Lâm, Mai Lâm bị ngập trong nước. Nhiều diện tích hoa màu và tài sản đã cuốn theo mưa lũ. Tính tổng thiệt hại ban đầu thì huyện Tĩnh Gia đã thiệt hại lên đến 135 tỷ đồng.
Riêng huyện Nông Cống thì có 3 xã ảnh hưởng và thiệt hại lên đến 114 triệu đồng, trong đó có hai em học sinh bị nước lũ cuốn trôi.
Sau 5 ngày kể từ khi nước lũ tràn về, hiện nay công tác khắc phục sau lũ cũng đang được UBND tỉnh Thanh Hoá chỉ đạo quyết liệt. Tại vùng lũ Tĩnh Gia, các ngành chức năng đang quan tâm đến đời sống bà con nhân dân, khảo sát những hộ thiếu ăn để có sự cứu trợ kịp thời vì đợt lũ vừa qua đã làm lúa vừa gặt bị ẩm mốc; học sinh đến trường thì không còn sách vở. Riêng tại xã Công Bình, huyện Nông Cống, công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn hơn vì tính đến chiều ngày 5/10 còn 20 hộ với 84 dân ở làng Đồng Cốc, thôn Yên Lẫm 2, xã Công Bình bị cô lập hoàn toàn do nước của hồ Yên Mỹ vẫn tiếp tục xả.
Ông Nguyễn Tuấn Hùng - Bí thư Đảng uỷ xã Công Bình cho biết: "Chúng tôi vẫn đang cố giữ liên lạc với nhân dân trong vùng bị cô lập, vì nước đang còn cao chưa rút hết nên để vào được đó cũng rất khó khăn. Hồ Yên Mỹ vẫn đang còn xả 1 cửa nên nước trong vùng vẫn còn, chưa rút hết được. Chúng tôi cũng cố gắng để đưa nước uống và mì tôm cứu trợ cho 20 hộ dân sống trong đó".
Cũng theo ông Hùng, làng Đồng Cốc là nơi cô lập hoàn toàn. Cách trung tâm xã khoảng 3km, trong khi đó nước từ hồ Yên Mỹ xả xuống đã làm nước bao phủ 1km đường vào trong thôn.
Liên quan đến chất lượng an toàn của các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá nhất là sự cố vỡ hồ, đập tại huyện Tĩnh Gia vào ngày 1/0 vừa qua, chúng tôi đã có cuộc trao đổi rõ vấn đề này với ông Đinh Quang Dương - Chi cục trưởng, Chi cục thuỷ lợi, Sở NN&PTNT Thanh Hoá vào chiều ngày 5/10.
Ông Dương cho biết: "Sự việc vỡ 2 hồ chứa nước tại huyện Tĩnh Gia là ngoài ý muốn. Bởi lượng mưa quá lớn, chỉ trong vòng 12 tiếng đồng hồ với lượng mưa đo được cao nhất là 663mm thì khó mà khắc phục nổi. Lượng mưa lớn như vậy đổ về thì hồ sẽ không chịu được. Nước tràn qua đập đất rồi xoáy sâu khiến hồ bị vỡ".
Được biết, hồ Đồng Đáng (có tổng dung tích 300.000 m3) đã bị vỡ 50m, hồ Thung Cối (có dung tích 200.000 m3) bị vỡ 20m. Nguyên nhân việc vỡ hồ là do chất lượng của các hồ này đều xây dựng từ thập kỷ 70 - 80 với thiết kế dung tích không còn hợp với thực tế khi khí hậu đang biến đổi phức tạp. Tần xuất mưa 0,5 trong khi hệ thống lũ là 1%, vượt quá tiêu chuẩn cho phép của hồ, chính vì thế mà việc hồ bị vỡ là hoàn toàn có thể xảy ra nếu lượng mưa tập trung lớn và cục bộ đến như vậy.
Được biết, hầu hết năm nào cũng có kinh phí tu sửa, nâng cấp, cải tạo các hồ, đập trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá (trong đó huyện Tĩnh Gia có tới 15 hồ, đập lớn nhỏ) nhưng năm 2013 vẫn chưa có kinh phí để sửa chữa, cải tạo nâng cấp.
Trong 610 hồ thì từ những năm 2000 đến nay chỉ nâng cấp được 137 hồ còn lại 400 hồ chưa được nâng cấp vì chưa có kinh phí hỗ trợ. Qua khảo sát của Chi cục thuỷ lợi tỉnh Thanh Hoá thì có tới 92 hồ chứa nước mất an toàn, trong đó có 17 hồ không được tích nước vì nguy cơ bị vỡ rất cao. Tính bài toán cho kinh phí nâng cấp cho 400 hồ còn lại thì cũng phải mất từ 10 đến 15 tỷ đồng/ hồ tùy theo quy mô.
"Chúng tôi biết cả đấy chứ nhưng không có tiền để nâng cấp, cải tạo. Nếu như cứ mưa cực đoan như vừa qua tại huyện Tĩnh Gia thì chẳng có hồ nào chịu được" - ông Dương cho biết thêm.
Cũng theo ông Dương thì sự cố vỡ hồ đập tại huyện Tĩnh Gia vừa qua tính sơ bộ cũng thiệt hại 150 tỷ đồng.
Hiện nay, theo ghi nhận của PV, những vùng ảnh hưởng của cơn lũ đầu tháng 10 vừa qua đã khiến tình hình dời sống bà con trong vùng gặp nhiều khó khăn. Nhất là đang bước vào vụ đông sắp tới khi mà nước vẫn chưa rút hết, giống cây bị hư hại nặng. Công tác khắc phục sau mưa lũ vẫn đang được các cơ quan, ban, ngành tỉnh Thanh Hoá khẩn trương chỉ đạo.
Gia Anh
Theo infonet
Đừng để thù nghịch lấp đầy lý trí Gần đây, có chuyện một số người dân H'Mông nghe theo lời xúi giục của một số phần tử xấu kéo xuống Hà Nội kêu tội cho Dương Văn Mình, một thủ lĩnh tà đạo, một thành phần của đạo Vàng Chứ, xưng Vua của người H'Mông, đã gây bao tội ác đối với đồng bào H'Mông. Cái tà đạo này đã kêu...