Sạt lở đất nghiêm trọng ở QL3 giáp ranh Bắc Kạn-Cao Bằng
Sạt lở đất đá chắn ngang quốc lộ 3 đoạn giáp ranh 2 tỉnh Bắc Kạn Cao Bằng gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng từ 3h sáng nay 26/9
Từ khoảng 3h sáng 26/9 tại KM36 Quốc lộ 3 thuộc đèo Cao Bắc (Bắc Kạn) xảy ra sạt lở đất đánghiêm trọng gây ách tắc giao thông.
Đất đá sạt lở do mưa lớn những ngày qua ở khu vực này.
Các xe bị ùn tắc kéo dài hàng km theo hướng từ Bắc Kạn lên Cao Bằng và ngược lại.
Video đang HOT
Một lái xe cho biết do đây là địa phận giáp ranh giữa 2 tỉnh Bắc Kạn – Cao Bằng nên lực lượng chức năng chậm đến giải tỏa và điều tiết giao thông.
Không chờ đợi lực lượng chứng năng đến, một số hành khách đã xuống xe, cùng nhau phá đá, dọn đường.
Đến khoảng 10h30, một số xe đã cố gắng lách qua được khu vực sạt lở ở giáp ranh Bắc Kạn – Cao Bằng. Tuy nhiên, vẫn còn lượng lớn đất đá chắn ngang đường nên giao thông ở khu vực này vẫn bị ùn tắc nghiêm trọng.
Theo_Kiến Thức
TP HCM đưa ra nhiều giải pháp hạn chế ùn tắc giao thông
Từ đầu năm đến nay, tại TP HCM không có vụ kẹt xe nghiêm trọng kéo dài trên 30 phút nhưng tình trạng ùn tắc giao thông thường xuyên diễn ra.
Đặc biệt, những cơn mưa vào giữa tháng 9/2015 vừa qua khiến tình trạng ùn tắc giao thông trở nên trầm trọng, ảnh hưởng xấu đến đời sống sinh hoạt của người dân. Hiện các cơ quan chức năng của thành phố đang gấp rút triển khai các biện pháp để hạn chế tình trạng vừa nêu.
Ông Đàm Hữu Nghĩa, ngụ Phường 26, quận Bình Thạnh làm nghề chạy xe ôm tại khu vực vòng xoay Hàng Xanh cho biết: Vài năm nay, có cầu vượt bằng thép Hàng Xanh, tình trạng xe cộ ùn tắc ở đây giảm. Không hiểu sao, thời gian gần đây, nhất là vào giờ cao điểm, giao thông khu vực Hàng Xanh lại trở nên phức tạp, rối ren y như cũ.
Cảnh thường thấy trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đoạn từ Hàng Xanh tới cầu Bình Triệu.
Ông Nghĩa nói: "Giờ cao điểm, từ 17h - 18h30 ùn tắc nghiêm trọng. Nếu không có sự hỗ trợ của công an là tắc luôn, xe không thể nhúc nhích được".
Trong khi đó, ông Trần Linh, người dân ngụ tại đường Xô Viết Nghệ Tĩnh gần khu vực cầu Thị Nghè cho biết thêm, khu vực trước nhà ông cũng bị kẹt xe nghiêm trọng khi tan trường, nhiều khi phương tiện không thể di chuyển.
Ngoài nút giao Hàng Xanh, một số tuyến đường, nút giao khác thường xảy ra kẹt xe, ùn tắc nghiêm trọng như: ngã tư Phú Nhuận, vòng xoay Nguyễn Thái Sơn- Phạm Văn Đồng- Nguyễn Kiệm, đường Cộng Hòa- đoạn từ cầu vượt Lăng Cha Cả tới cầu Hoàng Hoa Thám, đường Trường Chinh, đường Nguyễn Tất Thành....
Tình hình ùn tắc giao thông càng nghiêm trọng hơn khi bước vào năm học mới, phát sinh thêm một số điểm ùn tắc trước cổng các trường học. Thêm vào đó, Nam bộ đang vào mùa mưa, thường xuyên có những cơn mưa kéo dài đúng vào giờ tan tầm buổi chiều, gây nên tình trạng kẹt xe nghiêm trọng. Tiêu biểu như trận mưa chiều và tối ngày 15/9 đã làm tình hình kẹt xe lan ra diện rộng, ở hầu hết các quận của thành phố.
Ông Nguyễn Ngọc Tường, Phó Trưởng Ban chuyên trách, Ban An toàn giao thông Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, những năm qua, thành phố đã có nhiều giải pháp để hạn chế tình trạng kẹt xe, ùn tắc và đã có những bước chuyển đáng kể. Nếu như năm 2009 có đến 74 vụ ùn tắc nghiêm trọng thì đến 2012 còn 9 vụ và 2014 chỉ còn 1 vụ. Tuy nhiên, việc có thêm 1.000 xe gắn máy và 100 ô tô đăng kí mới mỗi ngày, dẫn tới toàn thành phố hiện đang có đến 7 triệu phương tiện lưu thông, trong khi diện tích mặt đường không tăng, khiến cho tình hình ùn tắc trở nên ngày càng nghiêm trọng.
Tình trạng xe tải, xe đầu kéo container phát triển nhanh, nhiều công trình thi công về cáp, thoát nước, việc lấn chiếm lòng lề đường vỉa hè...cũng làm cho tình hình ùn tắc nhiều hơn.
Trước mắt, Ban An toàn giao thông đã bàn với Sở Giao thông Vận tải và công an thành phố rà soát lại, tìm ra các bất cập trong tổ chức giao thông, cải tạo kích thước hình học các điểm giao lộ, phân luồng giao thông một chiều, lắp đặt thêm các dải phân cách, biển báo và đèn tín hiệu giao thông.
Cuối tháng 9 này, thành phố sẽ hoàn thành việc lắp đặt camera ở các giao lộ trọng điểm, tăng cường lực lượng điều tiết giao thông có mặt tại các giao lộ, các điểm hay kẹt xe để kịp thời giải tỏa.
Ông Nguyễn Ngọc Tường nói: "Chúng tôi muốn kêu gọi mỗi người dân nên tự ý thức để làm sao cùng thành phố hạn chế tới mức thấp nhất vấn đề này. Về lâu dài, chúng ta phải tính toán để hạn chế phương tiện cá nhân, tăng cường vận tải hành khách công cộng, nhất là xe buýt".
Theo tiến sỹ Phạm Sanh, chuyên gia về giao thông, trong khi chờ đợi các giải pháp lâu dài như metro, xe buýt nhanh hay tận dụng hiệu quả của các tuyến đường vành đai...thành phố cần phải tính toán lại chính xác lưu lượng xe các tuyến đường. Từ đó, có thể điều chỉnh, xem xét cải tạo một số ngã tư lớn cho thông thoáng hơn, tạo thêm đường rẽ phải để giải tỏa bớt phương tiện chờ đèn tín hiệu, điều chỉnh tín hiệu đèn giao thông tại các nút giao tùy theo thời điểm và lượng phương tiện. Một số tuyến đường lớn như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng...có thể tăng diện tích mặt đường, bố trí thêm làn cho xe máy, đảm bảo thông thoáng lòng lề đường, vỉa hè...
Tiến sỹ Phạm Sanh cho rằng: "Giao thông là bài toán mạch máu, bài toán xuyên suốt, đồng bộ chứ không phải giải quyết tại những nút. Vì thế phải làm ngay từ bây giờ, thường xuyên, liên tục. Nếu chúng ta giải quyết được việc này, mặt trật tự giao thông, văn hóa nữa, người ta từ từ nhận thức được và ý thức nâng cao lên. Như thế hiệu quả rất lớn không chỉ trước mắt mà còn lâu dài".
Để góp phần hạn chế tình trạng ùn tắc giao thông như hiện nay, ngành chức năng và chính quyền các địa phương đang rất cần sự hợp tác của người dân thành phố, đầu tiên là trong ý thức khi tham gia giao thông./.
Hà Khánh
Theo_VOV
Nỗi ám ảnh trên đường Nguyễn Trãi vào mỗi buổi sáng Từ nhiều ngày nay một đoạn đường Nguyễn Trãi liên tục xảy ra ùn tắc nghiêm trọng vào buổi sáng. Nguyên nhân do mặt đường đột ngột bị thu hẹp bởi "lô cốt" của công trường đang thi công nhà ga tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông dẫn đến tình trạng thắt nút cổ chai. Mỗi buổi sáng, hàng...