Sạt lở đất khiến nhiều người thiệt mạng: Bộ TN-MT nói gì về tác động của con người?
Bên cạnh các yếu tố tự nhiên về địa chất, Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành cho biết, quá trình san ủi để có mặt bằng phát triển cơ sở hạ tầng các tác động vào chân núi là những nguyên nhân kích hoạt để thiên tai có thể xảy ra.
Ngày 30-10, tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ, các nội dung liên quan đến tình hình mưa bão, lũ lụt tại miền Trung được các cơ quan báo chí rất quan tâm. Trong đó, báo chí đặt vấn đề ngoài yếu tố thiên tai cực đoan, các bộ ngành liên quan đánh giá thế nào về tác động của con người tới thực trạng mưa lũ và sạt lở đất vừa qua ở một số địa phương.
Trả lời về vấn đề này, ông Lê Công Thành, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT), cho biết liên quan đến những thiệt hại lớn do sạt lở đất, lũ ống, lũ quét, các chuyên gia đã có những đánh giá ban đầu.
Theo đó, các chuyên gia địa chất cho rằng, các tỉnh khu vực miền Trung có địa hình đồi núi phân cắt mạnh, có lớp đất đá bị đập vỡ, nứt nẻ, phong hoá. Kèm theo thời tiết mưa lớn, lâu ngày, nước chứa trong lớp phong hoá, nhão, dẫn đến có lực trượt kéo xuống phía dưới.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bộ TN-MT Lê Công Thành nói về đợt mưa lũ gây sạt lở đất vừa qua
Nói về yếu tố con người trong đợt thiên tai vừa qua, Thứ trưởng Lê Công Thành cho rằng các hoạt động nhân sinh ít nhiều có tác động đến. “Khi chúng ta phát triển, mở đường, san ủi để có mặt bằng xây dựng nhà ở, trường học, các cơ sở hạ tầng, trong đó có các nhà máy thủy điện, những hoạt động tạo ra việc cắt mái taluy, mất chân sườn dốc, mất ổn định sườn dốc. Đây là những nguyên nhân kích hoạt để thiên tai có thể xảy ra”- Thứ trưởng Lê Công Thành nói.
Về vấn đề mất rừng có phải là nguyên nhân dẫn đến lũ lụt, sạt lở nghiêm trọng hơn, ông Lê Công Thành cho rằng cần đánh giá rõ trong từng trường hợp cụ thể. Ông Thành dẫn chứng năm 2016 đã xảy ra vụ sạt lở đất ở khu vực rừng nguyên sinh tại Yên Bái, cho nên cần nhìn nhận ở trong từng trường hợp cụ thể”- Thứ trưởng Bộ TN-MT nhấn mạnh.
Đối với vụ sạt lở tại thủy điện Rào Trăng 3, ông Lê Công Thành nhấn mạnh đây là công trình đang xây dựng, quá trình cắt xẻ vào sườn núi thì xảy ra sự cố. Theo phân tích của lãnh đạo Bộ TN-MT, đợt mưa lũ vừa qua là rất lớn, nhưng chính quyền các địa phương đã thực hiện vận hành liên hồ chứa rất tốt nên đã cắt được rất nhiều lượng nước về phía hạ du. Ông Thành cho rằng, nếu không có sự vận hành hồ chứa này, lượng nước về hạ du sẽ rất lớn, lượng ngập, diện ngập sẽ rộng hơn so với trận lũ lịch sử năm 1999.
Về việc đánh giá tác động môi trường đối với các dự án thủy điện, ông Lê Công Thành khẳng định các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia đều có các đánh giá, thẩm định về các yếu tố tác động đặc thù như thảm thực vật, dòng chảy… Bên cạnh đó, Luật Lâm nghiệp cũng có những quy định rất chặt chẽ về việc chuyển đổi đất rừng đối với tất cả các loại dự án, không riêng dự án thủy điện.
Ông Lê Công Thành cho biết thêm, thời gian qua, Bộ TN-MT, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ loại bỏ 412 dự án thủy điện nhỏ ra khỏi quy hoạch, 213 điểm có tiềm năng xây dựng thủy điện cũng được xem xét rất kỹ, rất nhiều yếu tố nhằm tránh rủi ro thiên tai.
Nghi 3 người dân Quảng Trị bị vùi lấp do sạt lở đất
Thông tin ban đầu mà cơ quan chức năng nắm được, 3 người dân huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đi làm rẫy đã bị vùi lấp do sạt lở đất.
Ngày 21/10, ông Đặng Trọng Vân - Chủ tịch UBND huyện Hướng Hóa cho biết, tại địa bàn hiện có 4 xã bị chia cắt do mưa lũ, lạt sở đất. Trong đó, xã Hướng Việt và Hướng Lập bị cô lập vì tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây đi vào 2 xã này bị sạt lở nghiêm trọng. Hiện lương thực thực phẩm ở vùng bị cô lập đang thiếu thốn, người dân không cầm cự được lâu nếu không tiếp tế.
Đường Hồ Chí Minh nhánh Tây bị sạt lở nghiêm trọng, cô lập xã Hướng Lập, Hướng Việt.
Tại xã Hướng Việt, có 3 người dân bị mất tích khi đi làm rẫy từ ngày 17/10. Theo thông tin ban đầu, cả 3 người đã bị vùi lấp do sạt lở đất. Công tác tìm kiếm được triển khai nhưng không hiệu quả do thiếu phương tiện và lực lượng cứu hộ mỏng. Chủ tịch UBND xã Hướng Việt và Phó Bí thư Đảng ủy xã bị thương khi đi tìm kiếm người mất tích, rất cần được chuyển lên trung tâm y tế tuyến trên để chăm sóc nhưng vì bị cô lập nên chưa thể.
Ông Vân đề nghị UBND tỉnh Quảng Trị huy động phương tiện, nhân lực thông tuyến được vào các địa phương bị cô lập để tiếp tế lương thực, đưa người bị thương đến bệnh viện, tìm kiếm 3 người mất tích. Được biết, tính đến thời điểm ngày 21/10, huyện Hướng Hóa có đến 34 người thiệt mạng do ảnh hưởng của mưa lũ, trong đó có 29 người thiệt mạng do bị sạt lở đất.
Phá đá mở đường lên Rào Trăng Sở GTVT Thừa Thiên-Huế sẽ phối hợp với công binh phá nổ tảng đá khoảng 20 tấn án ngữ trên đường 71, mở lối lên thủy điện Rào Trăng 3. Ngày 20-10, tỉnh Thừa Thiên-Huế trời mưa trở lại nên tiếp tục gây nhiều khó khăn cho công tác cứu hộ cứu nạn (CHCN) 15 người mất tích tại thủy điện Rào Trăng...