Sạt lở đất, 7 người chết ở Hà Giang
Thống kê của Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn, đến 18 giờ ngày 21.7 cho thấy đã có 17 người chết, 5 người mất tích và 3 người bị thương trong các tai nạn do mưa bão số 2.
Lũ cuốn trôi đường trên QL12 nối TP.Điện Biên và H.Mường Chà, tỉnh Điện Biên – Ảnh: Facebook Điện Biên Online
Đáng chú ý, đã có 7 người chết sau hai trận sạt lở đất liên tiếp xảy ra rạng sáng 21.7 trên địa bàn H.Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang. Sau hơn nửa ngày huy động khoảng 130 người cật lực đào bới, 14 giờ chiều qua, thi thể nạn nhân cuối cùng mới được tìm thấy tại hiện trường vụ sạt lở ở thôn Thinh Rầy, xã Nàng Đôn (H.Hoàng Su Phì). Ông Nguyễn Đức Công, Chủ tịch UBND xã Nàng Đôn, cho biết vụ tai nạn khủng khiếp chưa từng có trong nhiều năm nay ở địa phương này đã xảy ra khoảng 2 giờ sáng. Do mưa lớn trong nhiều ngày, đất đồi ngậm nước gây sạt lở đè trúng 4 gia đình và có 5 người bị vùi lấp. Trong đó, tang thương nhất rơi vào gia đình ông Nùng Sào Diu khi mất cùng lúc 3 người thân, gồm bà Nùng Già Diu (59 tuổi) là vợ ông Diu, con dâu Nùng Già Khánh (21 tuổi) và cháu nhỏ mới sinh được 10 ngày. Hai nạn nhân khác là Thèn Sào Phong (25 tuổi) và ông Nùng Sào Phin (53 tuổi).
Ngay tại xã Hồ Thấu, đất sạt lở tràn vào khu lán trại của nhóm công nhân đang tham gia thi công đường giao thông liên xã Hồ Thầu đi Nàng Đôn làm ông Nguyễn Văn Thơ (41 tuổi) và chị Lê Thị Trinh (38 tuổi) cùng quê Hải Dương thiệt mạng.
Lũ dâng cao tắc đường Lào Cai – Hà Nội
Video đang HOT
Tại Điện Biên, nước lũ cuốn trôi và làm sập hoàn toàn 2 nhà, 18 nhà ngập sâu, 42 nhà bị lũ quét phá hỏng và khiến 114 gia đình phải di dời chỗ ở tránh lũ quét. Giao thông trên tuyến QL12 từ TP.Điện Biên đi H.Mường Chà tê liệt do sạt lở nhiều chỗ. Nguy hiểm nhất, ở điểm cách trung tâm H.Mường Chà khoảng 6 km, nước lũ “thổi bay” cống ngầm, trôi mất khoảng 20 m đường. Trong hai ngày qua, hàng chục xe tải và nhiều công nhân được huy động đến hiện trường thi công kè, làm rọ đá để nối lại đoạn đường đã mất này nhưng dự kiến đến chiều 22.7 mới có thể thông xe.
Tại Lào Cai, nhiều tuyến đường giao thông bị tê liệt do ngập lụt, sạt lở đất. Nặng nhất là tỉnh lộ 156 với 16 điểm sạt lở trải dài trên toàn tuyến, tỉnh lộ 152 sạt lở 77 điểm trong đó có 10 điểm sạt lở từ 10 – 50 m3 đất, đá. Nước lũ gây xói mòn đất đá khiến hàng trăm cột điện cao thế có nguy cơ bị sụp đổ. Chiều tối qua, nước lũ trên sông Hồng tại Lào Cai ở mức 80,50 m, vượt mức báo động 1 là 0,5 m. Nước lũ dâng cao làm ngập nhiều đoạn đường thấp trũng, gây ách tắc giao thông ở nhiều đoạn trên tuyến QL70 nối Lào Cai – Hà Nội.
3 sinh viên tình nguyện thoát nạn trong lũ quét Lúc 2 giờ ngày 21.7, tại xã Tiên Nguyên ( H.Quang Bình, Hà Giang), nước lũ tràn xối xả vào khu nhà ở của nhóm sinh viên Học viện Thanh thiếu niên VN đang tổ chức các hoạt động tình nguyện tại địa phương. May mắn thoát nạn, Trần Đức Vượng kể lại, khi có tiếng la hét bên ngoài, cả nhóm chưa kịp tỉnh ngủ thì thấy nước tràn vào nhà. Nước dềnh lên, ngập tới bụng chỉ trong vài phút. Dòng nước xối xả ép chặt cánh cửa khiến các sinh viên không thể thoát ra cho đến khi có người từ bên ngoài hỗ trợ. Vừa lúc nhóm lao ra bên ngoài, nước lũ tràn vào phòng cuốn đi toàn bộ đồ dùng, tư trang cá nhân của toàn đội. Vượng cho biết lũ quét làm nhiều gia đình mất gia súc, tài sản, chỉ còn lại rác thải và bùn đất ngổn ngang, nhóm tình nguyện quyết định tiếp tục ở lại giúp đỡ người dân địa phương. Chiều cùng ngày, anh Nguyễn Mạnh Dũng, Bí thư thường trực T.Ư Đoàn, cho biết đã nắm thông tin chi tiết về sự việc xảy ra đối với đội tình nguyện ở xã Tiên Nguyên. T.Ư Đoàn đặc biệt biểu dương tinh thần tình nguyện của nhóm sinh viên Học viện Thanh thiếu niên VN, dù mất mát tài sản nhưng vẫn quyết tâm bám trụ lại địa bàn, giúp đỡ đồng bào.
Theo TNO
Bão giật cấp 14 - 15 khi vào vịnh Bắc bộ
Vùng biển vịnh Bắc bộ bắt đầu từ tối nay 18.7 sẽ có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 9 - 10. Vùng gần tâm bão đi qua gió cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15 khiến biển động dữ dội, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cảnh báo.
Đường đi của bão - Ảnh: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn
Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư cho biết đến 16 giờ ngày 17.7, vị trí tâm bão Rammasun (bão số 2) ở vào khoảng 17,1 độ vĩ Bắc và 114,7 độ kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250 km về phía đông đông bắc. Vùng gần tâm bão gió mạnh cấp 13, tức là từ 134 - 149 km/giờ, giật cấp 15 - 16. Dự báo trong 24 giờ tiếp theo, bão di chuyển theo hướng giữa tây tây bắc và tây bắc, mỗi giờ đi được khoảng 20 - 25 km. Đến 16 giờ ngày 18.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,9 độ vĩ Bắc và 110,3 độ kinh Đông trên vùng bờ biển phía đông đảo Hải Nam (Trung Quốc). Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão tăng lên cấp 13 - 14, tức là từ 134 - 166 km/giờ, giật cấp 16 - 17.
Ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, cho biết trong nhiều giờ qua bão vẫn giữ nguyên cường độ và hướng di chuyển. Đến 16 giờ ngày 19.7, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,7 độ vĩ Bắc và 106,1 độ kinh Đông trên đất liền các tỉnh phía đông Bắc bộ, sức gió vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 - 9, tức là từ 62 - 88 km/giờ, giật cấp 10. Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão, vùng biển giữa khu vực bắc và giữa biển Đông, bao gồm cả vùng biển quần đảo Hoàng Sa có gió mạnh cấp 10 - 12, gần tâm bão đi qua cấp 13 - 14, giật cấp 16 - 17, biển động dữ dội. Đặc biệt từ chiều tối 18.7, vùng biển vịnh Bắc bộ, bao gồm các huyện đảo Bạch Long Vĩ, Cô Tô, Cát Hải và Vân Đồn có gió mạnh dần lên cấp 8 - 9, sau tăng lên cấp 10 - 11. Vùng gần tâm bão đi qua gió cấp 12 - 13, giật cấp 14 - 15, biển động dữ dội với sóng cao khoảng 5 - 6 m. Ở vùng ven biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Nam Định từ đêm 18.7 có gió mạnh dần lên cấp 6 - 7, sau tăng lên cấp 8 - 9, vùng gần tâm bão cấp 10 - 11, giật cấp 13 - 14. Các tỉnh đồng bằng Bắc bộ và khu Đông Bắc có gió mạnh cấp 6 - 7, có nơi cấp 8 - 9.
Cũng theo ông Cường, bắt đầu từ đêm 18.7, các tỉnh Bắc bộ sẽ có mưa lớn. Trọng tâm mưa dự kiến là các tỉnh đồng bằng Bắc bộ gồm Hà Nội, Thái Bình và Hải Phòng. Mưa lớn nhất sẽ tập trung từ ngày 19 - 20.7.
Tỉa cây trước bão số 2 ở TP.Hạ Long, Quảng Ninh - Ảnh: Nguyễn Thúy Hằng
Sơ tán dân trước 16 giờ ngày 18.7
Sáng 17.7, tại Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão T.Ư, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì họp trực tuyến với lãnh đạo các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa để triển khai ứng phó với bão số 2. Phó thủ tướng yêu cầu cơ quan chức năng, thông tin đại chúng cập nhật thường xuyên, thông báo diễn biến cơn bão cho người dân chủ động ứng phó. Phó thủ tướng quán triệt các tỉnh từ Quảng Ninh đến Thanh Hóa phải xác định có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp trong bão số 2, chủ động các biện pháp ứng phó, phòng chống bão ở mức cao nhất.
"Ở các vùng ven biển dự kiến bão đổ bộ và vùng núi phía bắc, chính quyền địa phương chủ động phương án di dân ra khỏi vùng nguy hiểm, vùng trũng, có nguy cơ sạt lở và xảy ra lũ quét. Công việc sơ tán dân, chuẩn bị phòng chống bão phải hoàn thành trước 16 giờ chiều 18.7", ông Hải nhấn mạnh.
Chiều cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ có công điện gửi các tỉnh ven biển từ Quảng Ninh đến Quãng Ngãi, các tỉnh khu vực Bắc bộ cùng các bộ, ngành T.Ư. Công điện yêu cầu, UBND các tỉnh, thành phố và các bộ ngành T.Ư đình hoãn các cuộc họp chưa thực sự cần thiết, tập trung tối đa triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và các công trình, đặc biệt là hệ thống đê điều, hồ đập, công trình đang thi công dang dở, hồ chứa có nguy cơ mất an toàn trước cơn bão số 2; bằng mọi biện pháp gọi tàu thuyền vào bờ tránh bão. Tùy diễn biến cụ thể của cơn bão, các địa phương chủ động ra lệnh cấm biển, không cho tàu thuyền ra khơi hoặc cho học sinh nghỉ học, đảm bảo an toàn trong mưa bão.
Hàng chục chuyến bay bị ảnh hưởng vì thời tiết xấu Vietnam Airlines ngày 17.7 cho biết bão Rammasun gây mưa lớn kèm theo sấm chớp kéo dài từ 8 - 11 giờ sáng qua đã ảnh hưởng trực tiếp đến 16 chuyến bay đi/đến Hà Nội. Trong đó có 3 chuyến quốc tế đi Moscow (Nga), Thượng Hải (Trung Quốc), Viêng Chăn (Lào) và 13 chuyến nội địa giữa Hà Nội - TP.HCM/Điện Biên/Pleiku/Đồng Hới. Thời tiết xấu còn gây chậm chuyến dây chuyền đến 6 chuyến bay giữa TP.HCM - Đồng Hới, Hà Nội - Điện Biên, Viêng Chăn - Phnom Penh - TP.HCM. Tổng cộng có 22 chuyến bay buộc phải lùi thời gian khởi hành từ 35 phút đến 1 tiếng 35 phút so với kế hoạch và hơn 3.000 hành khách bị ảnh hưởng. M.Vọng
Hải Phòng: Giá thực phẩm tăng 2 - 2,5 lần Sau một cơn mưa khá lớn lúc trưa qua nhiều người tưởng bão đã về, khiến giá thực phẩm tại các chợ tăng gấp 2 đến 2,5 lần, chiều qua tại Hải Phòng trời nắng ráo. Trước đó, kỳ họp thứ 9, HĐND TP.Hải Phòng khóa 14 đã kết thúc sớm nửa ngày để tập trung cho việc chống bão. Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, chiều qua hầu hết các tàu đánh cá ở H.Thủy Nguyên, Q.Đồ Sơn đã nằm bờ, không ra khơi. Tại Bạch Long Vĩ, khoảng 600 tàu cá đang trên đường trở về đất liền. Quảng Ninh: Cấm tàu du lịch ra khơi Từ trưa qua, Ban Quản lý vịnh Hạ Long đã ra lệnh cấm toàn bộ tàu du lịch ra vịnh, đồng thời cấm dịch vụ nghỉ đêm trên vịnh. UBND TP.Hạ Long đã di dời xong 6 hộ gia đình tại khu bờ kè P.Bãi Cháy, cưỡng chế 31 hộ gia đình tại các nhà bè trên vịnh Hạ Long lên bờ; 654 khách du lịch trên đảo Cô Tô, Minh Châu đã về bờ an toàn. Thái Bình "cấm biển" Sáng qua, tất cả tàu thuyền đã bị cấm ra khơi. Tại 2 huyện Tiền Hải, Thái Thụy, UBND tỉnh yêu cầu di dời toàn bộ số lao động nuôi trồng thủy, hải sản ngoài đê cũng như các ngư dân trên tàu cá vào neo đậu trong đê.
Theo TNO
Dự báo bão số 2 đổ bộ vào Quảng Ninh, Hải Phòng Ngày 16.7, bão Rammasun đổ bộ vào khu vực đông bắc Philippines và tàn phá nặng nề khu đô thị Metro Manila, bao gồm cả thủ đô Manila, của Philippines. Đến nay, đã có ít nhất 13 người thiệt mạng và 350.000 người phải sơ tán vì ảnh hưởng của bão, theo AFP. Bản đồ dự báo đường đi bão số 2 đến...