Sạt lở đá ở đèo Mã Pì Lèng, 2 du khách bị thương
Tối 31/5, lãnh đạo UBND xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc (Hà Giang) thông tin, trên địa bàn xảy ra vụ sạt lở đất đá khiến 2 du khách bị thương.
Thông tin ban đầu, vào thời gian trên, chiếc xe máy chở du khách nước ngoài cùng người Việt Nam di chuyển trên quốc lộ 4C, hướng từ Đồng Văn về Mèo Vạc. Khi tới đèo Mã Pí Lèng thì bất ngờ một khối đất đá từ trên núi sạt lở xuống đè trúng hai người.
Sự việc khiến cả 2 bị thương, được đưa cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Mèo Vạc ngay sau đó.
Hiện trường vụ tai nạn
Tại hiện trường cho thấy chiếc xe máy của nạn nhân bị biến dạng, nhiều phiến đá lớn chắn ngang quốc lộ 4C. Lực lượng chức năng đang dọn dẹp hiện trường để không ảnh hưởng đến giao thông.
Video đang HOT
Cũng theo thông tin từ UBND huyện Mèo Vạc cho biết, mưa lớn kéo dài khiến đất đá trên núi Mã Pì Lèng sạt lở đúng thời điểm 2 người đi xe máy chạy qua.
Được biết, khu vực đèo Mã Pí Lèng địa hình hiểm trở, mùa mưa lũ thường xảy ra sạt lở đất đá, nguy hiểm.
Mai Đỉnh
Theo Congly
Xử phạt người không mặc áo phao rất khó
Hành khách đi lại trên đò, phà gần như không đoái hoài tới áo phao và đánh cược sinh mạng của mình với hà bá .
Mùa mưa lũ ở các tỉnh miền Tây Nam bộ đang đến nhưng việc bảo đảm an toàn cho hành khách và phương tiện khi tham gia lưu thông trên sông hầu như chưa được các chủ phương tiện quan tâm, nguy cơ mất an toàn luôn tiềm ẩn.
Theo ghi nhận của PV ngày 31-5, một chuyến phà xuất phát từ bến phà Cô Bắc (quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) nối tỉnh Vĩnh Long với hơn 40 người nhưng không ai đụng tới những chiếc áo phao để sẵn trên phà.
Tại bến phà Cồn Khương (quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ), áo phao được xếp ngay ngắn trong một thùng gỗ giữa phà, tuy nhiên khi phà xuất bến vẫn chẳng thấy ai nhắc mặc áo phao.
PV hỏi một phụ nữ trên phà vì sao không mặc áo phao, chị này trả lời: "Mặc làm gì, đi chưa được 15 phút là sang tới bến bên kia rồi!".
Áo phao trên chuyến đò này gần như chỉ để làm kiểng. Ảnh: CẨM GIANG
Ở bến đò Cồn Khương đi về Vĩnh Long, Đồng Tháp có khá nhiều hành khách và phương tiện qua lại. Anh Tuấn (quê Đồng Tháp) cho biết: "Tui vẫn đi phà thường xuyên. Mặc áo phao thì ngại lắm, nếu khi bất trắc chụp lẹ một cái, đơn giản mà!".
Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Phương sống ở cù lao Cồn Sơn (TP Cần Thơ), bày tỏ: "Vào mùa nước lũ, tôi rất ngán đi đò qua đất liền, nhất là lúc trời mưa, gió lớn. Tôi rất mong ngành chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời ngăn chặn những trường hợp chở người không trang bị phương tiện cứu hộ, cứu nạn trên các chuyến đò...".
Tại bến đò ngang sông Bà Hiệp, bến đò Vàm Xáng... nối đôi bờ của huyện Phong Điền (TP Cần Thơ), bến đò Sang Trắng (Khu công nghiệp Trà Nóc), tình hình cũng không khác mấy. Trên các chuyến đò chỉ có vài chiếc áo phao được treo bên mạn đò mà không ai sử dụng, kể cả lái đò.
Trả lời PV về việc hành khách và chủ đò không chấp hành mặc áo phao khi mùa mưa lũ tới, ông Lê Tiến Dũng, Giám đốc Sở GTVT TP Cần Thơ, cho biết Sở GTVT đã có chỉ đạo Cảng vụ nội địa có kế hoạch phối hợp với thanh tra giao thông và CSGT đường thủy triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trong mùa mưa lũ sắp tới. "Qua tuần tra, kiểm tra nếu phát hiện các chủ bến phà, bến đò vi phạm, nhắc nhở một, hai lần mà vẫn cố tình vi phạm thì sẽ xử phạt theo quy định" - ông Dũng nhấn mạnh.
Cùng ngày, PV đã tìm đến Cảng vụ nội địa để tìm hiểu về việc xử phạt người đi đò, phà không mặc áo phao. Vị đại diện cảng vụ cho biết toàn TP Cần Thơ có 91 bến đò ngang sông đang hoạt động. Từ đầu năm đến nay cảng vụ tổ chức kiểm tra 150 lượt, trong đó lập biên bản xử phạt vi phạm 15 trường hợp.
Tuy nhiên, vị đại diện cảng vụ thú nhận: "Việc xử phạt đối với việc hành khách không mặc áo phao rất khó. Qua kiểm tra, lực lượng chức năng chủ yếu là nhắc nhở và không thể ép buộc hành khách được. Cái này là do ý thức tham gia giao thông đường thủy của người dân còn mang tính chủ quan".
Thông tư 15/2012 của Bộ GTVT quy định: Phương tiện vận tải hành khách ngang sông phải trang bị đủ số lượng áo phao, dụng cụ nổi cá nhân, bảo đảm đáp ứng đủ số lượng, chất lượng và được bố trí ở nơi dễ thấy. Mọi hành khách, thuyền viên, người lái phải mặc áo phao hoặc cầm (đeo) dụng cụ nổi cá nhân trong suốt hành trình của phương tiện.
CẨM GIANG
Theo PLO
Hòa Bình : Cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do ảnh hưởng của rãnh áp thấp Theo thông tin từ Đài khí tượng Thủy văn tỉnh Hòa Bình (ĐKTTV), do ảnh hưởng của áp cao lục địa ở phía Bắc tiếp tục tăng cường, nén và đầy rãnh áp thấp có trục ở khoảng 20-23 độ vĩ Bắc xuống phía Nam, hiện khu vực tỉnh Hòa Bình đang xuất hiện mưa lớn cục bộ, có nguy cơ xảy ra...