Sạt lở “bủa vây” vùng đồng bằng sông Cửu Long
Còn vài tháng nữa mới đến mùa lũ nhưng tình trạng sạt lở đầu mùa ở các tỉnh thành khu vực ĐBSCL đang diễn ra hết sức phức tạp. Nhiều điểm sạt lở diễn ra bất thường làm thiệt hại hàng chục héc ta hoa màu, cây trái và tài sản của người dân…
Sạt lở đe dọa đời sống người dân
Chỉ cách nhau vài tháng nhưng TP Cần Thơ liên tiếp xảy ra nhiều vụ sạt lở nghiêm trọng. Cụ thể, ngày 23/3, đang mùa nắng lượng nước ở các con sông không nhiều nhưng một đoạn bờ kè dài khoảng 40 m thuộc khu vực 4 (phường Hưng Thạnh, quận Cái Răng) nằm trong gói công trình kè sông Cần Thơ (có vốn đầu tư hơn 700 tỷ đồng) bất ngờ bị sụp lún vẫn đang được khắc phục.
Hiện trường vụ sạt lỡ hôm 26/5 tại khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình, quận Cái Răng, TP Cần Thơ
Ngày 26/5, một vụ sạt lở diễn ra tại khu vực Yên Thượng, phường Lê Bình, quân Cái Răng, TP Cần Thơ. Đến nay người dân sống xung quanh khu vực này vẫn còn hãi hùng.
Vụ sạt lở có chiều dài khoảng 100m, ăn sâu vào phía bờ gần 5m, cuốn trôi gần 60m đường đang thi công và 3 ngôi nhà của người dân. Chị N.T.T ở khu vực này bức xúc nói: “Đơn vị thi công tập kết vật liệu đổ hàng đống ở khu vực này, chúng tôi đã cảnh báo rồi nhưng không nghe, trước khi toàn bộ khu vực này bị sụt xuống đã xảy ra vết nứt nhưng không thấy khắc phục”.
Theo, thống kê của các ngành chức năng huyện Châu Thành, tỉnh Hậu Giang, từ đầu năm 2015 đến nay, khu vực này liên tiếp xảy ra 17 điểm sạt lở lớn nhỏ làm trôi sông hơn 300m đê kè đập và 1.440 m2 đất trong đó có các công trình vật kiến trúc, hoa màu và lộ giao thông nông thôn với tổng thiệt hại gần 350 triệu đồng. Đồng thời cảnh báo những điểm có nguy cơ sạt lở để người dân có biện pháp phòng chống. Có 13 tuyến đê, với chiều dài trên 44 km bảo vệ hàng ngàn ha cây ăn trái đặc sản có nguy cơ sạt lở, nhất là những đoạn cong, khu vực ngã ba, ngã tư…
Ở huyện huyện Mang Thít, Vĩnh Long ngày 23/5, đoạn đê bao sông Long Hồ thuộc ấp Long Khánh, xã Long Mỹ liên tiếp xảy ra sạt sở cục bộ nhiều đoạn liền, có 70m bờ bao trôi tuột xuống sông, gây ảnh hưởng đến đời sống của 5 hộ dân. Vài ngày sau, ngày 26/5, đoạn bờ bao sông Long Hồ sạt lở sâu vào thêm khoảng 7m, dài khoảng 50m khiến nhiều hộ dân sống trong lo sợ.
Điểm sạt lở bờ sông của huyện Mang Thít Vĩnh Long
Xã An Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp được ngành chức năng của tỉnh này “đánh dấu” là “điểm nóng” về sạt lở nghiêm trọng, người dân khu vực này sống trong phập phồng lo sợ sụt lún có thể diễn ra bất cứ lúc nào. Điều đáng nói ở khu vực sạt lở này các điểm sạt lở thường diễn ra vào thời gian đêm khuya đến rạng sáng, thời gian mà người dân ngủ say nên rất khó ứng phó.
Cụ thể các ngày 11 đến 13/5, đoạn bờ kè sông Tiền chống sạt lở thuộc xã An Hiệp, bị sạt lở chiều dài 50m, ăn sâu vào đất liền khoảng 20m. Vụ sạt lở đã cốn trôi hơn 2.000m2 đất, thiệt hại 5 căn nhà, 25 hộ dân phải di dời khẩn cấp.
Thống kê của xã An Hiệp, 2 năm gần đây khu vực bờ sông Tiền đã xảy ra 7 vụ sạt lở, gây tổng thiệt hại gần 2 tỷ đồng. Ông Lê Thanh Hiền, Phó Chủ tịch UBND xã An Hiệp cảnh báo: “Hầu hết các điểm sạt lở đều ở dạng bào mòn rất nguy hiểm, người dân sống ở khu vực này không hề hay biết, nhưng khi sụp xuống mức độ nguy hiểm rất cao. Không riêng gì tỉnh Đồng Tháp mà các tỉnh thành khu vực ĐBSCL đều lo lắng và cảnh báo với người dân về tình trạng sạt lở có mức độ dày đặc và bất thường hơn vào mùa khô…”.
Video đang HOT
Biến đổi khí hậu và con người làm sạt lở gia tăng ?
Sau khi “điểm mặt” các khu vực có nguy cơ sạt lở nghiêm trọng, UBND tỉnh Đồng Tháp đã có văn bản công bố khẩn tình trạng sạt lở đất bờ sông Tiền đoạn qua xã An Hiệp, huyện Châu Thành với chiều dài khoảng 2.100m. Đồng thời UBND tỉnh yêu cầu Sở NN&PTNT cùng chính quyền địa phương xác định cắm mốc và biển báo khu vực nguy hiểm sạt lở để cảnh báo cho người dân; tiến hành di dời khẩn cấp các hộ dân cùng nhà cửa, cơ sở sản sản xuất kinh doanh ra khỏi nơi sạt lở, an toàn.
Các chuyên gia và ngành chức năng nhận định có 2 nguyên nhân khiến cho tình trạng sạt lở diễn ra ngày càng phức tạp, đó là tình trạng biến đổi khí hậu và do con người xây dựng các công trình ảnh hưởng đến dòng chảy, sạt lở bờ sông.
Về biến đổi khí hậu, PGS.TS Lê Anh Tuấn, Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu (Trường ĐH. Cần Thơ) cho biết: “Một vài năm gần đây mùa khô hạn kéo dài và kéo dài hơn khiến cho nền đất sét mở rộng ra, kèm theo mực nước sông thấp hơn mọi năm nên đất có xu hướng sụp xuống”.
Lực lượng chức năng đang tiến hành khắc phục sạt lở phường Lê Bình ngày 5/6.
Ông Lê Phước Đại, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi Hậu Giang cũng cho rằng, biến đổi khí hậu làm cho dòng chảy mạnh, trong khi gặp phải nền địa chất yếu cũng là nguyên nhân gây sạt lở. Những năm gần đây, tình trạng sạt lở các bờ kênh thường xảy ra trước mùa mưa lũ khiến cho ngành chức năng trở tay không không kịp.
Về nguyên nhân do con người khiến cho sạt lở ngày càng nghiêm trọng, các chuyên gia đã chỉ rõ: Việc xây dựng các công trình nằm cặp sông đã làm thay đổi dòng chảy gây sạt lở. Tình trạng khai thác cát ồ ạt tại các sông cũng làm cho dòng chảy thay đổi, tất yếu sẽ xuất hiện các điểm sạt lở bất thường. Những tuyến sông chính lưu lượng tàu bè lớn lưu thông qua lại cũng khiến cho hệ thống bờ bao cặp sông bị bào mòn.
Thời gian qua các tỉnh thành đã có nhiều cố gắng trong công tác chống xói mòn, sạt lở bằng việc trồng hệ thống rừng phòng hộ giữ bờ bao và đầu tư xây dựng hệ thống bờ kè, đã góp phần giảm thiểu rất nhiều các vụ sạt lở…
Sáng nay, 6/6 tại tỉnh Sóc Trăng diễn ra hội thảo “Kiểm soát sạt lở đồng bằng sông Cửu Long – Thách thức và giải pháp” do Bộ NN&PTNT tổ chức. Đây là dịp để các các chuyên gia, nhà khoa học nhà quản lý có cái nhìn tổng quan về công tác sạt lở và tìm ra các giải pháp để ngăn ngừa và thích ứng với tình trạng này…
Hoàng Tùng – Trung Kiên
Theo dantri
Nạn đuối nước ở trẻ: Đừng để "mất bò mới lo làm chuồng"!
"Mỗi ngày có trung bình 9 trẻ em và người vị thành niên tử vong do đuối nước. Trong khi đó, số trẻ biết bơi tại đồng bằng sông Hồng là 10%, đồng bằng Sông Cửu Long là 35%. Việc dạy trẻ em biết bơi và kỹ năng phòng chống đuối nước là điều cấp thiết".
Nguy cơ đuối nưới trẻ em mỗi dịp hè tăng cao (ảnh minh họa)
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH) - trao đổi với PV Dân trí về nhu cầu trau dồi kỹ năng phòng chống nguy cơ đuối nước của trẻ em trong dịp hè.
Thưa ông, những ngày cuối tháng 5 vừa qua nhiều vụ trẻ em tử vong do đuối nước tại nhiều địa phương như Nghệ An, Quảng Nam, Bình Phước...Vậy tại sao thời điểm này lại diễn ra liên tiếp các vụ như vậy?
Đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu trong số các tai nạn thương tích gây tử vong cho trẻ em. Tình trạng này tăng vọt trong ở thời điểm này bởi trẻ được nghỉ hè, trở về với gia đình, cộng đồng.
Theo thống kê, vùng Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long với các tỉnh Kiên Giang, Long An, Đồng Tháp đều có tỉ lệ cao trẻ tử vong do đuối nước.
Mặc dù đã giảm nhiều so với nhiều năm trước, nhưng số liệu trung bình 9 trẻ em và người chưa thành niên bị tử vong do đuối nước trong 1 ngày (hơn 3.200 trẻ em tử vong/năm) vẫn là con số đáng buồn.
Tình trạng trẻ tử vong do đuối nước là nhức nhối diễn ra nhiều năm nay tại Việt Nam, một đất nước lắm sông nhiều hồ. Nhưng tại sao vẫn chưa thể giảm mạnh, theo ông đâu là những nguyên nhân?
Nguyên nhân đầu tiên phải nhắc tới là trách nhiệm là các bậc cha mẹ, những người được giao trách nhiệm chăm sóc đã không thường xuyên giám sát, không hướng dẫn trẻ các kỹ năng chống đuối nước.
Bản thân trẻ em thiếu kỹ năng, không biết bơi khi rơi vào tình trạng đuối nước. Việt Nam có khu vực đồng bằng sông Cửu long và đồng bằng sông Hồng là nơi có nhiều sông, hồ. Các em cần thiết được học bơi, có những kỹ năng phòng ngừa và xử lý khi có nguy cơ bị đuối nước.
Nguyên nhân tiếp theo là môi trường sống trong gia đình, cộng đồng có nhiều nguy cơ mất an toàn, đòi hỏi sự giám sát và cảnh báo. Ví dụ ở sông, hồ phải có biển cảnh báo nguy hiểm về chỗ có nước xoáy, nước sâu. Trong môi trường gia đình, người lớn cần làm hàng rào ở ao, giếng phải có nắp đậy.
Mặt khác, các phương tiện giao thông của chúng ta chưa thực sự an toàn. Qua sông, qua suối chưa hẳn chỗ nào cũng có cầu. Các phương tiện thuyền, phà không phải lúc nào cũng có phao. Trẻ ở miền núi, những vùng có nước lũ khi đi học vẫn phải lội qua sông, qua suối. Những trường hợp này dẫn tới tình trạng tử vong nhiều cho trẻ em cùng lúc.
Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ LĐ-TB&XH)
Nhìn nhận lại công tác phòng chống thương tích nói chung và đuối nước nói riêng, điều gì được coi là đáng tiếc nhất mà cộng đồng và cha mẹ chưa làm được, thưa ông?
Tôi cho rằng công tác giáo dục, tuyên truyền của xã hội và các bậc cha mẹ còn chưa quan tâm nhiều tới tình trạng đuối nước. Chỉ khi có tai nạn tử vong xảy ra, chúng ta mới giật mình quan tâm. Nhưng lúc đó thì đã quá muộn rồi, đúng như các cụ đã nói "mất bò mới lo làm chuồng".
Bởi vậy, tôi cho rằng chúng ta phải chủ động xây dựng môi trường an toàn, cuộc sống an toàn cho trẻ. Chỉ cần một sơ sảy nhỏ thôi trẻ đã có thể bị tử vong rồi và hối hận cũng không giải quyết được gì.
Điều lưu ý lớn nhất tới các bậc cha mẹ và toàn xã hội là thông điệp phòng ngừa, coi trẻ em luôn luôn bị các nguy cơ tai nạn thương tích, nguy cơ xâm hại bạo lực rình rập.
Ý thức rõ điều này, chúng ta mới bảo vệ tốt hơn cho trẻ, trong đó có phòng ngừa tai nạn thương tích và chống đuối nước.
Thời gian tới, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em sẽ triển khai các giải pháp nào để giảm tình trạng đuối nước ở trẻ em, thưa ông?
Chúng tôi đang xây dựng chiến dịch phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ giai đoạn tới, trong đó đặt nặng các giải pháp đồng bộ về truyền thông giáo dục kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng sống cho trẻ.
Bên cạnh đó, Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em triển khai thí điểm tại 8 tỉnh, thành các mô hình xây dựng ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, trường học an toàn để giảm thiểu tai nạn thương tích.
Đây là những địa phương có tỉ lệ trẻ tử vong do đuối nước cao. Kết thúc giai đoạn thí điểm, mô hình này sẽ nhân rộng trong toàn quốc.
Không chỉ chờ các cơ quan chức năng triển khai, nhiều cách làm tốt đáng nhân rộng giúp đỡ trẻ em đang diễn ra ở nhiều nơi.
Tại một số tỉnh có tỉ lệ sông, ngòi nhiều, nhiều địa phương đã đứng ra tổ chức các nhóm giữ trẻ trong mùa nước nổi. Ban ngày cha, mẹ mang trẻ tới đó để được chăm sóc, được dạy học và được dạy các kỹ năng phòng chống đuối nước.
Ngoài ra, các tổ chức, doanh nghiệp trong xã hội đang triển khai nhiều phong trào tặng áo phao, cặp phao cho trẻ, xây cầu cho trẻ qua sông. Đây là điều rất đáng quý và cần nhân rộng hơn.
Xin cảm ơn ông!
Tháng hành động vì trẻ em năm 2015 có chủ đề "Lắng nghe trẻ em nói", nhằm phát động toàn xã hội tạo điều kiện để trẻ em được nói lên tiếng nói về các vấn đề có liên quan, tạo điều kiện để trẻ được tham gia đầy đủ vào quá trình hoạch định và thực thi chính sách. Đây là dịp để các cơ quan chức năng đánh giá, nhìn nhận lại nhiều chính sách, chương trình dành cho trẻ em đã và đang triển khai như chương trình hành động quốc gia vì trẻ em, chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em, khám chữa bệnh miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, tiêm chủng mở rộng, phòng và chống tai nạn thương tích trẻ em, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV/AIDS, phẫu thuật tim cho trẻ em nghèo..
Hoàng Mạnh (thực hiện)
Theo Dantri
Giàn gừa trăm năm tuổi "kỳ quái" ở miền Tây Khu giàn gừa có diện tích rộng trên 2.000m2 xung quanh bao phủ một màu xanh bởi nhiều cây gừa phát triển tự nhiên, đan quyện nhau chằng chịt... Nhiều nhánh rủ xuống, bám vào đât, mọc rê lại vươn lên thanh cây... Hàng trăm nhánh như vậy, chẳng biết đâu mới là gốc thật của cây. Cách trung tâm thành phố Cần...