Sát hạn tổng kết, thẩm phán đình chỉ 7-8 án/ngày: Áp lực thành tích?
Cứ tháng 8 – 9 hàng năm là TAND quận, huyện tạm đình chỉ hàng loạt vụ án. Thậm chí có thẩm phán mỗi ngày tạm đình chỉ 7 – 8 vụ. “Có phải đây là bệnh thành tích? Chúng tôi rất băn khoăn vấn đề này, người dân rất thiệt thòi”, đại biểu Trần Trọng Dũng chất vấn.
Đại biểu Trần Trọng Dũng
Trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 18 HĐND TPHCM khóa VIII diễn ra sáng 30/7, đại biểu Trần Trọng Dũng cho biết, trong 65 vụ án tạm đình chỉ của TAND quận Bình Tân trong năm 2014, có đến 58 vụ tạm đình chỉ rơi vào khoảng thời gian tháng 8, 9/2014, chiếm gần 90%. Trong đó, có những thẩm phán một ngày ra quyết định tạm đình chỉ từ 7 – 8 vụ án.
“Vậy mà khi chất vấn, Chánh án TAND quận Bình Tân cho rằng, do áp lực đến 30/9 là tính thi đua của ngành Tòa án. Có phải đây là bệnh thành tích không? Chúng tôi rất băn khoăn về vấn đề này, người dân rất thiệt thòi”, đại biểu Trần Trọng Dũng chất vấn.
Đồng tình với câu hỏi trên, đại biểu Dương Văn Nhân cũng băn khoăn không biết có chỉ đạo của Tòa án cấp trên hay không mà cứ vào rơi vào thời điểm tháng 8 – 9 là số vụ án bị tạm đình chỉ rất nhiều?
Ông Lê Văn Phong – Phó Chánh án TAND quận Bình Tân khẳng định không có bất cứ chỉ đạo nào từ cấp trên. Sau khi thụ lý án khoảng 4 – 8 tháng, nếu có lý do sẽ tạm đình chỉ vụ án. Ông Phong giải thích: “Án tạm đình chỉ rơi nhiều vào tháng 8, 9 là do vụ án kéo dài trong năm và có lý do chính đáng chúng tôi mới tạm đình chỉ được. Những trường hợp đình chỉ đều đúng, có sự kiểm tra giám sát. Thực ra cũng có áp lực nhưng chúng tôi tạm đình chỉ đều đúng chớ không sai”.
Ông Mai Xuân Bình – Chánh án TAND quận 1, cũng khẳng định không có chỉ đạo từ cấp trên. Theo ông Bình, lượng án của thành phố quá lớn. Tính chất phức tạp hơn nhiều địa phương khác, nhất là yếu tố nước ngoài nên phát sinh nhiều khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý. “Những vụ án bị tạm đình chỉ đều đúng quy định. Nếu không đúng thì VKS, hoặc Tòa cấp trên sẽ kháng nghị. Nếu không đúng quy định cũng không được bổ nhiệm lại khi hết nhiệm kỳ. Nên mong HĐND TP yên tâm là chúng tôi làm đúng luật”, ông Bình phân trần.
Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Quyết Tâm chất vấn lại rằng, đại biểu đặt vấn đề là tại sao phải là thời gian cuối tháng 8 là tạm đình chỉ án. Không thể nào người dân đi nộp đơn cùng một lúc. “Tôi cũng thấy một số vụ án tạm đình chỉ rất vô lý, nói khó nhưng khi tôi tham gia giải quyết cho người dân thì một tháng sau đem ra xử liền. Giải pháp nào tháo gỡ để người dân không nghi ngờ?” bà Tâm hỏi lại.
Chánh án TAND TP Ung Thị Xuân Hương khẳng định sẽ xử lý nghiêm Tòa án quận, huyện nào đình chỉ vụ án vì áp lực thi đua
Cũng chưa hài lòng về các câu trả lời trên, đại biểu Trần Trọng Dũng nêu cụ thể, ngày 26/8/2014 một thẩm phán ra 7 quyết định tạm đình chỉ, rồi 7 ngày sau cũng chính thẩm phán này tiếp tục ra 8 quyết định về đình chỉ. Khi xem kỹ lại thì các vụ án này có thời gian thụ lý từ một đến 4 năm chứ không phải những vụ mới thụ lý từ đầu năm, để rồi 8 tháng sau trùng hợp rơi vào cuối kỳ thi đua mà tòa ra quyết định tạm đình chỉ.
Video đang HOT
Theo đại biểu Dũng, các quyết định tạm đình chỉ ồ ạt như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi người dân. Đồng thời, đề nghị Chánh án TAND TP tổ chức một đoàn kiểm tra đến TAND quận Bình Tân để kiểm tra vấn đề này.
Chánh án TAND thành phố Ung Thị Xuân Hương khẳng định: “TAND TP không bao giờ có chỉ đạo về chuyện ra quyết định tạm đình chỉ vụ án. Nếu Chánh án quận Bình Tân phát biểu như vậy chúng tôi sẽ làm việc với Chánh án Bình Tân. Nếu thật sự có chuyện tạm đình chỉ án để thi đua thì sẽ xử nghiêm, không thể chấp nhận chuyện này”.
Bà Hương cho rằng, câu chuyện của ngành Tòa án ở cấp quận, huyện còn nhiều chuyện phải bàn, để pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh, xác đáng, tránh oan sai.
Theo Chánh án TAND TP, số lượng án dân sự hàng năm của thành phố rất lớn, chiếm 1/5 án của cả nước, khoảng 40.000 án. Án luôn tăng 10% mỗi năm. Rồi án tạm đình chỉ còn nhiều, án quá hạn còn lớn. Do hầu hết là án phức tạp, pháp luật chưa quy định rõ ràng nên thẩm phán ngại chưa đưa ra xét xử. Có những án kéo dài đến 10 năm chưa giải quyết xong.
Nguyên nhân chủ quan là do thẩm pháp chưa thực sự tận tâm, trình độ thẩm phán chưa đồng đều, có thẩm phán giỏi cũng có thẩm phán trung bình… Lãnh đạo Tòa án TP chưa thực sự quyết liệt khi đưa ra các chế tài đối với thẩm phán để án quá hạn. Tỷ lệ giải quyết án dân sự chung của thành phố là 29%.
Theo bà Xuân Hương, tiến độ giải quyết án còn chậm cũng có nhiều nguyên nhân khách quan như: do tình hình cuối năm tháng 10 kết thúc công tác thi đua, rồi đến tháng Tết. Khoảng 15 Tết là ngưng phiên tòa, đầu năm Tòa có xử thì đương sự cũng không lên vì cho là xui xẻo, cho nên bị mất 1 tháng… Ngoài ra, thẩm phán còn có tâm lý nghỉ ngơi vào đầu quý IV hàng năm nên ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc. Đó là chưa kể thẩm phán thiếu, Tòa TP thiếu khoảng 80 thẩm phán, còn Tòa quận, huyện cũng thiếu hơn 100 thẩm phán.
Quốc Anh
Theo Dantri
Đại biểu tính tỷ lệ án sai 28%, Chánh án tối cao nói chỉ 0,6%
Phiên chất vấn Chánh án TAND tối cao Trương Hòa Bình sáng nay, 13/3, căng đến phút chót. Ông Bình cho biết, rà soát án có đơn kêu oan, trong số 24 vụ đã giải quyết, có 3 vụ phải sửa án. Đại biểu Quốc hội khái quát, tỷ lệ sai như vậy là 28%. Chánh án "cãi" tổng hợp đầy đủ chỉ 0,6%.
Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền tham gia phiên chất vấn trực tuyến từ điểm cầu tỉnh Lâm Đồng.
Đại biểu Nguyễn Thị Phúc (đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bình Thuận) trở lại với nghi án oan Huỳnh Văn Nén. Ông Nén đã bị tuyên án tù chung thân, đã ngồi tù hơn 15 năm. Trong cả quá trình dài đó, gia đình liên tục kêu oan mà nếu không nổ ra vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn, việc vụ án của ông Nén chắc cũng chưa được xem xét. Bà Phúc muốn biết tiến độ giải quyết vụ việc đến thời điểm này.
Chánh án Trương Hòa Bình xác nhận, việc Huỳnh Văn nén liên tục kêu oan cả quá trình dài mới được xem xét là có trách nhiệm của VKS và tòa án tối cao, vì các cơ quan không tham mưu kịp thời. Ông Bình cũng cho biết, các cấp tòa có nhận được thông tin kêu oan nhưng xem hồ sơ thấy án được làm đầy đủ nên không kiểm tra thêm. Sau khi dư luận lên tiếng về tố giác của nhân chứng nói 2 người khác phạm tội chứ không phải Huỳnh Văn Nén, xác minh thấy có căn cứ, VKS đã kháng nghị.
Người đứng đầu ngành tòa án cũng thừa nhận, các cơ quan tố tụng thời gian trước làm việc trên nguyên tắc trọng hồ sơ, chưa xem xét các yếu tố bên ngoài nên có oan, có lọt. Hiện nay, thực hiện việc cải cách tư pháp, nguyên tắc số một là trọng tranh tụng, sẽ cố gắng khắc phục tồn tại đó.
Về thời hạn, tiến độ cụ thể giải quyết vụ Huỳnh Văn Nén, ông Bình cho rằng cần chờ câu trả lời từ CQĐT.
Chuyển sang "kỳ án vườn mít", đại biểu Bùi Mạnh Hùng (Bình Phước) - người từng kiên trì "truy" Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình suốt kỳ họp Quốc hội cuối năm 2014 phân tích, vụ án đã qua 10 năm, 7 lần xét xử mà có những phán quyết rất khác nhau, có lúc bị cáo bị tuyên án tử hình, lúc được kết luận không có tội, tha ngay tại tòa rồi phiên tòa gần nhất lại "chốt" án tù chung thân.
Ông Hùng một lần nữa đề nghị lãnh đạo VKS, tòa án cùng khẳng định lại đã nhận được đơn kêu oan của Lê Bá Mai hơn một năm trước chưa vì đoàn giám sát của Quốc hội khi làm việc với công an tỉnh Bình Phước và trại giam đều nhận được câu trả lời là Lê Bá Mai có gửi đơn qua trại, trại giam đã thực hiện chuyển đơn theo quy định.
Đại biểu cũng ghi nhận nỗ lực của các cơ quan tố tụng khi lập 2 nhóm nghiên cứu lại vụ án, 1 nhóm đi theo hướng gỡ tội, 1 nhóm đi theo hướng buộc tội để cùng tranh luận với nhau. Ông Hùng chỉ thắc mắc, sao không triệu tập những thẩm phán đã từng xử trước kia với những bản án, nhận định rất khác nhau tham gia các nhóm nghiên cứu này. Liên lạc với vị thẩm phán từng tuyên trả tự do tại tòa cho Lê Bá Mai, ông Hùng cho biết, vị này không được mời.
Chánh án Trương Hòa Bình giải thích, Lê Bá Mai là một vụ án rất phức tạp về đánh giá chứng cứ mà tội danh cáo buộc cho Mai có khung hình phạt tất rộng, từ 12 năm tù đến tử hình nên mỗi HĐXX có đánh giá chứng cứ khác nhau nên có việc định tội rồi xét xử lại, xác định không phạm tội rồi lại tuyên người này phạm tội.
Một lần nữa nhấn mạnh, vụ án kéo dài có trách nhiệm của tòa án và VKS nhưng ông Bình cũng thông tin, hiện tại tổ công tác liên ngành vẫn xác định, việc xét xử Lê Bá Mai không có căn cứ để kháng nghị. Sự việc sẽ được quyết định sau khi thống nhất với đoàn giám sát của Quốc hội.
Chánh án Trương Hòa Bình tại phiên trả lời chất vấn.
Về lá đơn kêu cứu, Chánh án TAND tối cao khẳng định, đã rà sát, trao đổi thêm với Viện trưởng VKSND tối cao Nguyễn Hòa Bình thì cả 2 cơ quan bảo vệ pháp luật này đều chưa nhận được đơn kêu oan của Lê Bá Mai, chỉ nhận được đơn của bố Mai.
"Trại giam khẳng định đã chuyển đơn của Mai nhưng cả Viện và Tòa chúng tôi đã kiểm tra lại và không nhận được mà cũng không phải vì không nhận được đơn của Mai mà không xem xét" - ông Bình phân trần.
Còn nhóm nghiên cứu liên ngành (công an, VKS, tòa án) vì mới chỉ xem xét trên hồ sơ và trực tiếp làm việc với Lê Bá Mai và nên không mời những thẩm phán từng tham gia xét xử trước đó. Theo quy định của luật, khi xét xử giám đốc thẩm lại, Hội đồng xét xử có thể mời những thẩm phán, luật sư... từng làm án đến tham gia.
Làm người dân bị oan, trách nhiệm cao nhất là Chánh án?
Mở rộng hơn vấn đề án oan, sai đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) nhắc lại chất vấn của ông tại Quốc hội sau khi nổ ra vụ Nguyễn Thanh chấn là "còn bao nhiêu thỏ bị biến thành gấu". Chánh án Nguyễn Hòa Bình đã hứa sẽ rà soát lại. Ông Thuyền muốn biết kết quả rà soát của người đứng đầu ngành tòa án.
Chánh án Trương Hòa Bình thông tin, theo yêu cầu của Quốc hội là kiểm tra các án có mức phạt từ tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình mà có đơn kêu oan từ năm 2011 tới nay thì có 35 trường hợp, đã giải quyết 24 trường hợp, trong đó chỉ có 3 trường hợp cần xem xét lại mức án đã tuyên, 11 vụ nữa sẽ làm nốt trong thời gian ngắn tới.
Đại biểu Bùi Nguyên Súy nhận xét, 3/24, tương đương tỷ lệ án sai là 28%. Chánh án Trương Hòa Bình bác bỏ, tổng cộng tỷ lệ án bị chỉnh sửa của ngành chỉ 0,6%.
Chủ tịch Quốc hội đặt nhiều câu hỏi cho Chánh án TAND tối cao.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng dấn thêm vào vấn đề trách nhiệm, xử lý trách nhiệm của tòa án, Chánh án về tình hình án oan, sai.
Đáp lời, ông Trương Hòa Bình nêu nguyên tắc, mỗi cấp tòa án xét xử độc lập. Các tòa sau khi xử xong tự mình thấy oan thấy sai thì kiến nghị lên Chánh án để kháng nghị. Về xử lý trách nhiệm của thẩm phán, nếu gây oan sai sẽ không được tái bổ nhiệm nhưng còn phải xem việc làm oan do chủ quan hay khách quan. Nếu cố tình làm oan thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu vô ý thì xem xét trách nhiệm bồi thường.
"Án dù sai từ giai đoạn điều tra, dù do bức cung nhục hình nhưng đã kết tội thì đó là trách nhiệm của tòa án. Việc làm người dân bị oan, cuối cùng đều là trách nhiệm của tòa án, người chịu trách nhiệm cao nhất là chánh án, có phải không?"- Chủ tịch Quốc hội tiếp tục truy vấn.
Chánh án Trương Hòa Bình xác nhận, việc oan sai không dù do cơ quan điều tra hay VKS nhưng khi tòa đã tuyên thì trách nhiệm thuộc về tòa. Còn khi tòa chưa xử, nếu sai ở hoạt động điều tra thì công an chịu trách nhiệm, sai ở khâu truy tố là thuộc VKS.
Ông Bình cũng lập luận: "Tòa sẽ chịu trách nhiệm toàn bộ nếu được kiểm soát từ đầu dù công an bắt sai, VKS truy tố sai. Nhưng nếu tòa không được phê chuẩn, công an bắt sai thì công an chịu. Tòa sẽ chịu trách nhiệm từ giai đoạn xét xử".
P.Thảo
Theo Dantri
Đang điều tra nguyên nhân kẻ xấu rải hóa chất phá quốc lộ 1A Ngày 16/7, tiếp tục kỳ họp thứ 15, HĐND tỉnh Quảng Bình khóa XVI, các đại biểu tiếp tục thảo luận một số vấn đề được dư luận quan tâm thời gian gần đây như rải hóa chất phá hoại quốc lộ 1A, xe quá tải, ngư dân vay vốn đóng tàu ra khơi,... Trong phiên họp sáng nay, các đại biểu tiếp...